Thêm sáng kiến kích cầu nội địa
Sở Công Thương Hà Nội vừa khai mạc “Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội năm 2020″. Với chủ đề “60 ngày vàng – rộn ràng mua sắm”, chương trình kéo dài trong tháng 6 và 7. Theo dự kiến, tháng 11 năm nay thành phố tiếp tục tổ chức tháng khuyến mại thường niên.
Các đại biểu tham gia khai mạc Chương trình khuyến mại tập trung TP Hà Nội năm 2020.
Như vậy, khác với những năm trước, chương trình khuyến mại tập trung năm 2020 được tổ chức trong 3 tháng: 6, 7 và 11, thay vì chỉ diễn ra một lần vào tháng 11. Đây có thể coi là sáng kiến, bởi sau những khó khăn do dịch Covid-19, chương trình kích cầu thị trường nội địa sẽ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần khôi phục tăng trưởng kinh tế.
Video đang HOT
Sau cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19, nhiều quốc gia cũng đã đưa ra các gói kích cầu tiêu dùng trong nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế. Tại Trung Quốc, chính quyền thành phố Thượng Hải phối hợp với những công ty công nghệ phát hành số lượng phiếu quà tặng, phiếu mua hàng trị giá lên tới 13 tỷ nhân dân tệ (1,84 tỷ USD) trong tháng 5 và tháng 6. Trong tháng khuyến mại do thành phố Hà Nội tổ chức dự kiến cũng sẽ có hàng nghìn doanh nghiệp tham gia giảm giá hàng hóa, với giá trị ước tính lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Còn nhớ tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp hồi tháng 4-2020, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã khẳng định, thành phố sẽ tập trung nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc tạo điều kiện thông thương, tiêu thụ hàng hóa để tăng cầu cho sản xuất. Và chương trình khuyến mại tập trung với thời gian tổ chức trong 3 tháng, cùng với hàng loạt sự kiện kết nối sản xuất – phân phối, giao thương hàng hóa… được tổ chức liên tục từ nay đến hết năm 2020 chính là một trong những hoạt động nhằm cụ thể hóa khẳng định của lãnh đạo thành phố trong nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế Thủ đô.
Ngành nào sẽ có được cú huých đáng kể hậu đại dịch Covid-19?
"Rất nhiều người, nhiều doanh nghiệp chưa tham gia thương mại điện tử, giờ đã tham gia. Những mặt hàng chưa từng có mặt trên sàn thương mại điện tử, giờ cũng đã xuất hiện", ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết.
Theo Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông, thời gian qua, Bộ Công thương đã tập trung kết nối với hệ thống phân phối trong nước để giải phóng một lượng lớn hàng hóa, đặc biệt là nông sản vào vụ thu hoạch, giảm áp lực cho xuất khẩu trong giai đoạn gặp khó khăn.
Ông cho biết hầu hết các hệ thống phân phối lớn tại Việt Nam đều tham gia hoạt động kết nối, tiêu thụ hàng hóa cho người nông dân.
Một trong các giải pháp rất hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa là thông qua môi trường thương mại điện tử - gian hàng Việt, ông Đông nhấn mạnh.
Đồng tình với ý kiến này, ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, thương mại điện tử trong bối cảnh dịch bệnh đã có một "cú hích" đáng kể.
"Rất nhiều người, nhiều doanh nghiệp chưa tham gia thương mại điện tử, giờ đã tham gia. Những mặt hàng chưa từng có mặt trên sàn thương mại điện tử giờ cũng đã xuất hiện", ông Hải nói.
Theo ông, thời gian qua, Cục đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, Cục đã hỗ trợ người dùng tập trung hỗ trợ khâu thanh toán; đối với doanh nghiệp thì hỗ trợ xây dựng website, đào tạo trực tuyến các kỹ năng cơ bản.
Cục trưởng cho biết, từ đầu tháng 4 đến nay, Cục đã tổ chức đào tạo được 5 lớp với đông đảo các học viên tham gia.
Chia sẻ thêm, ông Hải cho biết Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thường xuyên kiểm tra, rà soát việc niêm yết giá nhằm ngăn chặn, loại bỏ các sản phẩm, gian hàng vi phạm và thông báo tới người bán về việc không lợi dụng dịch bệnh để tăng giá các sản phẩm hàng hóa phục vụ phòng dịch gây mất ổn định thị trường. Tính đến ngày 24/4, các Sàn Thương mại điện tử đã xử lý gỡ bỏ tổng cộng khoảng 17.310 gian hàng và khoảng 34.480 sản phẩm vi phạm.
T.Công
Thêm giải pháp hỗ trợ vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện có 79% doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng 50% lao động và đóng góp 40% GDP. Thế nhưng, khảo sát của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho thấy, chỉ có 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn từ hệ thống ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, nguồn vốn này khó tiếp cận do ngân...