Theo chân mẹ con bé Vừng làm lễ ông Công ông Táo sớm, chuẩn bị cái Tết “ngọt ngào nhất từ khi có Vừng”
Càng gần Tết càng bận, nên Thùy Dương – mẹ bé Vừng đã quyết định cúng 23 tháng Chạp sớm hơn 1 ngày. Mà không chỉ có Dương, hôm nay nhiều gia đình cũng tranh thủ nghỉ cuối tuần để làm mâm cơm sum họp.
Phố Lý Nam Đế chiều cuối năm thật đông đúc. Người qua lại nườm nượp, các chị các mẹ đi chợ sắm đồ làm cỗ cúng 23 tháng Chạp sớm rộn ràng như đi hội. Trong giỏ xe đạp của các bà là những cành đào nhỏ đã nở hồng rực rỡ, các mẹ thì tay xách nách mang đủ thứ hoa quả, trầu cau, gà sống, vàng mã… khiến ai cũng thấy bồi hồi đến lạ.
Năm nay, ngày ông Công ông Táo rơi đúng vào thứ 2 đầu tuần, mọi người vẫn đi làm khá bận rộn, nên nhiều gia đình đã quyết định tiễn các ông lên chầu trời sớm cho… đỡ tắc đường. Mặc dù hầu hết các gia đình ở Hà Nội vẫn duy trì những phong tục tập quán truyền thống, nhất là dịp Tết Nguyên đán, song, cuộc sống hiện đại kéo theo nhiều thay đổi, nên dần dần mọi người cũng thay đổi nếp văn hóa cho phù hợp hơn. Chẳng hạn như những ngày lễ tiết quan trọng có thể xê dịch sớm hơn một vài hôm, vẫn giữ nguyên đủ đầy quy tắc truyền thống, chỉ là khác ngày đi cho tiện với lịch sinh hoạt, làm ăn của người dân.
Vì bận rộn với công việc kinh doanh, chăm sóc con nhỏ, lại là một bà mẹ đơn thân, Thùy Dương (27 tuổi) đã quyết định cúng ông Táo sớm hơn 1 ngày ở cửa hàng, để hôm sau còn “chạy sô” 2 bên nội ngoại. Vốn có quan niệm sống rất cởi mở, hiện đại, Dương cho rằng mình vẫn sắm sửa đủ theo nghi lễ truyền thống, chuẩn bị mâm cỗ tươm tất tiễn ông Táo lên trời thì sớm 1 hôm cũng vẫn ổn, không có vấn đề gì.
Tất bật cả buổi sáng chăm lo cho con, đầu giờ chiều Dương mới đi chợ sớm để chuẩn bị nấu cơm cúng. Cửa hàng mà cô thuê là ngôi nhà 4 tầng khá to nằm con ngõ cuối phố Lý Nam Đế, nên Dương cũng dự trù sẽ làm mâm cỗ vừa vừa, có cả mẹ đẻ và chị em bạn bè đến giúp.
“Ở đây không có bàn thờ gia tiên, chỉ có bàn thờ thần tài thôi, nhưng cũng là nơi gắn bó với mình suốt cả năm qua, mình cũng dành khá nhiều thời gian ở tại cửa hàng nên có đầy đủ mọi thứ ấm cúng như ở nhà vậy.
Năm ngoái Vừng còn nhỏ, mình chẳng làm gì được suốt cả Tết. Năm nay thì cu cậu lớn hơn rồi, có bà ngoại trông giúp, nên mới có thời gian bếp núc một chút, tự tay làm cơm cúng”.
2h chiều, Dương có mặt tại chợ Hòe Nhai. Bình thường thì giờ này chợ vắng hoe, chẳng ai mua bán gì, nhưng giáp Tết thì chợ đông như hội. Đã chuẩn bị sẵn danh sách những thứ cần mua, Dương muốn nấu một bữa cơm cúng giản đơn nhưng vẫn đủ đầy các món truyền thống. Mua các đồ nấu mặn trước, rồi sau đó cô mới tìm mua đồ chay, hoa, vàng mã.
Nghe nhiều người bảo bận thì đặt mua hết đồ online cho nhanh, một mình xoay sở lại vất vả, Dương cũng chần chừ tham khảo, nhưng xem đi xem lại, bà mẹ trẻ quyết định tự tay đi chợ, nấu nướng cho thành tâm, giữ nguyên phong vị truyền thống. Dù có lối sống hiện đại, nhưng Dương cũng là một người phụ nữ thích những nét văn hóa cổ truyền, hơn nữa lại sinh ra trong gia đình gốc Hà Nội lâu đời, mẹ của Dương đã dạy dỗ cô rất nhiều thứ, khiến cho Dương rất đam mê nấu ăn và làm các thứ thủ công.
Video đang HOT
3h Dương quay trở về cửa hàng. Mọi thứ đã được dọn dẹp sạch sẽ, bà mẹ trẻ tạm nghỉ 1 hôm không bán hàng, không gặp khách, không sổ sách giấy tờ để có một ngày nghỉ cuối tuần làm 23 tháng Chạp thật thoải mái. Hội chị em bạn dì cũng đến giúp đỡ, mỗi người 1 tay chuẩn bị đồ ăn. Bé Vừng chơi với bà ngoại, cậu nhóc loanh quanh lạ lẫm với căn phòng của mẹ được trang trí Tết đẹp đẽ, nhà cũng đông người hơn mọi khi nên Vừng rất vui.
Trong căn bếp sáng sủa ấm cúng, tiếng dao thớt, xào nấu, mùi đồ ăn thơm lựng khắp không gian. Lâu lắm rồi mới vào bếp để làm cỗ theo kiểu truyền thống, Dương cảm thấy khá lạ lùng.
“ Từ ngày chỉ còn mình với Vừng thì hầu như mình không bao giờ nấu ăn nữa. Ở nhà chỉ toàn mẹ ruột hoặc mẹ chồng nấu giúp. Nhưng hôm nay thì mình muốn tự tay làm, để Vừng có một ngày ông Táo ý nghĩa, được trải nghiệm cùng mẹ trọn vẹn hương vị Tết từ bây giờ“.
Đến 5h thì cỗ cũng xong xuôi, bày ra mâm với đủ gà luộc, bánh chưng, bò xào… Trong nhà chỉ toàn phụ nữ, ai cũng bận rộn, chỉ có chiều cuối tuần này rảnh rỗi sum vầy, nên cùng nhau vừa làm vừa trò chuyện thật vui.
Cúng bái, hóa vàng xong xuôi, Dương cùng mẹ và các chị em hạ mâm cúng, mang cá vàng ra hồ Gươm thả. Bà mẹ trẻ bỗng hồi hộp nôn nao khó tả, bởi đây là lần đầu tiên cô đưa bé Vừng đi trải nghiệm văn hóa thả cá chép tiễn ông Táo chầu trời. Mặc dù cá được đem đi lúc trời đã nhá nhem tối, khác phong tục truyền thống là thả cá trước 12h trưa ngày 23 âm lịch, nhưng nhiều nhà khác cũng tranh thủ làm cỗ sớm thả cá sớm như Dương, nên cô nghĩ cũng không phạm điều gì.
Trở về cửa hàng, mọi người cùng nhau bày mâm, hâm nóng lại thức ăn rồi quây quần cùng trò chuyện thật ấm áp. Vừng đùa nghịch, cười rộn rã khắp cả nhà. Có lẽ với Dương, từ sau khi trở thành mẹ đơn thân, đây là cái Tết an yên và nhiều niềm vui nhất…
Theo helino
Phù dâu xinh đẹp bị khách nam sàm sỡ ngay trên đường đưa dâu nhưng thái độ của người xung quanh mới phẫn nộ
Một phù dâu xinh đẹp đã bị nhóm khách nam trong đám cưới giở trò sàm sỡ ngay giữa đường khiến mọi người phẫn nộ.
Náo hôn vốn là một phong tục truyền thống trong đám cưới ở Trung Quốc nhằm khuấy động không khí và chúc phúc cho cô dâu chú rể. Tuy nhiên hiện nay, nó đã bị biến tướng đi nhiều, tạo thành những trò đùa, trào lưu phản cảm.
Trò đùa này không chỉ có cô dâu chú rể phải "chịu trận" mà đôi khi cả phù dâu, phù rể cũng trở thành nạn nhân.
Mơi đây, cac diên đan mang xã hội đang lan truyên hinh anh vô cung phan cam vê man sàm sỡ phù dâu ngay giữa đường khiến mọi người vô cùng phẫn nộ.
Phù dâu bị các khách nam sàm sỡ ngay trên đường đưa dâu.
Những hình anh cho thây, phu dâu trẻ đang thương bi ban be cua chu rê lôi lên mui xe ô tô sàm sỡ. Một vài thanh niên vưa cươi noi, vưa ven vay cua cô gai lên cao, đê lô nôi y trươc măt tât ca moi ngươi trong khi cô gái trẻ bất lực, không thể tự giải thoát bản thân.
Sau khi co hanh đông khiêm nha như vây, nhưng thanh niên nay con cươi rât vui ve, không co bât cư ngươi nao đưng ra ngăn can hay bao vê cô gai mà thậm chí còn đứng ngoài cổ vũ hành vi thô lỗ này.
Ngay sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, màn náo hôn này đã nhận về rất nhiều chỉ trích và lên án của cư dân mạng. Hầu hết mọi người đều cho rằng hành động của những khách nam trên thật biến thái, đáng phẫn nộ.
Bên cạnh đó, nhiều người phẫn nộ cho rằng, nên xóa bo phong tuc nhao tân hôn, nhao đông phong bơi, no không con giư đươc y nghia tôt đep ban đầu.
Theo phunutoday.vn
Phù dâu bị sàm sỡ, thái độ của những người xung quanh khiến ai cũng phẫn nộ Sau khi đè phù dâu xuống băng ghế, người đàn ông liền hôn "ngấu nghiến" lên cổ và ngực phù dâu. Video: Phù dâu bị sàm sỡ ngay trong đám cưới. "Náo hôn" là một phong tục truyền thống trong đám cưới Trung Quốc, nhằm đem lại không khí vui vẻ và náo nhiệt cho hôn lễ. Thế nhưng, hoạt động này ngày...