Thêm tàu đổ bộ Mỹ bị cháy
Tàu đổ bộ tấn công USS Kearsarge gặp hỏa hoạn trong quá trình bảo dưỡng tại nhà máy, nhưng ngọn lửa nhanh chóng bị dập tắt.
Vụ cháy xảy ra trên tàu đổ bộ USS Kearsarge hôm 17/7 khi nó đang bảo dưỡng tại nhà máy NASSCO của tập đoàn General Dynamics ở thành phố Norfolk, bang Virginia, Mỹ. Ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt và không gây nhiều thiệt hại, Bộ chỉ huy Các hệ thống Hải quân Mỹ (NAVSEA) ngày 18/7 ra thông cáo cho biết.
Sự cố xảy ra khi tia lửa hàn bắn vào vật liệu nhựa gần đó, khiến nó nóng chảy và bốc cháy. Tuy nhiên, nhân viên trực cứu hỏa đứng cạnh đó đã kịp dập tắt ngọn lửa trước khi nó lan rộng.
Sau vụ hỏa hoạn, hải quân Mỹ đã ra lệnh ngừng mọi hoạt động bảo dưỡng ở NASSCO để bảo đảm quy định phòng cháy chữa cháy.
Video đang HOT
USS Kearsarge tại quân cảng Norfolk hồi năm 2018. Ảnh: US Navy.
Đây là sự cố cháy nổ thứ hai với lực lượng tàu đổ bộ Mỹ trong tháng 7. Trước đó, tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard cũng bị cháy khi bảo dưỡng tại quân cảng San Diego, bang California. Hải quân Mỹ chỉ kiểm soát được đám cháy sau 4 ngày, con tàu nhiều khả năng bị hư hỏng nặng.
Phát ngôn viên NASSCO khẳng định nhà máy này ủng hộ lệnh đình chỉ bảo dưỡng sau vụ cháy. NASSCO cũng là nhà thầu chính trong dự án đại tu, nâng cấp chiếc Bonhomme Richard vào thời điểm xảy ra vụ cháy.
USS Kearsarge là chiếc thứ ba thuộc lớp tàu đổ bộ tấn công Wasp, cùng loại với USS Bonhomme Richard, được hạ thủy tháng 3/1992 và đưa vào biên chế hải quân Mỹ cuối năm 1993. Tàu dài 257 m, rộng 32 m và có lượng giãn nước 41.000 tấn, chỉ nhỏ hơn tàu sân bay hạt nhân và tàu đổ bộ lớp America.
Tàu đổ bộ Kearsarge đang trong giai đoạn bảo dưỡng kéo dài 10 tháng, dự kiến trở lại hoạt động vào cuối năm nay.
Vụ cháy chiến hạm khoét lỗ hổng lực lượng tiền phương Mỹ Mỹ có thể trả giá đắt vì tàu đổ bộ bị cháy Vụ cháy tàu chiến Mỹ là ‘bài học cho hải quân Nga’ Cách Mỹ lấp lỗ hổng sau vụ cháy tàu đổ bộ Tàu đổ bộ Mỹ bốc khói đen kịt trên ảnh vệ tinh
Hiện tượng cháy kim loại đe dọa hủy hoại tàu đổ bộ Mỹ
Các bộ phận bằng nhôm trên USS Bonhomme Richard có thể phản ứng với gỗ dán và nước, tạo khí metan gây nguy cơ cháy nổ lớn.
Chuẩn đô đốc Philip Sobeck, chỉ huy Nhóm tác chiến viễn chinh số 3 hải quân Mỹ, hôm 15/7 cho biết các trực thăng hải quân đã liên tục trút hơn 1.500 thùng nước để làm mát phần thượng tầng và sàn đáp máy bay của tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard, cho phép thủy thủ tiến sâu vào trong khoang để tìm điểm cháy và phun nước dập lửa.
USS Bonhomme Richard chìm trong khói lửa hôm 14/7. Ảnh: US Navy.
Hải quân Mỹ vẫn chưa kiểm soát được hoàn toàn đám cháy, dù đã qua 4 ngày kể từ khi ngọn lửa bùng phát trong khoang chứa thiết bị cơ giới của USS Bonhomme Richard. Các chuyên gia cho rằng con tàu và lực lượng cứu hỏa vẫn đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có phát nổ khí metan do hiện tượng cháy kim loại.
Trên tàu đổ bộ đang bảo trì và sửa chữa này có rất nhiều đồ vật dễ cháy. Ngọn lửa có lúc lên tới 540 độ C, làm suy yếu nhiều cấu trúc thép trên tàu, khiến đài radar và một phần khoang chỉ huy trên thượng tầng bị sụp đổ. Nguồn nhiệt cao cũng ảnh hưởng rất lớn đến các bộ phận được chế tạo bằng nhôm, vốn được dùng phổ biến trong các bộ phận trên tàu chiến để giảm trọng lượng.
"Các bộ phận bằng nhôm trên tàu có thể nóng chảy và kết hợp với gỗ dán để tạo ra nhôm carbide. Khi tiếp xúc với nước, nó sẽ tạo thành nhôm ôxit và khí metan dễ cháy. Hiện tượng này là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất với thủy thủ", Lawrence Brennan, đại tá hải quân Mỹ về hưu, nhận xét.
Vụ cháy xảy ra sáng 12/7 khi tàu Bonhomme Richard neo đậu tại căn cứ hải quân San Diego để bảo trì. Hàng trăm thủy thủ hải quân Mỹ cùng lực lượng cứu hỏa thành phố San Diego, bang California, đã nỗ lực khống chế đám cháy trên tàu USS Bonhomme Richard. Tuy nhiên, đến tối 15/7, vẫn còn nhiều đám cháy riêng lẻ trong thân tàu, dù khói đen không còn phun ra.
Gần 60 người bị thương, trong đó 5 người phải nhập viện rồi được ra sau đó, chủ yếu do hít phải khói hoặc kiệt sức vì hơi nóng.
USS Bonhomme Richard là chiếc thứ sáu trong lớp tàu đổ bộ tấn công Wasp, loại chiến hạm lớn thứ hai trong biên chế hải quân Mỹ, chỉ sau tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tàu được biên chế từ năm 1998, đã tham gia một số hoạt động quân sự trong những năm qua. Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ ước tính USS Bonhomme Richard có giá trị hơn một tỷ USD.
Giới chuyên gia nhận định sự cố này có thể khiến con tàu hỏng hoàn toàn và bị loại biên, ảnh hưởng lớn đến tham vọng biến tàu đổ bộ thành tàu sân bay hạng nhẹ của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc không ngừng gia tăng.
Hơn 3.000 tấn dầu có nguy cơ cháy trên chiến hạm tỷ đô Mỹ Hải quân Mỹ lo ngại hơn 3.000 tấn dầu trong khoang tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard bắt lửa, khi hỏa hoạn trên chiến hạm chưa được kiểm soát. "Đây chắc chắn là điều khiến chúng tôi lo ngại", chuẩn đô đốc Philip Sobeck, chỉ huy Nhóm tác chiến viễn chinh số 3 hải quân Mỹ, nói với các phóng viên hôm 13/7...