Thêm tỉnh Trung Quốc cấm đào tiền ảo
Tỉnh An Huy công bố lệnh cấm khai thác tiền ảo, cho biết động thái sẽ giúp giảm tình trạng thiếu năng lượng trong 3 năm tới.
Chính quyền tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc, sẽ thực hiện chiến dịch truy quét và đóng cửa toàn bộ các dự án khai thác tiền ảo nhằm cắt giảm tiêu thụ năng lượng, trong bối cảnh địa phương này đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng.
Nhu cầu điện của tỉnh này dự kiến tăng lên 73,14 triệu KW vào năm 2024, trong khi nguồn cung hiện tại chỉ đảm bảo được khoảng 48,4 triệu KW, gây ra khoảng trống lớn giữa cung và cầu. Giới chức cho biết sẽ thúc đẩy cải cách về giá điện để tăng cường tiết kiệm.
Một mỏ đào Bitcoin tại Trung Quốc hồi năm 2020.
An Huy không có nhiều mỏ đào tiền ảo, nhưng động thái này cho thấy nỗ lực siết chặt kiểm soát hoạt động khai thác tiền ảo tại Trung Quốc.
Video đang HOT
Đây là tỉnh tiếp theo tại Trung Quốc ra lệnh cấm với các mỏ đào tiền ảo, sau những trung tâm khai thác Bitcoin lớn như Tứ Xuyên, Nội Mông và Tân Cương. Trước khi lệnh cấm được thông qua, Trung Quốc chiếm tới 70% năng lực khai thác (hashrate) toàn cầu của mạng lưới Bitcoin.
An Huy không có nhiều mỏ đào tiền ảo, nhưng động thái này cho thấy nỗ lực siết chặt kiểm soát hoạt động khai thác tiền ảo tại Trung Quốc, trong bối cảnh hoạt động đào tiền ảo như Bitcoin tiêu thụ nhiều năng lượng và tạo ra lượng lớn khí phát thải carbon, đi ngược lại mục tiêu của chính quyền trung ương nhằm cắt giảm 65% phát thải khí CO2 vào năm 2030 và đạt mức trung tính carbon vào năm 2060.
Lệnh cấm của chính quyền nhiều tỉnh khiến hơn 90% số mỏ đào Bitcoin tại Trung Quốc phải ngừng hoạt động và buộc giới khai thác tiền ảo phải di chuyển hoạt động ra nước ngoài.
Mỏ đào Bitcoin nở rộ tại Argentina
Thợ đào tiền ảo đang tận dụng tối đa lợi thế trong chính sách trợ giá để thu về khoản lời không nhỏ từ Bitcoin.
Nhiều nước đã chứng kiến hoạt động đào tiền ảo nở rộ trong năm nay, nhưng các thợ đào tại Argentina đang hưởng lợi thế nhiều nhất nhờ giá dịch vụ siêu thấp và chính sách kiểm soát dòng vốn của chính phủ. Nhiều chuyên gia cho rằng đây là ví dụ mới nhất về hoạt động lợi dụng kẽ hở chính sách để làm lợi tại Argentina.
"Ngay cả sau khi điều chỉnh giá Bitcoin, chi phí điện với những người đào tiền ảo tại nhà vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong doanh thu", Nicolas Bourbon, một thợ đào Bitcoin ở thủ đô Buenos Aires, cho hay.
Tiền ảo từ lâu đã được coi là phương tiện giúp nhiều người dân Argentina ứng phó với khủng hoảng kinh tế, với những đợt tiền tệ mất giá, siêu lạm phát và giờ đây là ba năm suy thoái tiếp nối bởi đại dịch Covid-19.
Dàn máy khai thác Bitcoin trong một cơ sở của Bitfarms tại Canada
Ngoài giá điện rẻ, người Argentina càng có động lực đào tiền ảo khi chính phủ thắt chặt kiểm soát giao dịch ngoại tệ và cấm mua USD. Điều này khiến nhu cầu sở hữu tài sản không gắn với đồng peso tăng vọt, làm mỗi đồng Bitcoin tại thị trường phi chính thức của nước này có giá hơn 62.000 USD so với mức hơn 36.000 USD tại các sàn quốc tế.
Hoạt động đào tiền ảo hưởng lợi không nhỏ từ các khoản hỗ trợ giá điện cho hộ gia đình, chính sách nhằm giành sự ủng hộ của cử tri cho các chính trị gia.
Argentina là nước nhập khẩu khẩu ròng khí đốt, chi phí điện chỉ chiếm 2 đến 3% thu nhập trung bình mỗi tháng của người dân, bằng nửa các nước láng giềng như Brazil, Colombia và Chile.
Lạm phát 50% mỗi năm, hạn chế quy đổi tiền không quá 200 USD/tháng và nhu cầu sở hữu tài sản cũng khiến đồng peso mất giá mạnh trên thị trường chợ đen, với giá trị quy đổi bằng 70% tỷ giá chính thức.
"Tiền ảo được bán với tỷ giá trên thị trường chợ đen, nhưng giá điện lại được trả theo mức được chính phủ trợ cấp. Doanh thu từ đào tiền ảo hiện nay rất cao", Bourbon cho hay.
Nhiều công ty đào tiền ảo quốc tế đã phát hiện cơ hội tại Argentina. Bitfram tháng trước đạt thỏa thuận sử dụng trực tiếp tối đa 210 MW điện với một nhà máy nhiệt địa phương, đánh dấu khởi đầu cho cơ sở đào Bitcoin lớn nhất Nam Mỹ.
"Chúng tôi tìm kiếm những nơi có hệ thống sản xuất điện vượt quá nhu cầu. Hoạt động kinh tế ở Argentina đang suy giảm, nguồn năng lượng không được tận dụng hết. Đây là thỏa thuận mang lại lợi ích cho tất cả các bên", Chủ tịch Bitfarm Geoffrey Morphy cho hay.
Nguồn cấp điện công nghiệp tại Argentina không được trợ giá hoàn toàn. Tuy nhiên, mức giá 0,022 USD/kWh trong thỏa thuận của Bitfarm vẫn thấp hơn nhiều so với mức bán buôn 0,06 USD/kWH với những khách hàng không kết nối vào mạng lưới điện địa phương.
"Với một số nhà sản xuất điện dễ tiếp cận nguồn khí đốt, việc bán năng lượng thừa cho thợ đào Bitcoin là dễ hiểu, đặc biệt là khi họ có thể lách luật kiểm soát trao đổi ngoại tệ bằng cách nhận thanh toán USD ngoài biên giới Argentina hoặc thông qua Bitcoin", nhà phân tích Ezequiel Fernandez thuộc quỹ đầu tư Balanz Capital Valores cho hay.
Bộ Năng lượng và Cơ quan Thuế vụ Argentina từ chối bình luận về thỏa thuận của Bitfarm.
Hoạt động đào Bitcoin tại Argentina gần như chắc chắn vẫn mang lại lợi nhuận lớn trong những tháng tới, bất chấp biến động của đồng tiền này, miễn là chính phủ vẫn duy trì các biện pháp trợ giá. "Thợ đào tiền ảo biết những chính sách đó thật điên rồ, nhưng họ vẫn tận dụng tối đa lợi thế mà chúng mang lại", Bourbon nói.
Thiếu điện, Iran tạm cấm đào tiền ảo Chính phủ Iran đã thông báo lệnh cấm đào Bitcoin và các loại tiền ảo khác vào hôm 26/5, kéo dài cho tới 22/9. Hoạt động đào Bitcoin ở Iran là được phép, nhưng đã bị tạm cấm vì thiếu điện. Hàng loạt các thành phố lớn của Iran vẫn đang chìm trong bóng tối vì mất điện. Nhu cầu sử dụng điện...