Theo chân nghệ nhân phục dựng đèn Trung thu cổ truyền Việt Nam
Đèn cá hóa long, đèn cua sống, đèn cua luộc… là những chiếc đèn trung thu của dân tộc, đã được phục dựng và xuất hiện lại trong dịp Trung thu 2022, sau gần một thế kỷ “vắng bóng”.
Dịp Trung thu 2022, nhà nghiên cứu Trịnh Bách (TP Hà Nội) đã tìm đến làng lồng đèn truyền thống Phú Bình (Quận 11, TP Hồ Chí Minh) để cùng gia đình nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình phục dựng lại những chiếc đèn Trung thu cổ truyền như đèn cá hóa long, đèn con cua sống, cua luộc… của người Báo Đáp ngày xưa.
Nhà nghiên cứu Trịnh Bách cùng nghệ nhân Bình phục dựng lại đèn con cua sống.
Chia sẻ về hành trình khôi phục đèn Trung thu cổ truyền, nhà nghiên cứu Trịnh Bách cho biết: “Từ năm 2007, tôi đã bắt đầu mày mò ở làng lồng đèn truyền thống Phú Bình, là chỗ tôi vẫn được cha đưa đến mua đèn Trung thu loại cao cấp từ hơn nửa thế kỷ trước, khi còn bé. Mục đích của tôi là làm lại chiếc đèn con thỏ mà Trung thu mỗi năm xưa tôi phải có, đồng thời tìm nghệ nhân tâm huyết cho việc phục dựng lại nghệ thuật làm đèn Trung thu cổ truyền”.
Nhà nghiên cứu Trịnh Bách kiểm tra từng chi tiết trong lúc phục dựng đèn cổ truyền.
Nhà nghiên cứu Trịnh Bách cùng gia đình nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình phục dựng lại những chiếc đèn Trung thu cổ truyền.
“Tôi thích cái đèn con thỏ đó đến nỗi đã vẽ nằm lòng lại từng chi tiết của nó, nhất là cách dán lông thỏ đặc biệt của người nghệ nhân già. Dĩ nhiên, con thỏ đó sẽ là mấu chốt để phục hồi lại các đèn Trung thu đẳng cấp của Báo Đáp – Phú Bình cũ”, nhà nghiên cứu Trịnh Bách tâm sự.
Nhà nghiên cứu Trịnh Bách thực hiện công đoạn vẽ hình lên sản phẩm cá hóa long.
Theo nhà nghiên cứu Trịnh Bách, cách đây nhiều năm, có lần ông cố gắng chỉ cho một người làm lồng đèn cách dán lông thỏ giả. Thế nhưng, anh thợ không hứng thú lắm, nên không thành công. Hiện nay, những lồng đèn bán ở chợ lồng đèn Trung thu Quận 5 vẫn dán lông giả đủ màu sắc mà hoàn toàn không có một căn bản mỹ thuật nào.
Video đang HOT
Mãi đến năm 2017, ông mới có cơ duyên gặp được gia đình cụ quả phụ Nguyễn Trọng Văn ở làng Phú Bình (Quận 11). Gia đình cụ Văn đã có truyền thống làm đèn Trung thu từ nhiều đời ở làng Báo Đáp (Nam Định). Dù đã qua nhiều thế hệ, gia đình cụ Văn vẫn luôn tâm huyết với nghề truyền thống làm lồng đèn.
Theo nhà nghiên cứu Trịnh Bách, đèn cá hóa long có cách đây cả 100 năm trước. Ảnh: NVCC
“Ngày xưa, ở Bắc Bộ có nhiều nơi làm đèn Trung thu cho trẻ em nhưng nổi trội nhất phải kể đến làng Báo Đáp ở Nam Trực, Nam Định. Người làng Báo Đáp làm đèn Trung thu bài bản và quy mô hơn mọi nơi khác, có thể nói là nếu Bát Tràng nổi tiếng với đồ gốm và Vạn Phúc nổi tiếng với vải lụa thì Báo Đáp được biết đến là làng đèn Trung Thu”, nhà nghiên cứu Trịnh Bách chia sẻ.
Công đoạn quết một lớp dầu bạch tùng lên sản phẩm.
Giữa thập niên 1950, rất nhiều người dân làng Báo Đáp di cư vào Sài Gòn và đã tụ họp lại, lập ra xóm Phú Bình (Quận 11), tiếp tục nghề làm đèn truyền thống của họ. Tất cả đèn Trung thu của Sài Gòn và các tỉnh miền Nam từ hơn nửa thế kỷ nay đều được sản xuất từ Phú Bình. Tuy nhiên, các loại đèn cầu kỳ, tinh xảo cổ xưa đã bị thất truyền ở Sài Gòn từ vài ba chục năm nay.
Hình ảnh con cua sống sau khi được gia công xong.
Trong công tác phục dựng đèn Trung thu cổ truyền, nhà nghiên cứu Trịnh Bách trực tiếp theo sát, đồng hành cùng nghệ nhân Bình để trao đổi, thi công từ khâu làm khung, dán đèn đến khâu vẽ hình lên sản phẩm sao cho phải đảm bảo độ chính xác và tỉ mỉ đến từng chi tiết.
“Bình rất khéo tay, kiên nhẫn, sáng dạ; quan trọng nhất là cầu tiến, yêu nghề. Bình nhẫn nại chữa các lỗi kỹ thuật, hay nhận những yêu cầu khó khăn mà tôi đưa ra”, nhà nghiên cứu Trịnh Bách chia sẻ.
Đèn Trung thu cổ truyền con cua sống. Ảnh: NVCC
Nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình cho biết: “Để làm chiếc đèn Con cua xanh, từ khâu làm khung đến khi vẽ hình lên sản phẩm mất khoảng 3 ngày. Chỉ cần sai một chi tiết là phải bỏ đi làm lại từ đầu, nếu như mình không kiên nhẫn thì không thể làm được”.
Công đoạn làm khung đèn con cua luộc cần độ tỉ mỉ và chính xác cao.
Theo nhà nghiên cứu Trịnh Bách, sau khi đã phục hồi lại được một số đèn Trung thu cao cấp của Sài Gòn cũ, ông vẫn không chưa tìm được vật liệu mà người Báo Đáp xưa dùng để dán đèn lồng. Hiện nay, ở các bảo tàng bên Pháp vẫn còn lưu giữ hình ảnh và hiện vật được dán bằng vải lụa mỏng và loại giấy nhìn giống giấy bóng kính.
Khi đang bàn về loại vật liệu dán đèn, thì cụ Văn gợi ý về loại giấy chịu được nước đó là giấy nhiễu. Thì ra người Báo Đáp xưa kia phần lớn dán đèn Trung thu bằng giấy nhiễu, hoặc có khi bằng vải. Giấy nhiễu là loại giấy bên trong có trộn vụn tơ hay sợi vải để chịu nước. Sau khi vẽ xong, đèn sẽ được quết một lớp dầu trẩu để chống thấm nước,và một lớp dầu bạch tùng để giấy trở thành trong.
Hiện nay, các nhà sản xuất đèn ở Phú Bình cũng đã bắt đầu theo mẫu mã của gia đình cụ Văn mà làm lại đèn Trung thu truyền thống với những mẫu đơn giản về hình dạng, tuy nhiên để làm đèn Trung thu cổ truyền thì ngoài nhà cụ Văn ra không còn nhà nào có thể gia công được.
Đến năm 2022, nhà nghiên cứu Trịnh Bách cùng nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình mới chính thức phục dựng thành công sản phẩm đèn Trung thu cá hóa long, đèn con cua sống, cua luộc sau nhiều lần chỉnh sửa về chi tiết của sản phẩm.
Với những chiếc đèn dán giấy kiếng, anh em nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình có thể tự vẽ được. Riêng sản phẩm cao cấp dán bằng vải nhiễu thì nhà nghiên cứu Trịnh Bách sẽ mang ra Hà Nội để vẽ.
Theo nghệ nhân Bình, để làm một sản phẩm đèn cao cấp sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức cộng thêm giá thành cao nên chưa thể sản xuất đại trà để cung ứng ra thị trường. “Năm tới, gia đình tôi sẽ tập trung làm khung, dán trước khi đến Trung thu thì chỉ cần mang ra vẽ là có thể cung ứng đèn cổ truyền ra ngoài thị trường để người dân quay lại với lồng đèn xưa”.
Dòng bánh Trung thu có thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn
Sau 2 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19, mùa Trung thu năm 2022, mặt hàng bánh Trung thu đến từ những thương hiệu lớn như: Công ty Bánh mứt kẹo Hà Nội, Kinh Đô, Bibica... được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Quy trình sản xuất bánh Trung thu của Công ty Bánh Mứt kẹo Hà Nội đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu làm bánh cho đến đóng gói. Ảnh: Phương Anh/TTXVN
Bánh Trung thu của các thương hiệu này không chỉ giữ được hương vị tròn vị của bánh truyền thống, an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn có mẫu mã đẹp, hình thức bắt mắt, dù giá tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/chiếc so với năm trước.
Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Giám đốc sản xuất Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội cho biết: Với gần 60 năm kinh nghiệm trong nghề, chúng tôi xác định rõ những năm vừa qua là những năm khó khăn do bệnh dịch, người dân chưa được hưởng thụ nhiều những sản phẩm của bánh kẹo Hà Nội. Năm nay chúng tôi đã chuẩn bị rất chu đáo, nguồn nguyên liệu đảm bảo an toàn thực phẩm, có hương vị rất riêng làm nên thương hiệu của bánh mứt kẹo Hà Nội. Đó là mỡ, mứt bí, hạt dưa, mứt sen trần, đặc biệt là hương hoa bưởi. Nước hoa bưởi rất đặc trưng này dùng để ướp vào mứt bí, nhân bánh, làm vỏ bánh dẻo... Khi hương hoa bưởi quyện với mỡ, lạc, vừng rang, lá chanh sẽ tạo nên hương vị riêng của bánh nướng, bánh dẻo Hà Nội, làm cho bánh thêm tròn vị, chỉ những người "sành" ăn mới có thể nhận ra.
Bên cạnh những dòng bánh truyền thống, Công ty Bánh mứt kẹo Hà Nội cũng sản xuất các dòng bánh nhân nhuyễn như: trà xanh, dẻo sen trà xanh, dẻo sen khoai môn, dẻo thập cẩm dăm bông 1 trứng, 2 trứng, nướng dẻo khoai môn 1 trứng, 2 trứng, đậu xanh lá dứa,... được người tiêu dùng trẻ rất thích. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất các loại bánh dành cho người ăn kiêng, ít ngọt. Chúng tôi mong muốn được phục vụ tốt cho tất cả các khách hàng từ những người thích bánh truyền thống, ăn kiêng đến những loại bánh dành cho các bạn trẻ - bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Giám đốc sản xuất công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội chia sẻ.
Mùa Trung thu năm nay, thương hiệu bánh Kinh Đô cũng tung ra thị trường nhiều dòng sản phẩm từ bình dân đến cao cấp. Một số mặt hàng bánh Trung thu Kinh Đô truyền thống như: bánh nướng, bánh dẻo vị đậu xanh, đậu đỏ, hạt sen... giá niêm yết từ 55.000 - 62.000 đồng/chiếc. Đối với dòng sản phẩm biếu tặng, giá thấp nhất là 600.000 đồng. Cao cấp nhất là bánh Trung thu "Trăng vàng kim cương trường khang", với 6 bánh loại 180 gam tặng kèm theo hộp trà Ô Long 50 gam, giá 3,5 triệu đồng/hộp.
Trong khi đó, năm nay Bibica đưa ra thị trường hơn 60 loại bánh với 3 dòng chính là bánh Trung thu cao cấp, bánh Trung thu dinh dưỡng và bánh Trung thu truyền thống. Giá bán dao động từ 41.000 - 140.000 đồng/chiếc cho dòng phổ thông, dòng cao cấp có giá từ 270.000 - 2.600.000 đồng/hộp.
Thông tin từ những đại lý kinh doanh mặt hàng này cho thấy, các thương hiệu bánh đều đồng loạt tăng từ 5.000 - 7.000 đồng/chiếc so với năm ngoái. Lý giải nguyên nhân khiến giá bán mặt hàng bánh Trung thu năm nay tăng, đại diện Kinh Đô thông tin, do giá nguyên liệu đầu vào và các dịch vụ đi kèm tăng 10 - 20% so với năm ngoái nên năm nay việc các hãng sản xuất bánh Trung thu đồng loạt tăng giá là điều khó tránh khỏi.
Quy trình sản xuất bánh Trung thu của Công ty Bánh Mứt kẹo Hà Nội đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu làm bánh cho đến đóng gói. Ảnh: Phương Anh/TTXVN
Càng gần đến ngày Rằm tháng Tám, thị trường bánh nướng, bánh dẻo càng trở lên sôi động, đó cũng là cơ hội để các loại bánh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm xuất hiện trên thị trường. Trong những ngày gần đây, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội liên tục phát hiện những sản phẩm bánh Trung thu nhập lậu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cụ thể, ngày 18/8 tại trước cửa nhà số 7 đường Phạm Văn Đồng (quận Cầu Giấy- Hà Nội), Cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện một đối tượng đang tập kết hàng hóa, qua kiểm tra phát hiện 2.040 chiếc bánh Trung thu và 1.350 gói bánh kẹo các loại, trên bao bì đều in chữ Trung Quốc. Tại thời điểm kiểm tra, chủ lô hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Đây không phải là lần đầu tiên lực lượng chức năng thành phố Hà Nội phát hiện đối tượng buôn bán bánh Trung thu nhập lậu. Trước đó, ngày 15/8, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra hộ kinh doanh cửa hàng bánh kẹo Dũng Hải tại số nhà 46, thôn Chùa Tổng, xã La Phù (huyện Hoài Đức - Hà Nội) phát hiện 10.800 chiếc bánh Trung thu có nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài.
Chủ cửa hàng là ông Nguyễn Công Dũng không xuất trình được hóa đơn chứng từ của lô bánh Trung thu và khai nhận toàn bộ số bánh này là hàng trôi nổi trên thị trường. Vào đầu tháng 7/2022, cũng tại xã La Phù, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội cũng phát hiện hơn 5.000 bánh Trung thu có nhãn hiệu bằng chữ nước ngoài, không hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu bánh Trung thu, Tổng cục Quản lý thị trường đã có Văn bản số 1385/TCQLTT-CNV gửi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố về việc kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết Trung thu năm 2022. Theo đó, yêu cầu Cục Quản lý thị trường các địa phương chủ động kiểm tra, kiểm soát đối với nhóm mặt hàng bánh kẹo phục vụ nhu cầu Tết Trung thu năm 2022, góp phần ổn định thị trường, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cơ sở kinh doanh chân chính và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu ùng.
Mặc dù lực lượng chức năng đang tích cực vào cuộc ngăn chặn bánh Trung thu nhập lậu, nhưng người tiêu dùng khi lựa chọn và sử dụng bánh Trung thu cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng (có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản...); chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Tuyệt đối không nên mua ở những fanpage không có thông tin người bán, không có địa chỉ rõ ràng hoặc chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), bán hàng online và không có cửa hàng cụ thể..., ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội khuyến cáo.
Vi phạm an toàn thực phẩm mùa Trung thu lại 'nóng' Tết Trung thu đang đến gần cũng là lúc vi phạm về buôn lậu và an toàn vệ sinh thực phẩm gia tăng. Những ngày qua, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã đồng loạt kiểm tra, kiểm soát thị trường và phát hiện nhiều trường hợp buôn bán sản phẩm nhập lậu, chất lượng kém, thậm chí nhiều sản phẩm...