Thêm thành phố của Đức bị xếp vào danh sách nguy cơ cao
Thành phố Stuttgart thuộc bang Baden-Wrttemberg, Tây Nam nước Đức, đã bị xếp vào danh sách khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sau khi tỷ lệ lây nhiễm ở thành phố này vượt mức 50 ca/100.000 dân trong 7 ngày qua, buộc chính quyền thành phố phải siết chặt hơn các biện pháp kiểm soát mới.
Một biển thông báo giữ khoảng cách tiếp xúc với những người xung quanh được dán trên một tuyến phố đi bộ ở Berlin, Đức nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại CHLB Đức dẫn thông báo chính thức của chính quyền thành phố, cho biết tỷ lệ nhiễm COVID-19 mới tại thủ phủ Stuttgart trong ngày 10/10 đã tăng lên mức 50,5 ca trên 100.000 dân, vượt mức giới hạn 50 ca/100.000 dân/tuần. Các số liệu thống kê mới nhất cũng cho thấy thành phố với hơn 600.000 dân này, trong 24 giờ qua đã ghi nhận 82 ca nhiễm mới COVID-19.
Trước tình hình số ca nhiễm mới tiếp tục gia tăng, chính quyền thành phố Stuttgart cho biết sẽ buộc phải áp đặt thêm nhiều biện pháp kiểm soát mới nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Theo đó, ngoài việc cấm các cuộc tụ tập riêng tư với hơn 25 người trong thành phố, các biện pháp mới sẽ bao gồm quy định hạn chế đồ uống có cồn, bắt buộc đeo khẩu trang tại nơi công cộng và giới hạn thời gian mở cửa và hoạt động đối với các nhà hàng, quán bar, quán rượu. Chính quyền thành phố cũng khuyến khích người dân làm việc tại nhà.
Stuttgart là thành phố mới nhất của Đức được đưa vào danh sách khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 sau 3 thành phố Kln, thủ đô Berlin và Frankfurt. Trong khi đó, số ca nhiễm mới trên toàn nước Đức vẫn tiếp tục tăng đáng lo ngại. Trong ngày 10/10, Đức đã ghi nhận 4.721 ca nhiễm mới, vượt mốc 4.000 ca trong ngày thứ ba liên tiếp.
Video đang HOT
Trong khi đó, cùng ngày, Chính phủ Séc cũng thông báo sẽ siết chặt các biện pháp chống dịch nhằm hạn chế tốc độ lây lan dịch bệnh khiến số người phải nhập viện tăng. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Séc Alena Schillerova khẳng định sẽ tìm kiếm giải pháp để tránh không phải áp đặt biện pháp cách ly, như từng thực hiện đầu năm nay.
Quốc gia 10,7 triệu dân này đã ghi nhận tỷ lệ gia tăng số mắc mới COVID-19 trên đầu người cao nhất châu Âu sau khi nhà chức trách nới lỏng hầu hết các hạn chế. Theo bà Alena Schillerova, Chính phủ Séc không muốn đóng cửa nền kinh tế mà muốn có các biện pháp trọng tâm hơn, theo đó, sẽ hạn chế tiếp xúc và tập trung đông người.
Chỉ trong 10 ngày đầu tháng 10 này, Séc đã ghi nhận hơn 43.000 ca mắc COVID-19, bằng tổng số ca mắc trong cả tháng 9 và số người phải nhập viện cũng tăng 76% lên 2.085 ca trong tuần qua. Cùng với nguy cơ các bệnh viện có thể quá tải trong những ngày tới, Viện Đại học Y của Séc c ảnh báo số bác sĩ và nhân viên y tế mắc COVID-19 đang gia tăng nhanh tại nước này.
Trong khi đó, các chuyên gia dịch tễ học và bệnh truyền nhiễm cảnh báo Anh đang ở “đỉnh điểm” của cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 và nước này phải hành động ngay lập tức để có thể ngăn chặn lặp lại “kịch bản xấu” như hồi tháng 3 vừa qua.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Với số ca mắc mới tăng nhanh, đặc biệt là tại miền Bắc England, đồng thời tình trạng lây nhiễm COVID-19 đang chuyển từ những nhóm đối tượng thanh niên sang những người già hơn ở một số khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, Chính phủ Anh đang cân nhắc đưa ra một loạt quy định chống dịch mới, bao gồm cả việc trao nhiều quyền hơn cho các lãnh đạo địa phương nhằm theo dõi và truy vết những ca nhiễm mới. Ngoài ra, chính quyền cũng kêu gọi người dân thực hiện những quy định như rửa tay, đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc xã hội.
Từng là quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất châu Âu, Anh hiện đang chứng kiến số ca nhiễm gia tăng trở lại kể từ khi chính phủ bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế và mở lại trường học. Để cân bằng giữa việc chống dịch và hoạt động kinh tế, chính phủ đã thông qua một chiến lược thực hiện cách ly theo vùng nhằm hạn chế tốc độ lây nhiễm. Tuy nhiên, một số quan điểm chỉ trích cho rằng có ít bằng chứng cho thấy hình thức cách ly kiểu này mang lại hiệu quả.
Giới chức EU kêu gọi các nước thành viên thỏa hiệp về quyền đánh bắt cá
Ngày 8/10, Trưởng đoàn đàm phán Brexit của Liên minh châu Âu (EU) Michel Barnier đã lên tiếng kêu gọi các nước thành viên đưa ra một thỏa hiệp về quyền đánh bắt cá để có thể nêu vấn đề này với phía Anh trong các cuộc đàm phán thương mại.
Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier (phải). Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với đại diện ngoại giao các nước EU, ông Barnier nêu rõ: "Nếu chúng ta muốn một thỏa thuận, chúng ta cũng sẽ cần phải tìm kiếm sự nhất trí về vấn đề đánh bắt cá. Chúng ta cần một sự thỏa hiệp để chuyển cho Anh như một phần của thỏa thuận tổng thể".
Tuy nhiên, ông cảnh báo không nên để quyền đánh bắt cá gây chia rẽ người người dân châu Âu hoặc khiến họ phải nhượng bộ trong các vấn đề then chốt khác. Ông đồng thời khẳng định Brussels vẫn kiên định với các ưu tiên đàm phán như hỗ trợ nhà nước và cơ chế quản lý trong thỏa thuận cuối cùng với Anh.
Quyền đánh bắt cá là mối quan tâm chính của các quốc gia có chung các vùng biển với Anh, gồm Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Đức và đặc biệt là Pháp - nước luôn giữ lập trường cứng rắn nhất trong vấn đề này. Trong các cuộc đàm phán, phía châu Âu cho tới nay vẫn yêu cầu các tàu của họ sẽ tiếp tục được tự do tiếp cận các vùng biển của Vương quốc Anh, ngay cả sau khi giai đoạn chuyển tiếp sau khi Anh rời khỏi EU (Brexit) kết thúc vào ngày 31/12 tới. Tuy nhiên, phía Anh lại muốn hạn chế quyền tiếp cận này, đồng thời đề nghị quyền đánh bắt cá trên vùng biển nước này phải được đàm phán lại mỗi năm.
Các nhà ngoại giao cho biết một sự thỏa hiệp giữa các nước châu Âu sẽ đòi hỏi một sự cân bằng khéo léo giữa các nước thành viên EU muốn duy trì quyền tiếp cận hoạt động đánh bắt cá ở vùng nước sâu và các quốc gia khác chú trọng đến việc tiếp cận các vùng nước ven biển.
Trước đó, EU và Anh đã nối lại các cuộc đàm phán về mối quan hệ hậu Brexit tại thủ đô London với hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận vào cuối tháng này. Các cuộc thảo luận dự kiến kéo dài đến ngày 9/10, thời điểm diễn ra cuộc thảo luận giữa Trưởng đoàn đàm phán EU Barnier và người đồng cấp Anh David Frost.
Cuối tuần qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhất trí sẽ đẩy nhanh các cuộc thảo luận nhằm đạt được thỏa thuận trong bối cảnh đàm phán bị đình trệ và thời gian không còn nhiều. EU mong muốn đạt được thỏa thuận vào cuối tháng 10. Tuy nhiên, có 3 vấn đề quan trọng mà hai bên chưa thể thu hẹp bất đồng kể từ khi đàm phán bắt đầu vào tháng 3 vừa qua, bao gồm các quy định hỗ trợ của nhà nước cho các công ty tư nhân, việc phân chia quyền đánh bắt cá và việc giảm sát thỏa thuận.
Cùng ngày, Anh đã công bố hướng dẫn cập nhật về hoạt động qua lại biên giới đối với các doanh nhân và hành khách sau khi giai đoạn chuyển tiếp sau khi nước này rời khỏi EU kết thúc trong năm nay.
Theo hướng dẫn mới, người dân sẽ cần giấy phép vào hạt Kent để đi qua biên giới. Ngoài ra, việc xác nhận thẻ định danh của EU, Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) và Thụy Sĩ sẽ không được chấp nhận để nhập cảnh vào Anh, bao gồm cả các tài xế, kể từ tháng 10/2021.
Đức, Anh, Pháp cùng trừng phạt vụ Navalny, Nga đe dọa Đức, Pháp và Anh sẽ thúc đẩy các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga liên quan đến vụ việc của ông Alexei Navalny, Nga cảnh báo hợp tác kinh doanh. Hôm 7/10, Đức, Pháp và Anh sẽ thúc đẩy các lệnh trừng phạt của EU đối với các cá nhân Nga liên quan đến vụ đầu độc nhà hoạt động đối...