Theo chân Tổng thống Putin vào nơi chế tạo tên lửa S-400
Tổng thống Nga Putin mới đây đã có chuyến thăm tới nhà máy thuộc tập đoạn Almaz-Antey đang sản xuất các tổ hợp tên lửa phòng không S-400.
Theo hãng thông tấn Sputnik News, Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã có chuyến thăm tới nhà máy Nizhny Novgorod, thuộc tập đoàn “Almaz-Antey”. Đáng lưu ý đây là nơi đang thực hiện việc sản xuất tên lửa phòng không S-400
theo đơn hàng của Bộ Quốc phòng Nga và các nước nhập khẩu vũ khí tối tân này.
Nhà máy Nizhny Novgorod chuyên lắp ráp khâu cuối cùng, hiệu chỉnh, kiểm tra chất lượng sản phẩm, công cụ thử nghiệm tại các xưởng của xí nghiệp cho phép thử các thiết bị tại chỗ mà không phải gửi đến bãi thử.
Nhà máy sản xuất tên lửa S-400 bắt đầu xây dựng năm 2011, và đến cuối năm 2015 đã được trang bị các thứ cần thiết.
Nhà máy ngoài việc sản xuất tên lửa phòng không S-400 còn là nơi chế tạo tổ hợp tên lửa S-350E Vityaz, tổ hợp radar Nebo-M. Trong ảnh là khung gầm hạng nặng MZKT-7930 chuyên dùng lắp đặt bệ phóng tên lửa hoặc các tổ hợp radar.
Trong ảnh là module radar bước sóng m RLM-M thuộc tổ hợp radar cảnh giới, phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo, máy bay, UAV, tên lửa hành trình Nebo-M thế hệ mới.
Video đang HOT
Cận cảnh giàn anten khổng lồ của module radar RLM-M.
Module radar băng L RLM-D thuộc tổ hợp Nebo-M.
Tổ hợp radar Nebo-M được thiết kế tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu khí động giống như tên lửa đạn đạo, máy bay tàng hình, UAV cũng như mục tiêu siêu âm. Nó có khả năng theo dõi đến 200 mục tiêu khí động ở nhiều độ cao và khoảng cách tới 600km. Trong chế độ quét phòng thủ tên lửa, Nebo-M có thể theo dõi 20 mục tiêu đạn đạo ở cự ly 1.800km, độ cao 1.200km. Ảnh: anten mạng pha radar băng L RLM-D.
“Nhà máy đã có các công nghệ mang tính đột phá”, các đại diện khẳng định với nguyên thủ quốc gia. Tổng thống Putin cũng được cho biết rằng công ty sử dụng phần mềm tự động quản lý doanh nghiệp.
Tổng thống Putin nói chuyện với công nhân – kỹ sư cả nam và nữ nhà máy chế tạo tên lửa S-400 và các tổ hợp radar hiện đại nhất nước Nga.
Theo_Kiến Thức
Trong nơi sản xuất trực thăng Mi-8AMTSh-VA đặc biệt
Trong suốt thời gian hoạt động của mình nhà máy trực thăng UlanUde là nơi sản xuất hàng ngàn chiếc máy bay lên thẳng cho Quân đội Liên Xô và Nga.
Trong năm 2015, nhà máy chế tạo trực thăng Ulan-Ude đã bắt đầu chuyển giao cho Bộ Quốc phòng Nga những chiếc Mi-8AMTSh-VA đầu tiên và số trực thăng này được thiết kế đặc biệt để có hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt của Bắc Cực.
Một đại diện của Công ty trực thăng Nga cho hay, Mi-8AMTSh cụ thể hơn là các biến thể Mi-8AMTSh-V và Mi-8AMTSh-VA sẽ là một trong những nền tảng trực thăng tương lai của Quân đội Nga. Dù về mặt thiết kế Mi-8AMTSh vẫn khá giống các phiên bản Mi-8 trước đó nhưng nó lại trang bị lại toàn bộ các trang thiết bị điện tử, động cơ, vật liệu chế tạo cũng như được tích hợp thêm khả năng lái tự động.
Bên cạnh đó phi hành đoàn của Mi-8AMTSh cũng được trang bị các bộ đồ bay đặc biệt giúp họ có thể hoạt động được trong khí hậu khắc nghiệt dưới -25 độ ở Bắc Cực.
Hầu hết mọi công đoạn để tạo nên một chiếc trực thăng hoàn chỉnh đều được thực hiện tại các phân xưởng của Ulan-Ude từ việc chế tạo vỏ máy bay cho đến lắp ráp các thiết bị điện tử.
Toàn bộ phần thân của một chiếc trực thăng đều được sản xuất trước tại Ulan-Ude với 3 phần chính gồm phần đầu, phần thân và phần đuôi. Cả ba phần này sau đó sẽ được ghép lại để tạo thành phần khung thân trực thăng hoàn chỉnh cho công đoạn tiếp theo.
Trong ảnh là phần sàn của một chiếc trực thăng Mi-8 ở giai đoạn ban đầu, nó sẽ được ghép lại với các phần khác sau khi hoàn chỉnh.
Theo đó toàn bộ phần khung của những chiếc Mi-8, Mi-171 hay cả Mi-8AMTSh-VA đều sẽ được sản xuất trước và được niêm cất trong kho lưu trữ trong khi chờ tới lượt để hoàn thiện với hệ thống trang thiết bị điện tử và động cơ.
Sau khi được lựa chọn, các kỹ sư của nhà máy Ulan-Ude sẽ bắt đầu lắp ráp các trang thiết bị cần thiết cho một chiếc trực thăng hoàn chỉnh. Và tùy theo từng biến thể hoặc yêu cầu của mỗi đơn hàng những chiếc trực thăng này sẽ được trang bị các thiết bị hàng không khác nhau.
Tại một nhà máy chế tạo trực thăng như Ulan-Ude cũng có khá nhiều kỹ sư và công nhân là nữ tất nhiên họ được bố trí làm việc tại các công đoạn phù hợp với sức khỏe của mình.
Sơn ngụy trang được xem là công đoạn thành phẩm cuối cùng trong dây chuyền lắp ráp trực thăng tại Ulan-Ude. Tuy nhiên lúc này chiếc trực thăng vẫn chưa thực sự hoàn thiện và nó cần được lắp thêm các cánh quạt nâng chính và cánh quạt đuôi cũng như kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện trước khi xuất xưởng.
Một chiếc trực thăng vận tải đa năng Mi-8 sau khi hoàn tất các bài bay thử nghiệm và chuẩn bị được chuyển giao cho Không quân Nga tại sân bay thử nghiệm của Ulan-Ude.
Bên cạnh đó là một chiếc Mi-171E của Bộ Nội vụ Kazakhstan.
Ngoài việc chế tạo máy bay, nhà máy Ulan-Ude cũng sản xuất các thiết bị bay mô phỏng dành cho các loại trực thăng mà nhà máy này chế tạo. Trong ảnh là thiết bị bay mô phỏng của một chiếc Mi-171.
Các thiết bị mô phỏng này có thiết kế tương tự như bên trong buồng lái một chiếc trực thăng giúp học viên có được cảm giác như đang lái một chiếc trực thăng thật.
Đi kèm với đó là hệ thống giám sát mô phỏng cho phép người hướng dẫn có thể trao đổi trực tiếp với học viên thông qua hệ thống máy tính trong việc xử lý các tình huống bay mô phỏng thực tế. Theo Kiến Thức
1/15
Theo_Báo Đất Việt
Nắm "chìa khóa bầu trời", sức mạnh phòng không Nga siêu hạng Tổng giám đốc Tập đoàn Almaz-Antey Yan Novikov đã trao tặng Tổng thống Nga Vladimir Putin một món quà tượng trưng là chiếc "chìa khóa bầu trời", nhân dịp nhà lãnh đạo Nga đến thăm nhà máy Nizhny Novgorod, trong lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng. Nhà máy bắt đầu xây dựng năm 2011, và đến cuối năm 2015 đã được trang...