Thèm tiếng trẻ thơ
Vô sinh không phải cái tội, nó đơn thuần chỉ là một nỗi bất hạnh của phái yếu mà đôi khi “thủ phạm” giấu mặt lại chính là các đức lang quân.
Chuyện nhà “cá rô đực”
Yêu nhau hai năm, Nam và Nhung không thể chờ đợi thêm được nữa. Trước “bữa cơm” quá quyến rũ của thần ái tình, họ đành ăn trước kẻng. Lần đầu, lần hai rồi lần ba… tất cả đều “an toàn” dù cả hai đều không dùng “bảo hộ lao động”.
“Ăn vụng” mà không phải lo chùi mép, cả Nam và Nhung vô tư “dùng bữa”, không mảy may để ý đến sự khác thường, không lường được những nguy cơ đang rình rập. Ngày cưới cũng đến, sáu tháng rồi một năm trôi qua, mọi người đều trông đợi một thành viên mới trong nhà, chỉ có cặp vợ chồng trẻ là biết điều gì đang xảy ra…
Dũng và Hiền sau 11 năm chung sống vẫn “bên đời hiu quạnh” dù đã cố gắng thử mọi biện pháp.
Mẹ chồng thúc giục, lâu dần thành đay nghiến con dâu là đồ “cá rô đực”, đồ “dừa điếc”. Lời qua tiếng lại, nhiều lần bà đùng đùng nổi giận: “Nếu không đẻ được thì buông tha cho thằng Dũng để nó đi kiếm cho tôi một mụn cháu. Chị có biết không đẻ được là có tội với tổ tiên không? Sao số tôi nó khổ thế này?!”
Hơn ai hết, Dũng hiểu rõ sự tình, vừa an ủi vợ, vừa khuyên can mẹ. Dũng biết vợ mình, “mặt tiền” tốt, “điện nước” hoàn hảo, hơn nữa cả hai vợ chồng đã đi khám mà chẳng định rõ được nguyên nhân nào cụ thể. Trong lúc chờ tìm giải pháp, Dũng chỉ còn biết làm công tác tư tưởng cho cả mẹ và vợ.
Muôn nẻo đường vô sinh
Không chỉ những cô gái có vấn đề về sức khỏe mới lo không sinh con được. Nhiều bóng hồng ngày nay “máy móc” tốt, hoạt động “nhạy” vẫn phải đối mặt với nguy cơ chối bỏ thiên chức làm mẹ như thường.
Video đang HOT
Hường vốn tôn thờ lối sống thoáng: “Yêu là phải cho, nếu không đó chỉ là tình bạn khác phái không hơn không kém”. Nhưng quan niệm này đã thay đổi khi Hường nạo thai lần thứ hai.
Bị nhiễm trùng, Hường chết lặng khi nghe bác sỹ thông báo phải “hy sinh” chức năng làm mẹ. Cô đau đớn tột cùng, thậm chí không còn nước mắt để ân hận nhưng cũng chẳng thể làm gì hơn vì đây là phán xét cuối cùng của chuỗi ngày sống “thoáng”.
Không “thoáng” như Hường nhưng Xuân vẫn phải đau đớn vì sự không may của mình. Năm học lớp 3, trong một lần tập xe đạp, cô đã bị thương rất nặng ở vùng kín. Bác sỹ báo tin buồn, bố ủ rũ lắc đầu, mẹ giàn giụa nước mắt, chỉ có cô bé ngây thơ là không hiểu điều gì sẽ xảy ra với cô trong tương lai. Giờ đây khi đã làm vợ, Xuân chỉ còn biết thầm trách số phận đã không công bằng.
Giải pháp nào cho vô sinh?
Một năm trôi qua, cặp vợ chồng trẻ Nam Nhung bắt đầu hoang mang trước sức ép của gia đình. Hai vợ chồng buộc lòng đi khám, kết quả hoàn toàn ngược với dự đoán, người “điếc” lại là Nam.
“Binh lính” của Nam tuy đông nhưng thiếu đội ngũ “tinh nhuệ”, tính kỷ luật không cao, “xuất trận” thất thường. Trước tình hình đó, Nam một mặt nâng cao tính kỷ luật “quân đội”, một mặt tìm hiểu phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Thương mẹ, yêu vợ, nhưng cuối cùng Dũng vẫn phải chấp nhận làm đơn li dị – hậu quả của cuộc chiến đẫm nước mắt giữa mẹ chồng và nàng dâu. Bất lực nhìn hạnh phúc đổ vỡ, Dũng không biết nên trách mẹ hay trách vợ nữa.
Giờ đây sau 5 năm chia tay, họ gặp lại nhau, ai cũng có gia đình hạnh phúc, con cái đề huề. Không hiểu nổi lí do, không một lời trách cứ, chỉ có tiếng thở dài sau nụ cười gượng gạo “chúng mình có duyên mà không có phận”.
Nhiều chị em thiếu may mắn lại chọn cho mình giải pháp nhẹ nhàng hơn: Xin con nuôi. Đây cũng là sự lựa chọn của rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Một người phụ nữ luống tuổi, lần đầu tiên được nghe tiếng mẹ từ đứa con nuôi đã nghẹn ngào: “Với khát khao được làm mẹ thì ranh giới giữa con đẻ và con nuôi sẽ bị xóa nhòa”.
Hiếm muộn là nỗi khổ không của riêng ai, nhất là đối với người phụ nữ. Hãy chia sẻ và cảm thông với họ vì đôi khi nguyên nhân lại xuất phát từ phái mạnh. Vấn đề nào cũng có thể tìm ra được giải pháp nếu người ta yêu thương nhau chân thành và cùng khát khao một đứa con dù là con nuôi hay con đẻ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cái tội lấy chồng đại gia
Bất ngờ trước thái độ phũ phàng của Tiệp, Minh chỉ còn biết im lặng mà khóc thầm.
Nỗi khổ lấy chồng đại gia
Nguyệt Minh - cô gái đến từ Quảng Ninh đầy nắng song lại sở hữu nước da trắng ngần. Minh sinh ra trong một gia đình gia giáo, bố mẹ đều làm giáo viên. Chân ướt chân ráo lên Hà Nội học, cô nhanh chóng trở thành trung tâm của cả trường với sắc đẹp ngây thơ nhưng có gì đó rất hiện đại của mình. Biết được ưu điểm của mình, tận dụng những mối quen biết bạn bè, Minh nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Tiệp - chàng giám đốc "siêu giàu" quản lý công ty chuyên về xây dựng của Hà Nội.
Khỏi phải nói cũng biết, Tiệp "say" Minh như điếu đổ trong lần đầu gặp cô ở bữa tiệc sinh nhật một người bạn. Tuy Tiệp hơn Minh 15 tuổi nhưng anh nhìn trẻ hơn so với tuổi, lại lắm tiền, nhà to sụ ngay trung tâm thành phố. Không lâu sau, Minh lên xe hoa rạng ngời trong váy cưới đắt tiền, vòng vàng đeo nặng cổ khiến bao chàng trai tặc lưỡi nuối tiếc. Hạnh phúc của Minh cũng là mơ ước của nhiều cô bạn đồng trang lứa. Bố mẹ Minh mừng ra mặt, tự hào vênh vang với làng xóm láng giềng.
Nhưng hạnh phúc chưa trọn vẹn khi Minh "phát sốt phát rét" lên với những yêu cầu của mẹ chồng: " Tôi không thể nào nghĩ được một nhà vương giả như vậy mà phong kiến đổi xử. Hàng sáng, mẹ chồng ngày nào cũng gõ cửa bắt dậy sớm, quét sân vườn hàng ngày. Chưa hết, bà còn muốn tôi hàng ngày nấu cơm buổi sáng và chiều. Tôi không hề nấu ăn tệ nhưng bà cứ lấy hết lý do này nọ để chê bai, nhiều khi buồn tới phát khóc".
Khi Minh kêu ca với chồng, anh giãy nảy lên mắng nhiếc: "Tôi đi làm cả ngày đã mệt thì chớ, về nhà cô lại kêu như quạ. Chịu được thì chịu, không thì giải tán". Bất ngờ với lời nói phũ phàng của Tiệp, Minh chỉ còn biết im lặng mà khóc thầm.
Cũng như Minh, Tuyết sinh trưởng trong một gia đình bình thường nếu không muốn nói là nghèo. Suốt thời đi học, cô mặc lại quần áo của chị gái. Thời gian thấm thoát qua, lên Đại học, với mức bố mẹ trợ cấp tối đa vài trăm nghìn không đủ để Tuyết sinh hoạt và đóng học phí. Vậy là, sau khi đi học, cô dành thời gian làm thêm, sáng sớm thì bán bánh mỳ trước cửa trường, chiều thì phụ việc trong quán ăn. Bạn bè trong lớp, ai cũng thấy ái ngại cho cô gái xinh xắn này.
Mấy năm sau khi ra trường, hết thảy bạn bè ai cũng ngạc nhiên khi đến dự lễ cưới của Tuyết. Giờ đây, Tuyết hoàn toàn khác. Tuyết ra dáng một quý bà sang trọng trong bộ váy cưới đắt tiền. Nhưng ở trong cuộc mới biết được. Đúng là chồng cô giàu thật, cũng yêu chiều cô nữa nhưng vì tuổi tác chênh lệch (Tuyết 27 tuổi, chồng cô 57 tuổi) nên "chuyện đó" cũng bị ảnh hưởng. Tuyết đang trong độ tuổi sung sức, vậy mà chồng cô luôn chối đây đẩy, viện đủ mọi lý do. Thêm vào đó, vì "trốn thuế vợ", ông chồng này chuyên lấy lý do đi công tác. Vậy là, vừa về làm dâu được vài tháng, cuộc sống khác thật, tiền không còn là vấn đề với cô nhưng cuộc sống gia đình dường như chỉ có một mình cô trong căn nhà rộng thênh thang này.
Tuyết đau khổ khi chồng liên tục từ chối "yêu" vợ (Ảnh minh họa)
"Chồng đại gia có phải là mình đại gia đâu" là câu cửa miệng của Bích. Mỗi ngày, Bích nhìn chồng, nỗi thất vọng dâng lên đến tột cùng. Bích bị choáng ngợp bởi sự hào nhoáng và tài giỏi khi tiếp xúc với Quân. Tuổi còn trẻ nhưng Quân đã có trong tay một khối tài sản lớn nhờ sự nhanh nhẹn và thông minh của mình. Quân cũng bị vẻ đẹp quyến rũ của Bích mê hoặc. Trai tài, gái sắc, họ đến với nhau.
Ai cũng khen Bích tốt số, lấy được người chồng vừa hiền lành, chịu khó làm ăn, lại biết bề lo toan tính toán cho gia đình. Có ai ngờ, mừng đấy mà cũng thành khổ đấy. Về làm vợ rồi cô mới hiểu, chồng mình có tính keo kiệt, chi li từng đồng. Sau cưới mấy hôm, Bích đi chợ mua ít đồ cho gia đình. Tay xách nách mang đem về nhà, chồng nhìn giá rồi nheo mắt, nhíu mày, rồi hậm hực hỏi mua hàng nào, anh ra chạy thẳng ra cửa hàng trả toàn bộ đồ. Vì " Sao em chẳng biết tiết kiệm thế, mua cái này ở hàng bên cạnh rẻ hơn 1000. Chẳng biết gì cả...".
Rồi anh cũng làm um lên khi cô muốn làm mới "chuyện yêu" bằng nến trong nhà tắm. Bích tức tưởi khóc: " Một lần chỉ muốn làm vui lòng chồng, tôi có tham khảo vài cách chị em mách nhau "làm chồng sướng" bằng cách nhà tắm có nến có hoa và mình sẽ "khiêu khích" chàng. Ấy vậy mà, anh ta thấy thế mắng tôi một trận tơi bời. Tôi chán vô cùng và mất hết cảm xúc với chồng ky bo, chẳng hiểu anh ta kiếm từng ấy tiền để làm gì?".
Áp lực khi lấy chồng đại gia
Nhận xét về vấn đề này, chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Giang (Trung tâm tư vấn Tình yêu - tình dục Thành phố Hà Nội) cho biết, bình thường phụ nữ làm dâu đã phải chịu những khó khăn nhất định. Việc lấy một người chồng xuất thân giàu có, bề thế, chị em càng gặp nhiều áp lực hơn.
Trên thực tế, điều kiện kinh tế ảnh hưởng khá nhiều đến cách đối nhân xử thế của mỗi người. Những "đại gia" khi có được gia sản lớn thì thường họ cũng có địa vị cao trong xã hội hoặc làm kinh tế giỏi, vì thế mà lối sống của họ đôi khi thiên về thực dụng, tính toán chi ly và đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe.
Người phụ nữ về làm dâu trong những gia đình như thế thường bị chê bai và cảm thấy sốc. Nếu không chuẩn bị trước về tâm lý và không biết chịu đựng thì nguy cơ tan vỡ gia đình rất cao.
Các cô gái hôm qua hay hôm nay đều thế, đều có quyền mơ ước lấy người giàu có. Tài năng, tiền bạc là tài sản của đàn ông. Nhan sắc là tài sản của phụ nữ. Chả nhan sắc nào mơ lấy anh chồng vừa nghèo vừa bê tha. Chả anh đại gia nào mơ lấy một cô... không nhan sắc. Tuy nhiên, chị em không nên quá chú trọng về kinh tế mà cần có thời gian tìm hiểu kỹ về người chồng tương lai cũng như gia đình chồng, từ đó có những chuẩn bị tốt về mặt tâm lý cho cuộc sống chung về sau.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tình yêu của chị đơn thuần là sex? Chảng lẽ ham muốn của đàn bà lại mãnh liệt hơn đàn ông ? Bởi vì dù biết lão và chị ấy đến với nhau vì sex nhưng chị vẫn chấp nhận điều này. Đây là do chị dễ dãi hay chị định nghĩa tình yêu chỉ là những ham muốn thể xác mà không cần nghĩ đến tương lai? Hai chị em...