Cuộc diệt sói đẫm máu trong đại ngàn Sơn La
Cả 9 con lọt vào khe núi lần lượt gục ngã trước làn đạn của nhóm thợ săn. Trong số 9 con bị tiêu diệt trong khe núi, thì 5 con chết dưới nòng súng của thợ săn điêu luyện Điêu Chính H.
Theo thợ săn Điêu Chính H., sau khi giết hại trâu, bò ở cánh rừng khu vực bản Púm (xã Pha Khinh), đàn sói kéo lên hướng Bắc, giết hại vô số trâu, bò ở bản Hé (xã Mường Chiên), cách huyện lỵ Quỳnh Nhai (Sơn La) không xa lắm.
Chỉ trong một chiều tháng 8/2004, đàn sói giết chết 5 con trâu mộng của đồng bào bản Hé. Chúng cắn thủng mông, moi hết lòng phèo để xơi.
Sói tấn công con mồi rất tàn độc. Ảnh internet
Cảnh tượng máu me khủng khiếp, gây thiệt hại kinh tế quá lớn, khiến đồng bào không chịu nổi nữa. Sau cuộc họp toàn bản, “nghị quyết” đưa ra là mời thợ săn Điêu Chính H. vào cuộc tiêu diệt đàn sói.
Biết sói là động vật quý hiếm, trong sách đỏ, cấm săn bắt, nhưng người dân kêu quá, nó lại gây thiệt hại lớn quá, nên ông H. đã ra tay giúp dân. Ông H. kể, để tiêu diệt được bọn sói, một mình ông không đủ sức, mà phải huy động dân bản, cùng một số thợ săn phối hợp.
Hôm đó, ông H. vác theo 4 khẩu súng kíp, loại bắn viên một. Cả 4 khẩu đều đã lên đạn. Tổng số có 30 người lội rừng tiêu diệt bọn sói.
Ông H. cùng vài thiện xạ được phân công bắn sói, số còn lại vác xoong nồi, mâm chậu để đánh động, lùa đàn sói vào họng súng.
Ông H. dẫn đoàn thợ săn cùng dân bản trèo qua dãy Huổi Luông hùng vĩ, phân công mỗi người ém một góc núi chờ hoàng hôn.
Đúng như dự đoán, khi mặt trời lấp ló phía bên kia dãy núi, thì tiếng bò rống, tiếng sói tru rợn người. Đàn trâu, bò trốn sói chạy rầm rầm trong rừng. Một số con đứng nép trong lùm cây, lấp ló đôi mắt hoảng sợ.
Khi bọn sói quây một đàn trâu, chuẩn bị tấn công, thì ông H. hô hào mọi người khép vòng vây. Tiếng xoong, nồi, mâm, chậu khua lên inh ỏi. Đàn sói hoảng sợ bỏ chạy te tua. Nhưng nhóm thợ săn đã có kế hoạch phục kích. Đàn sói được để cửa chạy về phía khe núi hẹp.
Đàn sói giết hại trâu bò gồm 30 con, nhưng chỉ có 9 con bị dồn vào khe núi, số còn lại hung hãn phá vòng vây thoát vào rừng già. Chúng vừa chạy vừa tru lên, nhe nanh gầm ghè rất hung dữ.
Video đang HOT
Cả 9 con lọt vào khe núi lần lượt gục ngã trước làn đạn của nhóm thợ săn. Trong số 9 con bị tiêu diệt trong khe núi, thì 5 con chết dưới nòng súng của thợ săn điêu luyện Điêu Chính H.
Dân bản Hé reo hò sung sướng. Họ buộc chân sói, xiên vào ống luồng, cứ 2 người một con lủng lẳng khênh ra khỏi rừng.
Không hiểu lý do gì, có lẽ là do thương xót đồng loại, nên hôm sau, đàn sói lại kéo về khu vực này tru tréo ghê rợn. Dân bản sợ hãi, nghĩ chúng kéo về trả thù, nên mọi người đóng kín cửa, không dám vào rừng.
Thợ săn Điêu Chính H. một mình xách súng vào rừng, lấy điểm ngắm và hạ thủ 2 sói to nhất đàn. Đàn sói khiếp sợ, chạy tán loạn.
Như vậy, trong hai ngày hôm đó, thợ săn Điêu Chính H. cùng dân bản Hé hạ sát tổng cộng 11 sói hoang, trong đó, 7 con chết dưới nòng súng của ông H.
Số sói đó bị dân bản cạo lông, thui vàng nấu giả cầy đánh chén sạch, nên ông H. không giữ được tiêu bản nào làm kỷ niệm.
Giờ kiểm lâm quản lý bầy sói cẩn mật, công an thu giữ hết súng, nên ông H. không có điều kiện hạ sát sói cho đầy đủ “bộ sưu tập sát thú” của mình nữa.
Để làm rõ cuộc vây bắt, tiêu diệt hơn chục tên sói, loài thú hoang trong sách đỏ, trong tình trạng bảo vệ nguy cấp, tôi đã tìm về bản Hé để khai thác thông tin.
Người chứng kiến tường tận những lần chó sói tấn công giết hại trâu bò của dân bản Hé cũng như cuộc săn bắn chó sói của ông H. và đám thanh niên trai tráng trong bản là ông Lò Văn Niện.
Ông Niện có thâm niên 31 năm làm công an, 10 năm làm Trưởng Công an huyện Quỳnh Nhai, có cả tuổi trẻ sống trong rừng Sơn La để săn bọn gián điệp biệt kích nên ông biết nhiều chuyện, rất hiểu về giống chó sói ở rừng Quỳnh Nhai. Ông đã nghỉ hưu hơn chục năm nay và sống ở bản Hé.
Ông Niện bảo rằng, việc bắn chết sói là sai, là vi phạm pháp luật, nhưng đó cũng là chuyện cực chẳng đã.
Mỗi năm, đàn sói xơi mất trên dưới 20 trâu, bò của người bản Hé, năm nhiều mất tới 40 con, thiệt hại vô cùng lớn, nên không thể không tìm cách ngăn chặn.
Ông Niện cũng kể rằng, hôm tiêu diệt được một nửa đàn sói dữ tợn, dân bản Hé mở tiệc ăn mừng lớn. Đàn bà chuẩn bị xoong nồi, xô chậu, bát đĩa, đun nước sôi. Đàn ông mài dao, cắt tiết, vặt lông, đem thui rơm vàng óng, rồi mổ phanh bụng, xả thịt, chia mỗi người một phần đem về nấu nướng đánh chén cả tuần mới hết.
Theo Dân Trí
Ông kể: “Thịt chó sói tanh hơn thịt chó nhà, lại dai, nhàn nhạt, nhưng mọi người ăn ngấu nghiến, ăn sạch sành sanh, uống hết không biết bao nhiêu bình rượu pha tiết chó sói. Mọi người chén thịt chó sói hả hê để “rửa hận” cho đàn bò, đàn trâu nhà mình”.
Hiện tại, nhiều gia đình bản Hé vẫn giữ một vài chai rượu pha tiết chó sói. Nghe nói, rượu tiết sói có tác dụng rất tốt với bệnh xương khớp, đặc biệt là làm tăng sinh lực đàn ông.
Bà vợ ông Niện lôi từ trong tủ ra một chai nước đen sì và bảo đó là tiết sói pha rượu. Ông Niện pha loãng ra, mời mỗi người một chén nhỏ. Tôi thử một ngụm, nhưng suýt ói vì mùi tanh khủng khiếp.
Cũng theo ông Niện, sau cuộc tàn sát 11 “ác thú” chó sói, có lẽ bọn sói đã sợ, nên ít mò về giết hại trâu bò bản Hé. Nhưng vài năm sau, bọn sói quên vụ bị tiêu diệt, nên nó lại bắt đầu mò về.
Mới đây, nhà anh Lò Văn Phúng có một con bò cái bị chó sói đớp mất mông, đùi và xơi hết bộ lòng. Phúng bực mình lắm, muốn tổ chức đám thợ săn trong bản vào rừng diệt sạch sói, nhưng súng bị công an thu hết rồi nên đành bó tay.
Chuyện là, khi nghe tin người dân bản Hé bắn chết hàng loạt chó sói, công an và kiểm lâm đã tìm vào đòi xử lý đồng bào vì tội bắn giết động vật hoang dã có tên trong sách đỏ.
Dân bản đồng loạt đứng lên phản đối việc xử lý đồng bào. Lý lẽ họ đưa ra: “Nếu các anh đền cho đồng bào hơn trăm con trâu, bò bị sói xơi thịt, chúng tôi sẽ đền cả 11 con sói ác độc ấy cho các anh”.
Anh em công an, kiểm lâm nghe đồng bào nói thế thì không biết phải xử lý thế nào, thôi thì cứ tịch thu hết súng đạn rồi tính tiếp. Nhờ việc thu giữ súng đạn, mà đàn sói đỏ trong rừng Huổi Luông được bảo vệ. Nhưng mỗi năm vẫn có cả trăm trâu, bò hiến mạng cho bầy sói dữ.
Theo Dân Trí
Kì bí rắn khổng lồ bảo vệ rừng Phong Nha - Kẻ Bàng
"Con rắn nằm cuộn tròn to hơn cả lốp xe ô tô, đầu nghênh lên mỏm đá, hoạ tiết trên người nó lấp lánh, trên đầu có những ô vuông nhỏ ngoằn ngoèo như những quân cờ tướng...", bà Tính kể lại.
Câu chuyện đồn thổi của những người từng gặp rắn khổng lồ đã làm cho nhiều lâm tặc và thợ săn không dám bén mảng đến khu rừng Khe Môn (Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng) ở Quảng Bình.
Vùng đất của rắn...
Khe Môn nằm ngay Km4 của đường 20 Quyết Thắng. Khu rừng này nằm cạnh khu dân cư, nhưng là một khu rừng nguyên sinh, nơi cư ngụ của nhiều loài thú quý hiếm như khỉ, voọc, sơn dương và đặc biệt là rắn.
Khu vực rừng Khe Môn, nơi được cho là có rắn khổng lồ sinh sống.
Hỏi kỹ người dân ở xã Sơn Trạch thì có hàng chục người khẳng định đã từng gặp con rắn khổng lồ này. Người dân khẳng định đây là rắn chứ không phải là trăn vì trăn rất hiền không khi nào đuổi người cả. Nhưng rắn gì thì mỗi người nói một loại, người cho là rắn hổ đất, người cho là rắn hổ mang, rắn hổ chúa...
Nhiều người dân địa phương cho biết, họ thường xuyên gặp những con rắn hổ mang bành, rắn hổ chúa to như cột nhà nhỏ, dài 6 -7m. Nhiều người còn khẳng định họ đã từng gặp một con rắn khổng lồ to như cột nhà cái, dài hơn 10m xuất hiện ở rừng Khe Môn.
Ông Hoàng Văn Nhuận (70 tuổi) nhà ở thôn Phong Nha (xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch) vốn là một thợ săn nổi tiếng kể lại rằng:
"Cách đây hơn 20 năm, một lần vào rừng Khe Môn đặt bẫy, khát nước, tôi tìm xuống khe để uống. Đang giữa mùa hè, nước Khe Môn hầu như đã cạn hết. Tôi tìm mãi mới thấy một vũng nước bèn đi đến thì thấy một đống gì đen sì nằm trong vũng nước. Tưởng hòn đá đen, tôi lại gần hơn thì điếng người khi thấy đó là một con rắn khổng lồ đang cuộn tròn ngâm mình trong vũng nước, đầu kề sát lên vách đá. Tôi cố giữ im lặng không để gây tiếng động, nhưng người cứ run bần bật".
Không may mắn như ông Nhuận, bà Nguyễn Thị Tính, ở thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, một người chuyên đi rừng tìm phế liệu đồ sắt đã bị rắn khổng lồ đuổi, về ốm nằm mất gần 1 tháng.
"Tháng 4 năm ngoái, tui vô rừng Khe Môn tìm phế liệu, đến buổi trưa, ăn xong nắm cơm đùm tui đi xuống suối để uống nước và rửa mặt. Cách khe suối độ 50m, tui nghe tiếng thở phì phì dưới suối, nhìn xuống tui thấy con rắn nằm cuộn tròn to hơn cả lốp xe ô tô, đầu nghênh lên mỏm đá, hoạ tiết trên người nó lấp lánh, trên đầu con "mãng xà" có những ô vuông nhỏ ngoằn ngoèo như những con cờ tướng. Chân tay bủn rủn, nhưng nghĩ nó đang ngủ nên tui vẫn cố để xem nó là con gì, bất ngờ con rắn quẫy đuôi, đầu nó phình to như chiếc mâm lao lên bờ suối, tui quay đầu chạy thục mạng..." - bà Tính kể lại.
Rắn bảo vệ rừng?
Hỏi kỹ người dân ở xã Sơn Trạch thì có hàng chục người khẳng định đã từng gặp con rắn khổng lồ này. Người dân khẳng định đây là rắn chứ không phải là trăn vì trăn rất hiền, không khi nào đuổi người cả. Nhưng rắn gì thì mỗi người nói mỗi khác, người cho là rắn hổ đất, rắn hổ mang, rắn hổ chúa...
Bà Nguyễn Thị Tính - người bị con rắn khổng lồ đuổi khi tìm phế liệu.
Đem câu chuyện về con rắn khổng lồ hỏi anh Phan Hồng Thái - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Phong Nha - Kẻ Bàng, anh Thái cho biết cũng đã từng gặp con rắn khổng lồ ấy. Những năm 1997 - 1998, khi anh Thái đang làm Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm số 4, để cải thiện bữa ăn cho anh em, anh Thái thường xuống suối thả lưới bắt cá và đã gặp con rắn này.
Theo anh Thái, với những đặc điểm anh quan sát được thì đó là một con rắn hổ chúa và nó đã có mặt ở rừng Khe Môn hàng chục năm nay. Hiện tại, con rắn khổng lồ này vẫn thỉnh thoảng xuất hiện ở khu vực Khe Môn.
Theo ông Biên - một thợ rừng chính hiệu thì: "Gần Khe Môn, bà con có canh tác được một ít diện tích lúa. Có lúc ngày hôm nay vừa gieo lúa xong, sáng hôm sau ra xem lúa thì thấy như có khúc gỗ to vừa kéo qua ruộng lúa bởi con rắn đó bò qua". Tuy nhiên, từ trước đến nay cũng chưa ghi nhận có trường hợp nào bị rắn khổng lồ cắn chết hoặc ráo riết tấn công...
Tuy vậy, với sự ngự trị của con rắn khổng lồ này, rừng Khe Môn gần như được bảo vệ nghiêm ngặt. Ông Nguyễn Văn Bình - một thợ săn lão luyện ở Sơn Trạch - nuôi được 1 con chó săn rất giỏi. Cuối mùa hè năm ngoái, ông Bình quyết định đưa chó săn vào khu vực Khe Môn, hy vọng gặp được con rắn khổng lồ. Gần hết ngày mà không có động tĩnh, ông Bình chán nản định quay về, thì nghe tiếng con chó săn sủa vang phía dưới khe.
Ông Bình xách đồ nghề chạy xuống, một cảnh tượng kinh hoàng diễn ra khiến ông không còn tin vào mắt mình: Con "mãng xà" đang ngậm chó săn của ông. Con chó chỉ còn lại 2 chân trước và cái đầu vẫn cố vùng vẫy, bất ngờ con rắn quẫy đuôi phình đầu nuốt gọn cả con chó. Ông Bình chạy thục mạng về nhà. Và từ đó ông Bình bỏ luôn nghề săn.
Nhiều thợ săn ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng đã lên "phương án" chuẩn bị súng săn, rà điện... định để diệt con rắn khổng lồ, nhưng sau đó vì sợ sự đồn thổi nên cũng từ bỏ...
Còn anh Phan Hồng Thái và các chiến sĩ kiểm lâm ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thì xem con con rắn khổng lồ như một người bạn, một chiến sĩ kiểm lâm viên thực thụ. "Với diện tích rộng, lực lượng mỏng, một vài nơi ở Phong Nha - Kẻ Bàng còn bị kẻ xấu phá hoại rừng, săn bắt thú quý hiếm chứ ở Khe Môn thì chúng tôi hoàn toàn yên tâm vì đã có chiến sĩ kiểm lâm rắn" - anh Thái nói.
Theo Dân Việt
Nghe vượn tưởng đã tuyệt chủng hót ở đại ngàn Cao Bằng Vượn bao giờ cũng thích hót giữa ban mai, khi trời đẹp, vừa nô đùa, bẻ lá kiếm ăn vừa hót. Mà phải hót theo bầy. Tiếng vượn ríu ran, vút cao, mà nó chỉ hót khi không có loài vật nào đang hót trong không gian nguyên sơ ấy. Gần chục năm nay, kể từ năm 2002, khi cả nhân loại sửng...