Thêm trường hợp mắc đậu mùa khỉ, làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh?
Theo BS. Trương Hữu Khanh, đa số người mắc đậu mùa khỉ đều tự hết, không gây suy hô hấp như bệnh covid-19.
Sở Y tế Tp.HCM ngày 1/10 thông tin Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp. (HCDC) vừa ghi nhận thêm một bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) cư trú trên địa bàn. Như vậy, Tp.HCM đã ghi nhận 4 trường hợp mắc Mpox trong tổng số 5 trường hợp của cả nước.
Trước đó, ngày 28/9, bệnh nhân nam 34 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM với các dấu hiệu nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ (Mpox). Bệnh viện đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Pasteur Tp.HCM. Một ngày sau, kết quả xét nghiệm cho kết quả bệnh nhân dương tính với virus Mpox. Bệnh nhân hiện đang cách ly điều trị. Tính đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp mắc bệnh Mpox.
Trước thông tin về các ca bệnh đậu mùa khỉ, nhiều người bày tỏ sự lo ngại “đậu mùa khỉ liệu có bùng phát như Covid hay không?”.
Trao đổi với Người Đưa Tin, BS Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi Hội truyền nhiễm Tp.HCM, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Tp.HCM) cho biết, bệnh đậu mùa khỉ không bùng phát như Covid-19 và “bệnh không đáng lo ngại và không lây lan nhanh được”.
BS.Khanh chia sẻ về bệnh đậu mùa khỉ.
Nói về đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ, BS.Khanh cho biết đậu mùa khỉ nếu không lây từ động vật ở Châu Phi thì lây do tiếp xúc cọ xát với mụn nước của người đang mắc bệnh.
Đồng thời, BS.Khanh cũng cho biết thêm đa số người mắc đậu mùa khỉ đều tự hết chứ không suy hô hấp như bệnh Covid vì không làm viêm phổi. “Đa số bệnh nhân sau 21 ngày sẽ hết virus trong người và hết lây”, BS.Khanh chia sẻ.
Cách để phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ theo BS.Khanh đó là theo dõi các triệu chứng, cùng với đó dùng biện pháp cách ly và vệ sinh nơi ở, nhà cửa sạch sẽ.
PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng cũng cho rằng, người dân không nên hoang mang mà chủ yếu nâng cao các biện pháp phòng bệnh, dự phòng cá nhân như đeo khẩu trang, khử khuẩn tay,…
Đặc biệt, khi đã tiếp xúc với người đi vùng dịch về cần theo dõi những dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ để đến cơ sở y tế theo dõi, điều trị và cách ly, phòng tránh bệnh lây lan.
Video đang HOT
Tại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người do Bộ Y tế ban hành, Bộ chỉ ra:
Các giai đoạn bệnh đậu mùa khỉ:
Giai đoạn ủ bệnh: Từ 6 đến 13 ngày, (dao động từ 5 đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng ây nhiễm.
Giai đoạn khởi phát: Từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể ây sang người khác từ giai đoạn này.
Giai đoạn toàn phát: Đặc trưng ởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:
Vị trí: Phát an có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.
Tiến triển ban: Tuần tự từ rát (tổn thương có nền phẳng) đến sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao); mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong); mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng); đóng vảy khô; bong tróc và có thể để lại sẹo. Kích thước tổn thương da: Trung bình từ 0,5 – 1cm.
Số lượng tổn thương da trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.
Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ ây nhiễm cho người khác.
Nếu phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh Mpox cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng.
Các thể lâm sàng của đậu mùa khỉ:
Thể không triệu chứng: Người nhiễm virus đậu mùa khỉ không có bất kể triệu chứng lâm sàng nào.
Thể nhẹ: Các triệu chứng thường hết sau 2 đến 4 tuần mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị đặc hiệu nào.
Thể nặng: Thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch,…), có thể dẫn tới tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh.
Nhiễm khuẩn da: Người bệnh có sốt kéo dài, dịch nốt phỏng đục hoặc nốt phỏng bị vỡ chảy dịch đục.
Viêm phổi: Người bệnh có các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở.
Viêm não: Ý thức suy giảm, co giật, lú lẫn, hôn mê.
Nhiễm khuẩn huyết: Sốt kéo dài, tổn thương các cơ quan phủ tạng.
Tại Việt Nam, Mpox là bệnh truyền nhiễm nhóm B. Ngay từ khi phát hiện ca Mpox đầu tiên xâm nhập từ nước ngoài, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố và các bệnh viện, phòng khám… triển khai các hoạt động giám sát và truyền thông phòng chống sự lây lan của bệnh.
Ngành Y tế khuyến cáo người dân, nếu phát hiện bản thân hoặc người xung quanh có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh Mpox cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng.
Người bị bệnh cần tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn của nhân viên y tế trong chăm sóc điều trị cho bản thân, giảm thiểu các biến chứng cũng như thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng lây nhiễm.
Người bệnh đồng thời cũng cần phối hợp truyền thông cho những người tiếp xúc gần với mình để phát hiện sớm triệu chứng bệnh và ngăn chặn sự lây lan.
Bộ Y tế xếp đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B
Bộ Y tế vừa có quyết định bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh.
Quyết định số 3044/QĐ-BYT của Bộ Y tế bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương ký ban hành ngày 9/11 căn cứ trên đề xuất của Cục Y tế Dự phòng. Các hoạt động phòng, chống bệnh được thực hiện theo quy định của luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và căn cứ vào tính chất nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ.
Bộ Y tế vừa có quyết định bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Tại nước ta, các bệnh truyền nhiễm được phân làm 3 nhóm. Trong đó, nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh bao gồm các bệnh bại liệt, cúm gia cầm A(H5N1), bệnh đậu mùa, bệnh COVID-19, bệnh sốt vàng...
Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thủy đậu...
Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh (giang mai, lậu, bệnh sốt mò, sán lá gan, sốt xuất huyết do virus Hanta...).
Tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Việt Nam cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh về từ nước ngoài.
Đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu.
Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.
Năm 2003, đợt dịch đầu tiên bên ngoài châu Phi là ở Mỹ liên quan đến cầy thảo nguyên (chó đồng) đã dẫn đến hơn 70 ca mắc và sau đó bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo rải rác.
Từ tháng 5 đến nay dịch có diễn biến bất thường, lan ra nhiều quốc gia. Thời gian ủ bệnh thường 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa.
Các triệu chứng thường thấy như là: sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.
Chuyên gia cảnh báo không nên chủ quan với dịch bệnh đậu mùa khỉ Dù nguy cơ không cao, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng bệnh đậu mùa khỉ vẫn để lại một số băn khoăn nhất định. Sau quyết định của WHO, đậu mùa khỉ đang nhận được sự quan tâm lớn từ chính quyền các quốc gia và người dân trên toàn thế giới. Những triệu chứng của đậu mùa khỉ cũng mang đến lo...