Theo chân thợ “phá xác nhà”
Ngoài các nghề như thợ hồ, cửu vạn… thì những cánh tay cơ bắp có tý chuyên môn về “phá xác nhà” tại TP. Hà Tĩnh đang được thu hút. Đây là một nghề không mấy ai làm được vì cần có sức khỏe và chuyên môn trong ngành xây dựng.
Lao động tự do tại TP Hà Tĩnh
Việc nặng thì dễ tìm
Trái với những ngôi nhà nằm bám ngoài đường trục, những ngôi nhà nằm lọt sâu vào trong ngõ hẻm mỗi khi chủ nhà muốn tu sửa lại gặp nhiều khó khăn vì xe cộ máy móc không vào được. Họ đành phải thuê thợ để về phá dỡ.
Có mặt tại một công trình, PV báo Dân sinh ghi nhận: Dưới thời tiết oi bức, nắng nóng lên đến 38,39 độ C, chứng kiến nhưng nhat bua âm ầm, nhưng mui khoan inh tai, xen lân trong lan bui mit mu… chinh la bong dang cua nhưng ngươi lam nghê “ăn xac nha”. Ho đưng chênh vênh trên gian bê-tông vưa khoan vưa đâp, trông ma rung rơn, bơi chi môt chut sơ sây là tai nạn lao động có thể xảy ra, thậm chí phai đanh đôi băng ca mang sông.
Ông Nguyễn Văn Bảy trú xã Tân Lâm Hương chia sẻ về công việc: “Tôi làm nghề này cũng 10 năm nay. Phá nhà có 2 kiểu, kiểu phá nhà để xây mới và phá nhà để xây công trình khác. Phá nhà để xây mới thì phức tạp hơn vì mình phá như thế nào để tiện thu dọn đống vật liệu luôn, vì họ thuê trọn gói. Còn phá nhà phục vụ công trình khác thì chỉ hạ xác nhà xuống mình lấy các thỏi sắt bán kiếm lời còn việc thu dọn có người công trình hoặc khi đó máy móc đã vào được họ tự thu dọn”.
Đang hi huc đâp pha mảng bê tông trong tiêt trơi nong như đô lưa, ông Lê Văn Hùng quê xã Hộ Độ nói: “Công việc này không phải ai cũng làm được, nó cần có sức khỏe và phải biết tý về ngành xây dựng, vì lúc phá cũng cần đến chuyên môn, nên phá bức tường nào và phá như thế nào cho phù hợp kẻo nó đổ xuống ảnh hưởng nhà khác. Việc này cực vất vả nhưng trái lại tại TP. Hà Tĩnh đang dễ tìm việc vì ít người làm được”.
Ông Bảy Lê ở TP. Hà Tĩnh cho hay, trước đây mỗi khi có nhu cầu phá dỡ nhà cũ, chủ thầu xây dựng đều thuê ông đến làm, trả tiền công theo ngày. Thấy nhu cầu này ngày càng nhiều, cách đây 5 năm, ông đứng ra thành lập một nhóm thợ gồm 5 người chuyên làm công việc phá dỡ công trình cũ. “Nghề này chẳng có trường lớp nào đào tạo, chỉ có nghề dạy nghề thôi. Nhìn tưởng dễ, nhưng nó cũng gặp nhiều khó khăn và bí quyết riêng trong nghề. Để tồn tại lâu dài thì phải học hỏi nhiều. Từ cách quan sát ngôi nhà để biết được nên đập phần nào trước cho an toàn, đỡ tốn sức, tốn công làm lâu thì thấy bình thường nhưng chưa biết thì nó cực lắm”, ông Bảy đúc kết về nghề của mình.
Video đang HOT
Lao động tự do tại TP Hà Tĩnh
Nguy hiểm rình rập
Giữa trưa tháng 6 chúng tôi tiếp cận một nhóm thợ chuyên phá nhà để thấu hiểu hơn về cái nghề mạt sức mà nguy hiểm này. Trưa gần đứng bóng trong những ngày hè nóng bức, tại một công trình cũ trên đường Hà huy Tập, TP.Hà Tĩnh, nhóm thợ của ông Bảy vẫn đang miệt mài làm việc, bất chấp nắng nóng gay gắt và bụi mù mịt.
Ông Bảy – người có gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề phá dỡ công trình cũ chia sẻ: “Do cận ngày giao trả mặt bằng cho chủ nhà để xây dựng lại theo thiết kế kiểu mới nên chúng tôi phải làm việc khẩn trương. Nghề này luôn nằm trong số những nghề nguy hiểm, chỉ cần một sơ suất nhỏ là nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy trước khi bước vào phá dỡ nhà cũ, tôi phải quan sát kỹ lưỡng, hỏi gia chủ cặn kẽ lịch sử xây dựng, kết cấu công trình rồi mới bắt tay vào làm. Trong lúc làm việc, tôi phải giám sát chặt chẽ, nhắc nhở mọi người để tránh tai nạn xảy ra”.
Nghề này thật sự nguy hiểm, bởi luôn phải thao tác trên cao, đối mặt với cột đè, tường đổ. Bên cạnh đó phải bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho những người ở nhà liền kề và môi trường xung quanh. Đã không ít người làm công việc phá dỡ nhà cũ phải bỏ nghề vì tai nạn xảy ra. Trong quá trình làm việc, chúng tôi luôn lấy các vụ tai nạn đã xảy ra để nhắc nhở mình làm việc cẩn thận hơn – Ông Bảy cho biết thêm.
Không đâu xa hồi tháng 6/2019, trong lúc phá dỡ nhà cũ trên đường Hà Tôn Mục, TP. Hà Tĩnh đã xảy ra tai nạn lao động khiến một người tử vong. Nguyên nhân được xác định là phá dỡ không đúng cách. Nghề phá dỡ công trình cũ cực nhọc và nguy hiểm vì nghề này không có quy mô nên máy móc yếu kém…
Ngoài ra những người hành nghề xuất phát từ nông thôn nên việc tiếp cận báo đài để hiểu về an toàn lao động còn hạn chế. Từ đó họ ít trang bị đồ bảo hộ lao động chuyên dụng mà chỉ tự trang bị giày vải, găng tay vải đơn thuần theo kiểu làm nông.
Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng: Bộ LĐTBXH gỡ khó cho địa phương (Kỳ 5)
Việc triển khai hỗ trợ gói 62.000 tỷ đồng đã đi được nửa chặng đường. Tới nay cơ bản một số địa phương đã gần hoàn thiện việc rà soát, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vướng mắc. PV báo Dân Việt đã có trao đổi với ông Lê Quân - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH xung quanh việc Bộ LĐTBXH tháo gỡ những khó khăn cho các địa phương.
Thưa ông ông có thể nói về tiến độ triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng ở các địa phương?
-Hiện nay, hầu hết các địa phương trong cả nước đã và đang triển khai rà soát 7 nhóm đối tượng thụ hưởng. Một số địa phương đã thực hiện rà soát, thống kê danh sách và bước đầu hỗ trợ cho 3 nhóm đối tượng đầu (người có công; hộ nghèo, cận nghèo; người bảo trợ) như: Hải Phòng, Hà Nam và Hà Nội. Riêng một số nhóm khá như lao động tự do, lao động mất việc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, hay lao động có hợp đồng tạm ngưng việc ... thì chưa thể triển khai. Điều này đang khiến cho tiến độ thực hiện bị chậm trễ.
Nguyên nhân của tình trạng chậm trễ trong khâu rà soát các nhóm đối tượng này là gì thưa ông?
-Thông tin từ Hội nghị trực tuyến Bộ LĐTBXH vừa triển khai cùng TƯ MTTQ Việt Nam và các địa phương cho thấy, các địa phương đang gặp một số vướng mắc trong quá trình rà soát, thống kê với một số nhóm như: Lao động tự do, lao động có hợp đồng nghỉ việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp... hoặc phát sinh các đối tượng mới trong nhóm nghèo, cận nghèo, người có công, người bảo trợ... Đây cũng chính là khó khăn khiến cho tiến độ hỗ trợ chưa được nhanh. Tuy nhiên, sau buổi họp trực tuyến về cơ bản các địa phương đã nắm được tinh thần và nguyên tắc của việc việc triển khai, hỗ trợ.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Quân tham gia hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 42 và Nghị định số 15 chiều 27/4.
Vậy nguyên tắc thực hiện hỗ trợ dành cho các nhóm là gì, thưa ông?
-Nghị quyết số 42 và Quyết định số 15 quy định nguyên tắc hỗ trợ cơ bản là: Chỉ những người bị ảnh hưởng sâu, thực sự khó khăn, có mức thu nhập thấp hơn mức chuẩn nghèo của địa phương hoặc quốc gia. Như vậy không phải ai thuộc 7 nhóm đối tượng trên đều được hưởng, chỉ những người thực sự gặp khó khăn mới được hưởng.
Thêm vào đó Quyết định 15 cũng quy định, nếu một cá nhân trùng 2 đối tượng, thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất. Nếu cá nhân đó không muốn nhận hỗ trợ thì có thể gạch tên, hoặc đúng ra được nhận mức hỗ trợ cao nhưng nhường cho người khác và chỉ nhận mức hỗ trợ thấp, thì vẫn thực hiện theo nguyện vọng cá nhân đó.
Quá trình thực hiện đảm bảo sự công bằng, chính xác, kịp thời không để xảy ra sai phạm, khiếu kiện.
Tỉnh Hà Nam đã bắt đầu thực hiện hỗ trợ cho một số nhóm đối tượng như: Người có công; người nghèo cận nghèo; người bảo trợ. Ảnh: N.T.
Ông có thể đề cập cụ thể hơn thông tin về các đối tượng được hưởng, điều kiện hưởng của các nhóm đối tượng được không?
-Như trên đã nói, dù đã có 7 nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 được nhận hỗ trợ, nhưng không phải nhóm nào cũng sẽ được hỗ trợ. Nguyên tắc chỉ những người thực sự khó khăn mới được nhận. Ví dụ, nhóm bảo trợ đang được chăm sóc, nuôi dưỡng trong trung tâm bảo trợ, nhà dưỡng lão, trại trẻ mồ côi... thì không được nhận hỗ trợ. Chỉ nhóm bảo trợ ngoài cộng đồng mới được hưởng. Tương tự, nhóm người nghèo và cận nghèo được hỗ trợ sẽ được tính dựa trên danh sách điều tra và thống kê đến hết ngày 31/12/2019 (rà soát hộ nghèo hàng năm), nếu có khẩu mới phát sinh trong hộ nghèo như trẻ sơ sinh, quân nhân xuất ngũ... vẫn không được tính.
Với nhóm lao động tự do cũng vậy. Lao động tự do phải thực sự khó khăn, giảm sâu thu nhập dưới mức chuẩn nghèo. Đồng thời lao động cũng phải có tạm trú, thường trú. Với lao động cư trú cả hai nơi thì phải có giấy xác nhận là chưa thụ hưởng chính sách ở nơi còn lại thì mới nhận được hỗ trợ. Riêng với nhóm bán vé số thì việc hỗ trợ sẽ do Công ty xổ số kiến thiết chi trả, không dùng ngân sách chung từ gói 62.000 tỷ đồng.
Với nhóm doanh nghiệp, thì chỉ các doanh nghiệp thực sự khó khăn, chứng minh qua báo cáo tài chính. Doanh nghiệp phải chi trả được 50% mức lương tối thiểu vùng cho người lao động rồi mới được hỗ trợ vay vốn 50% còn lại để trả lương tiếp cho người lao động. Tiền sau khi được Ngân hàng Chính sách duyệt chi sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản của người lao động trả lương để tránh sử dụng sai mục đích.
Với hộ kinh doanh cá thể thì điều kiện nhận hỗ trợ là: Hộ kinh doanh phải có khai báo kinh doanh, có báo cáo thu nhập với cơ quan thuế, thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm.
Thời gian tới Bộ LĐTBXH sẽ có phương án nào hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thực hiện đề án thưa ông?
-Chiều 27/4 Bộ LĐTBXH cùng với TƯMTTQ Việt Nam và các bộ ngành có liên quan cũng đã tổ chức hội nghị triển khai gói 62 nghìn tỷ. Nhiều thắc mắc của các địa phương đã được đưa ra để bàn bạc, tháo gỡ. Tuy nhiên, để đẩy nhanh việc thực hiện, tới đây Bộ LĐTBXH sẽ lập đường dây nóng và chuyên trang hỗ trợ an sinh, qua đó có một số các bảng hỏi - đáp mẫu để hướng dẫn thực hiện.
Nguyệt Tạ
Thủ tục, hồ sơ để lao động tự do nghèo khó nhận hỗ trợ trong mùa Covid-19 Lao động tự do gặp khó trong mùa Covid-19 được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng, tối đa không quá 3 tháng từ tháng 4 - 6/2020. Lao động tự do gặp khó trong mùa Covid-19 được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng (ảnh minh họa) Theo Nghị quyết 42 của Chính phủ, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao...