Theo chân anh chàng Minh Hiếu khám phá bản Cu Vai – “Nơi tách biệt trần thế” của núi rừng Tây Bắc
Bạn có dám thử một lần “vén mây” đi tìm bản Cu Vai – chốn tiên cảnh bị lãng quên ở Trạm Tấu, Yên Bái?
Có lẽ khám phá miền núi phía Bắc là một trong những trải nghiệm được săn đón nhất của hội đam mê xê dịch bởi những dãy núi cao hùng vĩ với thiên đường mây quanh năm giăng kín – toạ độ check in mà ai ai cũng mong muốn được đặt chân một lần.
Nhắc đến Tây Bắc, người ta nghĩ đến ngay Sapa hay Mù Cang Chải, nhưng hiếm ai biết rằng ở đây còn có bản Cu vai – địa danh ẩn mình trên đỉnh núi cao ở Yên Bái, thậm chí nó còn được mệnh danh là “Nơi tách biệt trần thế”.
1. Định vị bản Cu Vai – viên ngọc ẩn giấu chốn sơn cao
Bản Cu Vai cách Hà Nội khoảng 250km, cách trung tâm xã Xà Hồ gần 20km đường đồi núi, thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Ở bản có gần 50 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc H’Mông.
Loanh quanh mọi ngóc ngách của bản Cu Vai, bạn cũng chỉ thấy được vài dãy nhà thẳng hàng nhau. Không gian hoang sơ cùng cuộc sống giản đơn “anh biết tôi, tôi biết anh”, tất cả tạo nên một bản Cu Vai thanh bình, dung dị khiến ai đặt chân đến cũng phải lâng lâng hạnh phúc.
Di chuyển đến bản Cu Vai
- Ô tô tự lái: Bạn di chuyển theo cung đường Hà Nội – Nghĩa Lộ (Yên Bái) – Trạm Tấu (Yên Bái) – Bản Cu Vai, hãy mang bản đồ theo để tiện cho việc dò đường nhé.
- Xe khách/xe giường nằm: Khởi hành từ Hà Nội đến Nghĩa Lộ (Yên Bái), sau đó thuê xe ở Nghĩa Lộ đi Trạm Tấu (khoảng 24km), rồi từ Trạm Tấu đến bản Cu Vai (khoảng 10km) bằng xe máy, đến đoạn dốc nếu không đi xe máy được, bạn buộc phải trekking, tuy mệt nhưng vui lắm
2. Lưu trú ở bản Cu Vai
Video đang HOT
Cu Vai chưa có bất kỳ cơ sở lưu trú như nhà nghỉ hay homestay nào, chỉ có cửa hàng bán nhu yếu phẩm, nên tốt nhất là bạn đến bản vào sáng sớm để giao lưu, tìm hiểu đời sống văn hoá, phong tục tập quán người dân ở đây, sau đó rời đi vào buổi chiều.
Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn nghỉ ngơi ở homestay ở Nghĩa Lộ, tụi mình check in homestay Cương Chinh, nhân viên rất thân thiện, homestay theo kiểu nhà sàn, có sân rộng, giá 80k/người/đêm.
3. Nhật ký hành trình khám phá bản Cu Vai
Ngày 1
Nhóm mình có 4 người và đều xuất phát từ Hà Nội. Nguyên ngày đầu tiên team mình chỉ có di chuyển thôi với lộ trình như sau: Xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đi Nghĩa Lộ (nhà xe Tuyến Lực, các bạn có thể tham khảo), vé 150k/người. Chúng mình đi chuyến lúc 19h và thời gian di chuyển mất khoảng 5-6 tiếng, tức là 1h đêm mới có mặt ở Nghĩa Lộ.
Tại Nghĩa Lộ, check in homestay xong thì chúng mình nghỉ ngơi, lấy sức cho buổi sáng.
Ngày 2
Sáng sớm, cả nhớm đi thuê xe máy ở Nghĩa Lộ, giá 200k/ngày. Đến 10h sáng, tụi mình xuất phát đi Trạm Tấu, điểm đến đầu tiên là Thảo Nguyên Hotel, cách Nghĩa Lộ 24km. Đến nơi lúc 11h, bọn mình chọn nhà nghỉ Thảo Nguyên để dừng chân. Ờ đây không có quá nhiều hàng quán ăn đâu, các bạn cứ hỏi người dân để họ chỉ chỗ ăn cho nhé.
Đến 2h chiều, bọn mình xuất phát đi bản Cu Vai, cách nhà nghỉ khoảng 7km. Các bạn đi qua trường THCS Bản Hát thì rẽ tay phải, từ đây sẽ là đoạn đường núi khá khó đi. Nhớ chuẩn bị xe khoẻ, đồ ăn, thức uống để leo dốc nha, giữa đường không có bất kỳ nơi nào bán đâu.
Tầm 3h chiều, chúng mình có mặt tại bản. Hôm đó trời xấu nên bầu trời toàn mây đen, hơi tiếc một chút. Bản không quá to, chúng mình đi loanh quanh, ngắm cảnh thiên nhiên rồi chơi đùa cùng mấy đứa nhỏ trong bản. Nếu nói đến thiên đường nơi trần thế, có lẽ bản Cu Vai là nơi có đầy đủ những tố chất đó: khung cảnh hùng vĩ, nên thơ, mây vắt ngang quanh năm, con người giản đơn, thân thiện, không chút toan tính,… Chuyến phượt bản Cu Vai lần này chắc chắn sẽ là kỷ niệm chúng mình không bao giờ quên.
Tốt nhất là các bạn nên đi sớm về sớm, tránh về muộn vì đường núi khá nguy hiểm. Với những bạn muốn ở lại có thể chọn cách cắm trại hoặc xin ở nhờ nhà trưởng thôn để giao lưu với người dân trong bản.
Check in Cu Vai thoả thích xong chúng mình quay trở lại nhà nghỉ Thảo Nguyên, ăn tối ở quán cơm – lẩu ngay cạnh bưu điện Trạm Tấu. Giá cả khá ổn, nồi lẩu “siêu to khổng lồ” hết 550k/ 5 người.
Ngày 3
Team mình lên đường quay về Nghĩa Lộ, lộ trình như lúc đi. Nhìn chung, Cu Vai không phải một địa danh quá nhiều thứ đặc sắc, mới lạ, nhưng nếu bạn muốn đến một nơi thật an yên, hoà mình cùng mây trời, cùng cỏ cây thiên nhiên đầy sức sống thì bản Cu Vai sẽ là điểm đến hoàn hảo!
4. Nên đi bản Cu Vai vào mùa nào?
Hầu như quanh năm Cu Vai đều đẹp, còn theo người dân, nơi đây đẹp nhất vào khoảng tháng 12 cho đến tháng 2. Lúc này mỗi nhà trên bản đều có hoa anh đào nở rất đẹp. Chịu khó đầu tư flycam, bạn sẽ được ngắm nhìn bản Cu Vai từ trên cao, thậm chí nó còn được ví như một “sân bay dã chiến” thu nhỏ, kỳ vĩ vô cùng.
Nhìn từ trên cao, không nói quá khi trông bản Cu Vai như một “sân bay dã chiến” vậy!
5. Những lưu ý khi check in bản Cu Vai
- Ở Cu Vai, điện nước hay nhiều tiện nghi còn rất khó khăn, nên nếu được các bạn có thể biếu người dân ít quà như bột giặt, quần áo ấm, bánh kẹo cho trẻ em, trái cây,… đã là điều tuyệt vời và lớn lao rồi.
- Hãy thân thiện, tử tế và bắt chuyện với người dân Cu Vai nhé, họ cũng rất hiền lành, nhiệt tình với bạn. Đồng thời, nếu muộn chụp ảnh cùng các em nhỏ, bạn cũng cần làm quen trước.
- Muốn có ảnh Cu Vai đẹp mang về, mọi người nên chọn trang phục màu cam, đỏ, nâu bò, thổ cẩm. Nói chung càng màu sắc thì càng đẹp!
- Giữ lịch sự trong vai trò là một người du khách văn minh, không ồn ào, không xả rác, không quấy rầy cuộc sống của người dân quá nhiều.
Cùng lũ bạn khám phá bản Cu Vai sẽ là trải nghiệm thú vị không bao giờ quên!
Có một mùa thu Lai Châu "đẹp xao xuyến"!
Nhắc đến mùa thu bạn sẽ nghĩ ngay đến Hà Nội. Nhưng vẫn còn một mùa thu đẹp xao xuyến nơi phố núi Lai Châu để bạn có thể khám phá và ghi lại những khoảnh khắc tươi đẹp!
Lạc vào chốn "tiên cảnh" giữa núi rừng Tây Bắc
Đến Lai Châu mùa thu bạn sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh mãn nhãn với sắc vàng rực rỡ của những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín, sắc đỏ cam của những hàng cây phong nơi cuối đường Trần Phú hay những gánh/xe hoa đủ sắc màu và cả những cành hồng chín mọng bên vách đá rêu phong nơi con hẻm dân sinh trên đường Nguyễn Văn Linh đến những áng mây bay phản phất kèm theo một chút se lạnh vào mỗi sớm mai...
Tô điểm thêm sự khác biệt của mùa thu Lai Châu không thể không nhắc đến Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu (Lễ hội cốm mới) của người Thái trắng, xã Mường So tổ chức vào tháng 9 (âm lịch) một trong những nét đẹp trong văn hoá truyền thống của người Thái trắng, tham gia Lễ hội bạn còn được thưởng thức hương vị cốm mới và bạn cũng có thể ngược lên Sin Suối Hồ để ngắm nhìn bản làng xinh đẹp, trải nghiệm văn hoá dân tộc Mông và ngắm nhìn mùa táo mèo/sơn tra chín vàng, mở rộng lồng ngực để hít hà hương thơm ngào ngạt của táo mèo hoà với mùi thơm của cây cỏ thiên nhiên... Chính những điều bình dị đó đã làm nên một mùa thu Lai Châu khác biệt, đủ để làm thổn thức trái tim của những tín đồ yêu thích sự xê dịch như tôi và bạn.
Hãy cùng ngắm nhìn những khoảnh khắc mùa thu xinh đẹp tại Lai Châu:
Du khách check in cung đường lúa chín Gia Khâu, ngoài ra du khách có thể check in mùa lúa chín ở Tà Lèng, Dào San, Tà Mung, Thu Lũm
Góc chill tuyệt đẹp tại con hẻm dân sinh trên đường Nguyễn Văn Linh - thành phố Lai Châu.
Con đường Phong lá đỏ khu vực gần Hồ Thuỷ Sơn thuộc tuyến đường Trần Phú - thành phố Lai Châu
Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu của người Thái trắng xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
3N2Đ khám phá Thiên đường Tây Bắc của xứ Thanh mang tên Pù Luông Mảnh đất xứ Thanh đâu chỉ biển mà còn có núi rừng, thung lũng, làng bản,... đẹp hùng vĩ, nên thơ. Không đâu khác, đó chính là Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Cùng đọc bài review 3N2Đ của cô bạn Hai Yen Chu với hành trình khám phá Pù Luông dưới đây nha! Nằm cách Hà Nội khoảng 170km, Khu bảo...