Thêm thứ này vào sẽ giúp mỡ lợn thơm nức mũi, tha hồ để bao lâu cũng không mốc hỏng
Việc rán mỡ lợn thì không hề đơn giản bởi nếu không biết cách làm, chỉ sau 1 thời gian ngắn nó sẽ nhanh bị mốc, hỏng. Các đầu bếp lâu năm đã tìm ra 2 nguyên liệu giúp khắc phục điều này, các mẹ đã biết đó là gì và cách thực hiện ra sao chưa.
1. Nguyên liệu
Ảnh minh họa
2kg mỡ lợn (mỡ thịt hay mỡ lá đều được)
1 thìa cafe muối
1/2 bát nước nguội
1/4 củ hành tây
2. Cách làm
Bước 1: Thái lát hành tây, mỡ rửa sạch cắt thành các miếng nhỏ, để ráo nước.
Bước 2: Cho mỡ lên chảo, đun nóng lên rồi đổ nước vào, đun thêm 5 phút nữa thì cho thêm muối, hành tây. Muối sẽ giúp cho mỡ không bị mốc còn hành tây giúp mỡ thơm hơn.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bước 3: Cứ thế đun với lửa nhỏ khoảng 20 đến 25 phút, thỉnh thoảng đảo đều tay là mỡ chín.
Ảnh minh họa
Bước 4: Sau thời gian này thì tắt bếp, tách riêng phần tóp mỡ ra, đợi nguội thì chắt vào âu nhựa hoặc bình thủy tinh.
Cách làm tóp mỡ heo không bị bắn
Bước 1:
Chọn mua mỡ heo như thế nào? Chọn mua phần mỡ vai hay mỡ gáy, không dùng mỡ sa, rửa sạch, cho lên bếp luộc vừa chín với xíu muối. Cắt mỡ heo thành các miếng nhỏ. Sau đó cho mỡ vào chảo sâu lòng. Đổ nước vào luộc vừa chín với chút muối. Vớt ra rửa lại lần nữa, lau khô nước thì khi thắng mỡ sẽ không bắn tung toé.
Bước 2:
Cho mỡ vào chảo và thắng với lửa vừa. Khi mỡ tan chảy và tóp mỡ teo lại thì đập vài tép tỏi cho vào, rót vào chảo mỡ đang sôi chút rượu đế hay rượu gì cũng được nhưng nồng độ rượu cao cao một chút.
Cách làm và bảo quản mỡ heo ngon
Tiếp tục thắng đến khi tóp mỡ vàng giòn. Thỉnh thoảng đảo để mỡ không bị cháy và mất đi màu trắng đẹp.
Bước 3:
Sau khi mỡ chảy ra hết, chỉ còn lại phần tóp mỡ, nhanh chóng tắt bếp để vớt tóp mỡ ra. Vì nếu không, tóp mỡ quá lửa, bị cháy sẽ khiến màu của mỡ không đẹp.
Theo Dopanhnghiep
Đừng coi thường mỡ lợn: Tiêu thụ đúng cách sẽ đem lại lợi ích lớn cho cơ thể
Nhiều gia đình có thói quen sử dụng mỡ lợn trong nấu ăn, vì cho rằng mỡ lợn có mùi thơm và rất tốt cho sức khỏe. Vậy mỡ lợn có thực sự tốt không?
Lợi ích của việc ăn mỡ lợn là gì?
Trước hết, ăn mỡ lợn có lợi ích nhất định trong việc giúp nhuận tràng, vì mỡ lợn trơn mịn, nó có thể giúp giữ ẩm đường ruột, đại tiện sẽ tương đối trơn tru. Mỡ lợn có vị ngọt, có tác dụng bảo vệ sức khỏe lá lách, dạ dày và phổi. Những người có cảm giác kém ăn, người gầy yếu cũng rất thích hợp để ăn mỡ lợn.
Ngoài ra, mỡ lợn có lượng calo cao, rất có lợi cho những người cần bổ sung năng lượng, chẳng hạn như những người đã khỏi bệnh nghiêm trọng hoặc những người thường xuyên lao động vất vả.
Thứ hai, mỡ lợn có thể thúc đẩy sự thèm ăn. Thực phẩm chất béo động vật sẽ có hương vị đặc biệt, thơm và ngon hơn khi nấu ăn. Mỡ lợn cũng có tác dụng giải độc, có thể giúp phụ nữ điều trị viêm phụ khoa.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều mỡ lợn cũng có hại
Nhược điểm 1: Mỡ lợn có lượng calo cao, ăn thời gian dài rất dễ tăng cân, vì vậy kiến nghị những người béo phì không nên ăn nhiều.
Nhược điểm 2: Cholesterol trong mỡ lợn cũng tương đối cao. Nếu bạn ăn quá nhiều, lượng cholesterol và chất béo sẽ không được cơ thể hấp thụ hoàn toàn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch, những người già hoặc bệnh nhân bị huyết áp cao, tăng lipid máu hoặc bệnh tim thì nên ăn ít.
Nhược điểm 3: Hàm lượng lipid của mỡ lợn tương đối cao. Tiêu thụ quá lâu sẽ mang lại gánh nặng cho cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Cholesterol trong mỡ lợn cũng tương đối cao. Nếu bạn ăn quá nhiều, lượng cholesterol và chất béo sẽ không được cơ thể hấp thụ hoàn toàn, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch.
Vậy một ngày nên ăn bao nhiêu mỡ lợn?
Mỡ lợn và các chất béo động vật khác thực sự rất thơm khi được sử dụng để nấu ăn, nhưng đây là các axit béo bão hòa, còn chất béo trong thực vật là axit béo không bão hòa. Trong chế độ ăn uống khoa học, bạn nên chọn chất béo theo tình trạng thể chất.
Ví dụ, người già, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và người béo phì có thể chọn ăn dầu thực vật nhiều hơn và người gầy có thể tăng mức tiêu thụ mỡ lợn một cách thích hợp. Nếu bạn thực sự thích ăn mỡ lợn, bạn cũng không nên ăn nó mỗi ngày, tốt nhất nên sử dụng mỡ lợn mỗi tuần 2 lần. Kiến nghị mỗi người mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 25-30 gram.
Làm thế nào để sử dụng mỡ lợn và dầu ăn một cách lành mạnh?
- Sử dụng cả mỡ lợn và dầu thực vật trong nấu ăn. Tuy nhiên, nếu các thành viên trong gia đình có thể trọng tương đối nặng hoặc mắc bệnh tim mạch nên giảm tiêu thụ mỡ lợn.
- Khi nấu, chú ý nhiệt độ không quá cao. Nếu dầu ăn hoặc mỡ lợn đã bốc khói trong nồi, nhiệt độ lúc này sẽ gần như vượt quá 200 độ C. Khi đó rất dễ sản sinh các chất có hại như formaldehyd, benzen và axit acrylic.
Nên sử dụng cả mỡ lợn và dầu thực vật trong nấu ăn.
- Mỡ lợn hoặc dầu ăn nên mua ở những cửa hàng uy tín. Đặc biệt dầu ăn nên lựa chọn thương hiệu có tiếng, bởi dầu ăn dễ bị nhiễm độc aflatoxin trong quá trình sản xuất do thực phẩm bị mốc. Khi nuốt phải aflatoxin rất dễ bị ngộ độc, thậm chí bị ung thư gan.
Bất kể lựa chọn mỡ lợn hay dầu thực vật, chúng ta đều phải chú ý đến lượng thích hợp khi tiêu thụ. Chú ý hơn đến dầu ăn hoặc mỡ lợn sau khi chiên, không chiên nhiều lần, rất dễ tạo ra axit béo trans và các chất gây ung thư khác.
(Nguồn: QQ)
Hà Vũ
Theo baodansinh
Chỉ cần thêm bước này trước khi đun sôi, mỡ lợn sẽ trắng tinh, thơm để lâu không hỏng Chỉ cần nhớ mẹo đơn giản này chị em đã có thể sở hữu được một hũ mỡ lợn trắng tinh, thơm ngon và để lâu không hỏng. Hiện tại, chị em nội trợ thường sử dụng dầu ăn để chiên, xào thực phẩm nhiều hơn là dùng mỡ lợn. Tuy nhiên, vẫn có một số người thích nấu thức ăn với mỡ...