Theo chân thợ săn báu vật rừng
Bấy lâu nay, nhiều người lầm tưởng những cánh rừng già âm u yên tĩnh chỉ có dấu chân hoang dại của thú rừng. Nhưng không! Những nơi thâm sơn cùng cốc nhất của đại ngàn vẫn xuất hiện những bước đi không dấu vết của những người săn báu vật rừng.
Tìm kho báu giữa rừng xanh
Cuối cùng, nhóm của T. “fulro” cũng chấp nhận cho tôi đi theo một chuyến “săn rừng” của họ.
Nếu xét về mặt ngôn ngữ thì những danh từ: Lâm tặc, thợ rừng, thợ sơn tràng, thợ săn, thợ săn rừng đều có một nghĩa chung là những người khai thác sản vật từ rừng. Nhưng xét về mặt xã hội thì những danh từ đó mang nghĩa khác nhau hoàn toàn. Lỗi này không thuộc về ngôn ngữ mà thuộc về xã hội, thuộc về những con người của rừng. Nhóm của T. “fulro” là những người “bám thắt lưng rừng mà sống” nhưng họ không chịu nhận mình là lâm tặc, sơn tràng, thợ rừng…
T. “fulro” ngụy biện: “Lâm tặc là tụi khai thác gỗ trái phép. Thợ sơn tràng chỉ khai thác thu nhặt những thứ lặt vặt của rừng. Thợ săn là đám săn thú. Tụi tui chưa có tên. So với các loại thợ trên, tụi tui cao cấp hơn nhiều. Tụi tui vào rừng săn đủ thứ nhưng không săn thú, săn cây, săn lặt vặt. Tụi tui săn những thứ quý hiếm, có giá trị cao…”. Họ tranh luận lẫn nhau về danh từ nghề nghiệp và cuối cùng thống nhất ý kiến tự nhận mình là thợ săn… báu vật rừng.
Còn trong thâm tâm tôi, họ vẫn là những thợ sơn tràng nhưng là “thợ sơn tràng thời @”. Quanh năm suốt tháng, họ lầm lũi trong rừng, lần mò vào những nơi chưa có dấu chân người để đánh dấu những “kho tàng” báu vật của rừng rồi bán lại cho những người khai thác. Họ tìm vết tích của mỏ kim loại quý, mỏ đá quý, mỏ kỳ nam, “nghĩa địa” voi, “nghĩa địa heo lục chiếc”…. Họ xáo tung từng vạt đất, từng viên đá để tìm dấu vết những kho báu thiên nhiên trong rừng. Những vạt rừng già ngủ yên sẽ bị đánh thức bởi những cuộc khai thác tận diệt của con người sau khi bị họ đánh dấu. Họ đích thực là những đại ca giang hồ của chốn sơn lâm.
Nhóm của T. “fulro” chỉ có 5 người cư ngụ khắp nơi từ Bắc chí Nam. T. “fulro” và N. “Thủ Đức” ở tp HCM. Còn 3 người kia tôi không “có quyền” tìm hiểu. Tuy cư ngụ rải rác nhưng mỗi khi có chuyến đi rừng, họ đều tập trung tại một điểm để cùng nhau đi săn.
Đường vào rừng Bắc Trà My
Chuyến đi rừng trước họ chọn Kon Chư Răng (Đắk Lắk) làm điểm tập kết. Chuyến này họ chọn điểm tập kết ở rừng Trà My (Quảng Nam). Tôi sẽ cùng N. “Thủ Đức” bắt tàu hỏa từ ga Sài Gòn đi Tam Kỳ (Quảng Nam) rồi xâm nhập cánh rừng Trà My – nơi dư chấn những cơn động đất còn đang âm ỉ trong lòng đất. Còn T. “fulro” thì đáp máy bay ra Hà Nội để tháp tùng cùng 3 người kia. Điểm gặp nhau là dấu X trên bản đồ giữa khu rừng Trà My. Tôi tự đặt dấu hỏi trong đầu: Tại sao nhóm Hà Nội không bay thẳng vào Quảng Nam rồi cùng đi? Hà cớ gì T. “fulro” phải đi Hà Nội?
Sau này tôi mới biết, đó chỉ là thao tác nghi binh của họ dành cho tôi. T. “fulro” và 3 chiến hữu cũng cùng chuyến tàu hỏa với tôi và N. “Thủ Đức”. Chưa hết, ngay khi bước lên tàu hỏa, N. “Thủ Đức” còn đề nghị tôi đưa điện thoại cho anh ta giữ. Bị nghi ngờ, tôi hơi tự ái. Nhưng kết thúc chuyến đi, tôi nhận thấy họ cẩn thận như thế không thừa. Họ cẩn thận như vậy là sợ tôi cho người “bám đuôi” hoặc theo dõi chuyến hành trình của họ. Một chuyến băng rừng lội suối hàng tháng trời, hao tốn hàng chục triệu đồng sẽ công cốc nếu như có ai đó ghi dấu hành trình của họ. Dù sao họ cũng đã xem tôi là bạn.
N. “Thủ Đức” và tôi bắt xe ôm từ Tam Kỳ vượt hàng trăm cây số đi thẳng tỉnh lộ 616, qua khỏi Bắc Trà My hàng chục cây số rồi ghé vào nhà một người quen ở Mường Ron để ăn trưa. Tôi không biết Mường Ron thuộc địa phận nào. Chỉ biết nơi đó chỉ có khoảng 20 mái lều lá của người dân tộc thiểu số.
Hơn 1 giờ sau, T. “fulro” cùng một người khác đi xe jeep đến. Người mới được giới thiệu là C. “đại gia”. Qua giọng nói và cách ứng xử, tôi đoán C. “đại gia” là người Hà Nội hay chí ít cũng là người sống lâu năm tại Hà Nội. Anh ta cho biết, chuyến đi này sẽ thiếu mất 2 người trong nhóm. C. “đại gia” phát mỗi người 1 ổ bánh mì rồi hối thúc lên xe jeep. Anh ta lái xe đưa chúng tôi vào con đường đất đỏ gập ghềnh xuyên giữa những cánh rừng, vạt đồi còi cọc hơn 2 giờ đồng hồ rồi dừng trước một ngôi nhà cấp 4 nằm lẻ loi ven rừng. Mọi người bảo đó là nhà của C. “đại gia”. C. “đại gia” mở rộng cửa chạy thẳng xe vào nhà. Có vẻ như ngôi nhà đã thiếu hơi người từ rất lâu. Ngôi nhà không có bất kỳ vật dụng nào. Có lẽ, C “đại gia” dùng ngôi nhà này làm trạm dừng chân cho các chiến hữu của anh ta.
Sau khi đã nai nịt balô và các thứ vật dụng lỉnh kỉnh trên người, C. “đại gia” nhìn thẳng vào mắt tôi bảo: “Nói thật, chúng tôi đi cùng chuyến tàu hỏa với ông từ TP HCM. Bây giờ tôi mới tin chắc ông không cho người bám theo chúng tôi. Thôi nào, thoải mái đi các “đồng chí!”. Xe được “giam” trong căn nhà cấp 4. Chúng tôi bắt đầu tiến vào rừng. Lúc đó là 5 giờ chiều.
Vừa đi vừa lùng sục từng hốc cá, gốc cây
N. “Thủ Đức” trả điện thoại lại cho tôi. Qua GPS tôi giật mình khi biết họ đã đưa tôi đi một đường vòng cung thay vì đi thẳng. Bởi vị trí tôi đang di chuyển là một cánh rừng phía tây khu bảo tồn… Ngọc Linh (Đắk Glei, Kon Tum).
Suốt 2 đêm 1 ngày lầm lũi theo chân nhóm T. “fulro” đi xuyên rừng chập chùng đá núi Đắk Bối, Tu Rank đến Đắk Re tuy chỉ khoảng hơn 10 km nhưng tôi “thấm” đến từng tế bào hai từ “rừng rú”. Giữa những cánh rừng già bạt ngàn không dấu vết con người, nhóm của tôi còn tình cờ bắt gặp 2 nhóm thợ khác cũng lầm lũi lùng sục báu vật rừng. Một nhóm thợ sơn tràng người Nghệ An đi săn nấm hiếm và một nhóm thợ người Gia Lai đi săn … thú.
Thợ sơn tràng thời @
T. “fulro” là người sinh ra ở Nha Trang nhưng lớn lên ở thị trấn Gia Nghĩa (Đắk Nông). Anh ta theo cha vào rừng từ tuổi thiếu niên nên “ngấm máu rừng”. Tiền án liên quan đến rừng chưa có nhưng tiền sự thì hơi bị nhiều. Anh ta đã góp phần hủy diệt gỗ vùng Đắk Nông một thời gian dài vẫn không khấm khá. Trong những ngày săn gỗ, tình cờ anh ta bắt gặp vài hòn đá có màu đỏ bóng ở một con suối cạn cách thị trấn Gia Nghĩa non 20 cây số. Chỉ nghĩ đó là những viên đá đẹp, anh ta nhặt về mài dũa thành một con sư tử nhưng không có khiếu chế tác nên viên đá trở thành con “cái chi chi” (tức là không ra hình thù con gì cả). Không ngờ “cái chi chi” trở thành vật thiêng giúp T. “fulro” từ một gã thợ rừng khố rách áo ôm thành đại gia nhanh bằng một cái chớp mắt.
Video đang HOT
Một đại gia ở tp HCM về Đắk Nông tìm mua đất đầu cơ, tình cờ ghé vào nhà T. “fulro”. Vừa trông thấy “cái chi chi”, đại gia nọ suýt ngất xỉu. Ông ta run rẩy bê “cái chi chi” từ xó bếp ra ánh sáng mặt trời ngắm nghía hồi lâu rồi đề nghị T. “fulro” đổi 1 chiếc wave “tàu”. Nghe đại gia ra giá đổi, T “fulro” cũng suýt ngất xỉu nhưng bộ óc nhạy bén của anh ta vẫn ngầm đoán “cái chi chi” là vật có giá trị cao hơn chiếc wave “tàu” nhiều. Nếu không thì hà cớ gì bàn tay của ông ta cứ run rẩy như điện giật khi sờ mó vào “cái chi chi”.
Thời điểm đó, với T. “fulro” chiếc wave “tàu” là một giấc mơ to tát nhưng anh ta vẫn thét giá trên trời cho tương xứng với hoàn cảnh run rẩy của đại gia. Nếu giá trên trời không đạt thì hạ thấp dần xuống cũng chẳng chết ai. T. “fulro” hít một hơi sâu rồi phều phào thở ra cái giá 1 chiếc wave Nhật. Gã đại gia đứng phắt dậy.
Tưởng gã đại gia đứng lên ném “cái chi chi” trở về xó bếp, không ngờ ông ta gật đầu cái rụp: “Quy đổi ra vàng, tôi chung chi ngay”. Thời điểm đó, chiếc wave Nhật trị giá tương đương 2 cây vàng. Gã đại gia đồng ý chung 4 cây vàng. T .”fulro” đồng ý ngay. Gã đại gia hỏi anh ta nhặt được “cái chi chi” ở đâu. Anh ta vẽ ngay sơ đồ chỉ một địa điểm tận Mondonkiri (Campuchia). Sau này, T. “fulro” mới biết việc chỉ bừa của anh ta đã khiến một vạt rừng Mondonkiri bị cánh thợ săn đá cày nát bét. Và cũng sau này, T. “fulro” mới biết “cái chi chi” là viên hồng ngọc trứng lớn nhất được tìm thấy ở Việt Nam, giá trị tương đương 1.000 chiếc wave Nhật.
Tại một căn lều tạm của thợ sơn tràng giữa rừng già
Ngày hôm sau, T. “fulro” ăn mặc chỉn chu, mua bó nhang và con gà đi thẳng đến con suối – nơi nhặt được “cái chi chi” – cúng thổ địa. Cúng xong, anh nhặt hết những viên đá có vẻ giống “cái chi chi” cho vô gần 10 bao tải rồi thuê người cõng vác về nhà. Anh chở hết 10 bao tải đá về nhà một người quen ở TP HCM rồi mời thợ kim hoàn đến định giá. Thợ kim hoàn xem xét tỉ mẩn từng viên đá bằng chiếc dũa rồi “ra giá” cho T. “fulro”: “Đồ khùng!”. Nửa đêm, T “fulro” phải cõng từng bao đá len lén ném ra đường.
T. “fulro” nấn ná lại TP HCM vài ngày để làm quen với gã thợ kim hoàn với mục đích học hỏi cách phân biệt đá quý và đá không quý. Gã thợ kim hoàn dứt khoát không dạy nếu không tận mục sở thị mỏ đá. Thế là cả hai bắt tay nhau đến tận con suối để tìm đá. Cả hai trở thành bạn thân từ đó. Gã thợ kim hoàn chính là N. “Thủ Đức”. Cả hai giẫm nát một vạt rừng tìm đá quý suốt hơn 1 tháng. Tuy không tìm được những viên to như “cái chi chi” nhưng cũng đủ để cả hai bước một nấc lên thành đại gia. Mỗi người tậu một ngôi biệt thự ở Thủ Đức. Từ đó, cả hai trở nên nghiện rừng.
Cuối cùng thông tin về mỏ đá hồng ngọc lộ thiên cũng lộ ra. Người ta ùn ùn đổ về con suối băm nát từng vạt đất rừng. Xem như, T. “fulro” là ông tổ của phong trào săn đá quý ở Đắk Nông.
N. “Thủ Đức” và T. “fulro” trở thành một cặp thợ săn báu vật ăn ý. Sau này, do cơ duyên làm ăn, họ bắt tay thêm C. “đại gia” và 2 người khác. Trung bình một năm, nhóm của họ thực hiện khoảng 10 chuyến đi săn. Mỗi chuyến kéo dài hàng tháng trời. Không như những thợ rừng thông thường, họ trang bị tất cả những thiết bị hiện đại nhất như máy định vị toàn cầu, máy xung dò địa chất, máy đo hàm lượng cácbon, máy bắn tia cực tím…
Họ không chỉ săn đá quý mà săn tất cả những thứ gì quý giữa rừng. Khi phát hiện “mỏ” kho báu, họ lẳng lặng khai thác tất cả những thứ lộ thiên rồi đánh dấu tọa độ X trên bản đồ. Họ đem tọa độ X ra bán lại cho những đại gia chuyên khai thác. Khi máy móc chuyên dụng của các đại gia chuyên khai thác ì ùng kéo đến đánh thức rừng già thì họ đã kịp hốt một mớ kha khá.
Họ là những người tạo ra cơn sốt săn vàng năm 1998 và săn kỳ nam cuối năm 2010 ở Quảng Nam. Họ là người phát hiện ra bãi tha ma lợn rừng giữa rừng thiêng… Họ cũng là người tạo ra cơn sốt săn gỗ hóa thạch suốt dải Trường Sơn thăm thẳm.
Rừng là nỗi đam mê bất tận của họ. Dù đã giàu có nhưng họ vẫn đi rừng để săn, để thỏa khao khát sống với rừng già và để nằm giữa cánh rừng hoang vu ngửa cổ uống ngụm rượu tây, lắng nghe tiếng chim “bắt cô trói cột” rồi cất tiếng hú hoang dại. Điều quan trọng nhất là để thưởng thức cảm giác chiến thắng ngất trời khi phát hiện ra một “cái chi chi”.
Họ đã đạt đỉnh của đẳng cấp thợ rừng nhưng đời họ phải trả một cái giá không rẻ…
Theo 24h
Đời bi thảm của thợ săn bị gấu móc mắt, lột da
Nó ngoạm vỡ cả mảng xương mặt, xương mũi, dùng móng vuốt kéo cả hai con mắt của ông ra ngoài, lột tanh bành từng mảng da đầu.
Trong những bài viết trước, độc giả đã được lạc vào "bảo tàng giết chóc thú rừng" ở Sơn La của một thợ săn, được đắm mình vào những câu chuyện diệt thú dữ và đau lòng trước một thực trạng tàn sát thú rừng...
Xưa kia, đồng bào miền rừng coi những thợ săn diệt thú dữ như hổ, sói, là những anh hùng. Nhưng giờ, hành động đó là phạm pháp, bởi những loài thú quý đang trên đà tuyệt chủng.
Các cụ thường nói "ăn của rừng rưng rưng nước mắt". Câu nói ấy chẳng sai tẹo nào. Chẳng phải thợ săn nào cũng may mắn như ông Điêu Chính H., đã sát hại vô số thú rừng, mà vẫn bình an vô sự. Không ít thợ săn đã phải bỏ mạng chốn rừng thiêng, hoặc sống cảnh đời tàn tật vì thú dữ tấn công. Đó cũng là cái giá phải trả cho những người tàn sát đại ngàn.
Toán thợ săn chuẩn bị vào rừng diệt gấu.
Trong bài viết này, tác giả đưa bạn đọc đến câu chuyện về những thợ săn, đã phải trả giá đại ngàn, một cái giá quá đắt, là bài học cho những ai còn có ý định "ăn của rừng".
Cà Nàng ở cuối huyện Quỳnh Nhai. Cà Nàng là xã giáp ranh của 3 huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) và Than Uyên, Sìn Hồ (Lai Châu). Xã Cà Nàng nằm bên sông Đà, lọt thỏm trong đại ngàn nghiến triệu tuổi Huổi Luông.
Tôi phải cuốc bộ suốt một ngày trời từ bến Cà Nàng bên sông Đà mới đến được bản Phát trên lưng chừng ngọn núi mù sương. Đêm trăng vằng vặc, bên bếp lửa bập bùng, ông Lường Văn Khặm kể về quãng đời ngang dọc trong rừng hạ hổ, diệt sói.
Tác giả trên đường vào Cà Nàng.
Câu chuyện của ông nhuốm màu huyền thoại. Ông như anh hùng trong những câu chuyện cổ tích, như Võ Tòng của dân bản Phát mù sương.
Chuyện ấy đã mấy chục năm rồi, khi đàn voi rừng còn thung thăng gặm cỏ bên bờ suối, sói, hổ về bản bắt trâu bò. Chàng thanh niên tên Khặm vác súng vào rừng bắn chết vố số hổ, diệt cả đàn sói dữ. Bọn gấu, lợn rừng về phá nương rẫy cũng gục ngã trước nòng súng của Khặm.
Có không ít thợ săn không tìm được lối về. Khi Khặm vác súng vào rừng, chỉ còn thấy bộ xương khô bên bờ suối, với khẩu súng hoen rỉ bên cạnh. Chàng trai bản Phát chỉ nhận ra bạn săn qua tấm áo tả tơi.
Bến Cà Nàng bên sông Đà.
Ông bảo, cả thời thanh niên trai trẻ của ông, là những tháng ngày ngang dọc trong rừng, theo đuổi đam mê săn thú. Ông đi khắp đại ngàn Huổi Luông, xuyên sang Sìn Hồ, vòng đến tận Mường Nhé để săn thú. Chúa sơn lâm trót để lại dấu chân bên mép suối, thì tính mạng khó bảo toàn trước họng súng của ông.
Chỉ cần nghe nơi nào có gấu về bẻ ngô, là ông tìm đến. Đồng bào bị bọn gấu, lợn rừng, hổ, sói phá hoại hoa màu, cũng gọi ông.
Dù bắn hạ vô số thú rừng, nhưng ông vẫn nghèo kiết xác. Hành động vác súng vào rừng hạ thú là niềm đam mê, chứ không hẳn vì kiếm sống. Giờ đây, trong căn nhà sàn lạnh lẽo, ông Khặm bảo rằng, đôi mắt là cái giá ông phải trả cho đại ngàn. Ông khuyên con cháu không nên bắn thú rừng nữa. Ông dùng uy tín người già của mình khuyên con cháu nên nộp súng săn cho Nhà nước.
Gấu đã sắp tuyệt chủng ở tự nhiên, nhưng lại có rất nhiều trong các trang trại nuôi nhốt lấy mật.
Khuôn mặt thiếu đôi mắt của ông, câu chuyện gấu vật lại thợ săn Lường Văn Khặm là một câu chuyện kinh hoàng, còn nguyên tính thời sự cảnh báo cho những thợ săn có thú vui tận diệt rừng già.
Giờ đây, ngồi trước mặt tôi, trong ánh sáng nhờ nhờ hắt vào căn nhà sàn với những cột gỗ đen bóng, là ông già Lường Văn Khặm tật nguyền, với khuôn mặt rách nát, đôi mắt bị lớp sẹo phủ kín.
Từ hai hốc mắt đỏ lòm đó, từng giọt nước vàng cứ lớn dần, nhểu ra. Ông ngồi bất động trên chiếc phản kê ở góc nhà. Tuy vậy, cơ thể ông Khặm vẫn rất rắn rỏi với nước da màu đồng.
Cách đây 15 năm, tại cánh rừng Huổi Cúc, phía Bắc đại ngàn Huổi Luông xuất hiện một con gấu khổng lồ. Bà con bảo thỉnh thoảng nó về nương phá ngô. Chẳng ai đủ can đảm để diệt con gấu đó. Không ai dám lên nương, sợ mất mạng. Dân bản kéo đến đề nghị ông Khặm tiêu diệt nó, trả lại cuộc sống yên bình cho đồng bào.
Thợ săn Lường Văn Khặm và khuôn mặt tật nguyền vì bị gấu tấn công.
Ông Khặm dẫn đầu nhóm thợ săn, cuốc bộ suốt 3 tiếng thì đến mảnh nương nơi con gấu đang phá phách suốt mấy ngày.
Ông Khặm phân chia mỗi nhóm một hướng truy lùng dấu tích con gấu. Một mình ông đi một hướng. Tay ông dắt con chó săn, vai khoác khẩu K44, loại súng mà ngày trước ông dùng để diệt phỉ và biệt kích.
Từ mảnh nương, ông Khặm tiến sâu vào rừng già. Chú chó săn bỗng lao vào bụi cây sủa ầm ĩ.
Ông Khặm lò dò lại gần dùng nòng súng vạch bụi cây. Một khối đen vọt ra. Con gấu đứng lên bằng hai chân. Túm lông trên đầu lòa xòa như cái bờm ngựa. Con gấu này phải nặng cỡ 2 tạ. Nó há miệng gầm gừ khoe những chiếc răng nhọn trắng ơn ởn. Nó bổ thẳng về phía ông Khặm
Giờ ông Khặm khuyên dân bản nộp súng cho Nhà nước.
Nhanh như chớp, ông lộn qua phải, tránh cái tát kinh hoàng, rồi giương súng bóp cò. Nhưng đen đủi thay, súng không nổ. Con gấu tát văng khẩu súng, rồi cứ nhè mặt ông mà ngoạm.
Nó ngoạm vỡ cả mảng xương mặt, xương mũi, dùng móng vuốt kéo cả hai con mắt của ông ra ngoài, lột tanh bành từng mảng da đầu.
Khi ông bất tỉnh, nó còn ngoạm thêm một miếng bung cơ đùi rồi mới hậm hực bỏ đi. Nó còn tát chết thẳng cẳng con chó săn dám lao vào cứu chủ.
Tưởng ông Khặm đã chết, con gấu lững thững bỏ đi. Khoảng một tiếng sau, ông Khặm tỉnh lại. Ông quơ xung quanh, tay phải chạm khẩu súng, tay trái vơ được miếng da mặt bầy nhầy.
Ông bình tĩnh lên đạn, kéo cò, súng nổ hai phát liền. Bắn xong, ông Khặm lại bất tỉnh. Ông sống thực vật suốt 3 tháng sau mới tỉnh lại làm người.
Tác giả trò chuyện với ông Khặm.
Nghe tiếng súng nổ, thợ săn Lò Văn Muội, cũng là trưởng bản Phát, đã lần đến và bàng hoàng khi thấy khuôn mặt đỏ lòm lộ xương của ông Khặm. Gần như toàn bộ da đầu của ông Khặm cũng bị gấu lột sạch. Đôi mắt như con ốc nhồi vương vãi bên cạnh. Hốc mũi chỉ còn hai cái lỗ, nhưng vẫn phập phồng thở.
Ông Muội cở áo buộc mặt ông Khặm lại, rồi kêu mọi người thay nhau khiêng ông Khặm bất kể ngày đêm ra sông Đà, rồi xuôi thuyền về huyện lỵ.
Huyện đội đã điều xe Com-măng-ca chở ông Khặm về Sơn La. Bệnh viện Sơn La đưa ông về Hà Nội để làm các thủ thuật vá xương, đắp da. Ông nằm viện gần một năm.
Ông Khặm kể, con gấu đứng bằng hai chân, nhìn ông với đôi mắt hằm hằm trước khi tấn công. Với cự ly gần như thế, nếu đạn nổ, chắc chắn con gấu đã bị hạ. Nhưng, có lẽ, rừng già đã đòi nợ máu của ông.
Giờ đây, cứ mỗi khi trái gió trở giời, ông Khặm lại quằn quại đau đớn. Đôi lúc đau quá ông quẫn trí rồi lên cơn điên điên, khùng khùng.
Một người con của ông cũng bị tâm thần. Hai cha con sống với nhau, một người mù, một người điên nên quanh năm thiếu đói.
Theo GDVN
Cuộc diệt sói đẫm máu trong đại ngàn Sơn La Cả 9 con lọt vào khe núi lần lượt gục ngã trước làn đạn của nhóm thợ săn. Trong số 9 con bị tiêu diệt trong khe núi, thì 5 con chết dưới nòng súng của thợ săn điêu luyện Điêu Chính H. Theo thợ săn Điêu Chính H., sau khi giết hại trâu, bò ở cánh rừng khu vực bản Púm (xã...