Thêm quốc gia EU tuyên bố ‘hồi sinh’ than đá giữa khủng hoảng năng lượng
Sau Đức và Áo, Hà Lan đã gia nhập danh sách các quốc gia sẽ quay lại sử dụng than đá để giải quyết tình trạng thiếu khí đốt giữa khủng hoảng năng lượng.
Ảnh minh họa: Global Look Press
Theo đài RT (Nga), Bộ trưởng Năng lượng và Khí hậu Hà Lan Rob Jetten đã tuyên bố rằng nước này sẽ gỡ bỏ toàn bộ hạn chế từng áp đặt đối với các nhà máy nhiệt điện than. Đồng thời, giới chức cũng kêu gọi các doanh nghiệp khẩn cấp tiết kiệm năng lượng càng nhiều càng tốt trước mùa đông.
Hôm 20/6, ông Jetten cho biết Hà Lan đã kích hoạt giai đoạn “cảnh báo sớm” theo kế hoạch chống khủng hoảng năng lượng, trong bối cảnh nước này có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên trầm trọng trong mùa đông tới. Đồng thời, Bộ trưởng Năng lượng và Khí hậu Hà Lan cho biết thêm rằng quyết định trên đã được chuẩn bị và phối hợp với các quốc gia thành viên châu Âu khác trong nhiều ngày qua.
Video đang HOT
“Nội các đã quyết định lập tức rút lại những hạn chế sản xuất đối với các nhà máy nhiệt điện than”, ông Jetten nói và đề cập đến quy định tất cả các nhà máy nhiệt điện than ở Hà Lan chỉ được vận hành tối đa 35% công suất. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng ở thời điểm hiện tại, Hà Lan vẫn chưa phải đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt trầm trọng”, ông Jetten nói song khẳng định rằng nhiều quốc gia đang bị Nga siết chặt nguồn cung khí đốt.
Trong động thái tương tự, hôm 19/6, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết Berlin sẽ phải đẩy mạnh sử dụng than để sản xuất điện nhằm bù đắp lượng khí đốt tự nhiên thiếu hụt từ Nga. Ông Habeck thừa nhận đây là thực tế cay đắng, song nếu không làm vậy, các kho dự trữ khí đốt sẽ không đủ đầy để cung cấp cho người dân qua mùa đông năm nay.
Trong khi đó, Chính phủ Áo cũng đã làm việc với tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Verbund để chuyển đổi nhà máy nhiệt điện đốt khí tự nhiên ở khu vực phía nam Styria sang sản xuất điện từ than trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về năng lượng ngày càng nghiêm trọng.
Những động thái này được đưa ra sau khi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tuyên bố cắt giảm 60% nguồn cung khí đốt tự nhiên đến Đức thông qua đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc (Nord Stream). Gazprom giải thích việc cắt giảm lưu lượng khí đốt này là do Công ty Siemens của Đức không đưa các thiết bị bơm khí đốt trở lại trạm bơm đúng hạn sau khi sửa chữa, do lệnh trừng phạt nhằm vào Nga. Các quan chức châu Âu cáo buộc quyết định này hoàn toàn mang tính chính trị và có liên quan đến căng thẳng giữa Nga và phương Tây về chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine.
Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay đang trở nên thách thức hơn đối với các nhà hoạch định chính sách châu Âu khi khu vực này đang đối mặt với lạm phát tăng cao do giá lương thực và năng lượng leo thang.
Giá khí đốt theo hợp đồng của Benchmark Dutch được giao dịch ở mức 127 euro/1MWH trong ngày 20/6, tức tăng hơn 50% so với đầu năm 2022. Giám đốc điều hành công ty điện lực lớn nhất của Đức RWE, ông Markus Krebber cho biết giá điện có thể sẽ phải mất 3 đến 5 năm để quay trở lại mức giá thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu của các hộ gia đình và triển vọng kinh tế
Lào tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu xăng
Bộ Tài chính Lào đã chỉ thị cho các ngành liên quan và các chốt biên giới tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu xăng, bằng cách dỡ bỏ mọi thủ tục gây tắc nghẽn xe bồn chở xăng.
Người dân Lào mua xăng tại một trạm xăng ở thủ đô Viêng Chăn. Ảnh: Bá Thành/Pv TTXVN tại Lào
Theo một thông cáo do bộ trên ban hành ngày 17/6, các ngành liên quan cần phối hợp với nhau để đảm bảo xăng được nhập khẩu và được phân phối nhanh chóng tới các trạm xăng. Bộ Tài chính Lào cũng yêu cầu phòng thuế trực thuộc bộ làm việc với các ngành liên quan để ngăn chặn những kẻ buôn bán xăng với giá cao hơn so với giá mà chính phủ cho phép hoặc tích trữ nhiên liệu, cũng như áp đặt các hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm trên.
Bộ cũng thúc giục các cơ quan liên quan tăng cường biện pháp chống buôn lậu xăng dọc biên giới nước này.
Tuần trước nhiều trạm xăng tại Lào đã đóng cửa, buộc người tiêu dùng phải xếp hàng nhiều giờ để mua nhiên liệu tích trữ. Phần lớn lượng xăng tiêu thụ tại Lào phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu từ nước láng giềng Thái Lan.
Theo tờ Vientiane Times số ra tuần trước, việc đồng kip suy yếu, tình trạng lạm phát cao và thị trường dầu mỏ toàn cầu không ổn định đang khiến các nhà nhập khẩu nhiên liệu khó đáp ứng nhu cầu.
Nguy cơ căng thẳng gia tăng ở Đông Địa Trung Hải giàu khí đốt Căng thẳng leo thang ở Đông Địa Trung Hải đang nhận được sự chú ý của EU, vốn quan tâm đến tiềm năng khí đốt của khu vực như một giải pháp thay thế cho nguồn cung khí đốt của Nga. Mỏ Karish được cho là có trữ lượng khí đốt lớn, dẫn đến việc tranh chấp giữa Israel và Liban leo thang....