Thêm nước NATO “bật đèn xanh” để Ukraine dùng vũ khí tấn công lãnh thổ Nga
Ba Lan, quốc gia NATO chia sẻ biên giới chung với Nga, tuyên bố không áp đặt bất cứ hạn chế nào với vũ khí mà Warsaw đã viện trợ Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn với đài Radio Zet của Ba Lan được phát sóng ngày 29/5, Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan Cezary Tomczyk tuyên bố, Warsaw “không áp dụng bất cứ hạn chế nào đối với việc người Ukraine sử dụng vũ khí Ba Lan” trong cuộc xung đột hiện nay của Ukraine với Nga.
Binh sĩ Ukraine vận hành một pháo tự hành do Ba Lan sản xuất trên chiến trường. Ảnh: GettyImages
Khi được hỏi về việc liệu vũ khí mà Ba Lan viện trợ Ukraine có thể được sử dụng trên lãnh thổ Nga hay không, ông Tomczyk đáp rằng, người Ukraine “có thể chiến đấu theo ý muốn”, PravdaUkraine dẫn lời.
Theo quan chức Ba Lan, các nước phương Tây cũng nên dừng hạn chế việc Ukraine sử dụng vũ khí mà họ viện trợ để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. “Ukraine có quyền tự vệ nếu thấy cần thiết”, Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan nói.
Ba Lan, quốc gia NATO chia sẻ biên giới chung với Nga, là một trong những nước ủng hộ Kiev mạnh mẽ nhất trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine. Ông Tomczyk tiết lộ, Warsaw đã bàn giao 44 lô hàng viện trợ cho Kiev và đang chuẩn bị gói thứ 45.
Video đang HOT
Tuyên bố của ông Tomczyk được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đang nỗ lực vận động đồng minh dỡ bỏ hạn chế việc sử dụng vũ khí phương Tây sản xuất để tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Tại cuộc họp báo chung ngày 28/5 với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở thủ đô Berlin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng, phương Tây nên cho phép Ukraine “vô hiệu hóa” căn cứ quân sự mà Nga sử dụng làm nơi tấn công mục tiêu ở Ukraine, song nhấn mạnh Kiev không được tấn công mục tiêu dân sự và các căn cứ quân sự khác.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Scholz khẳng định, có các quy định về sử dụng khí tài viện trợ cho Ukraine và điều này “phải nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”. Ông Scholz cũng lưu ý Đức và Pháp đã “cung cấp những loại vũ khí khác nhau”.
Mỹ, quốc gia viện trợ Ukraine nhiều vũ khí nhất, hiện chưa cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tập kích mục tiêu ở Nga; nhưng Anh và một số nước khác đã “bật đèn xanh” cho hoạt động này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/5 cảnh báo sẽ có “hậu quả nghiêm trọng” nếu phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tấn công Nga. “Sự leo thang liên tục này có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Ở châu Âu, đặc biệt là ở các nước nhỏ, họ nên nhận thức được họ đang chơi đùa với điều gì”, ông Putin nêu.
Nga trì hoãn chuyển tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ để ưu tiên mặt trận ở Ukraine
Việc triển khai S-400 trong môi trường xung đột không chỉ phục vụ mục đích phòng thủ mà còn đóng vai trò răn đe chiến lược, làm phức tạp thêm tính toán cho bất kỳ sự can thiệp quân sự trực tiếp nào của NATO hoặc các lực lượng khác.
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới nhất do Nga sản xuất và đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nước này. Ảnh: TASS
Nhật báo Economic Times (Ấn Độ) ngày 24/3 đưa tin rằng Nga đã thông báo cho Ấn Độ sẽ chuyển giao hai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 cuối cùng trước tháng 8/2026. Việc điều chỉnh lịch trình này cho phép Nga ưu tiên đáp ứng các yêu cầu của lực lượng vũ trang nước này liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Ấn Độ có hợp đồng mua S-400 được coi là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất trên thế giới. Thỏa thuận giữa Nga và Ấn Độ về hệ thống S-400 chính thức được ký kết vào tháng 10/2018, bất chấp cảnh báo từ Mỹ rằng giao dịch như vậy có thể kích hoạt các biện pháp trừng phạt theo đạo luật CAATSA (Chống đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt). Thỏa thuận trị giá hơn 5 tỷ USD trên đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hợp tác quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ.
Việc chuyển giao hệ thống S-400 cho Ấn Độ được bắt đầu vào tháng 12/2021, theo lịch trình mà cả hai nước đã thống nhất. Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) đã nhận một số hệ thống và linh kiện liên quan của S-400, và việc triển khai những hệ thống đầu tiên được kỳ vọng sẽ tăng cường đáng kể khả năng phòng không của Ấn Độ, đặc biệt là dọc theo biên giới nước này.
Ấn Độ mua hệ thống S-400 là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm hiện đại hóa khả năng quân sự của New Delhi trong bối cảnh căng thẳng khu vực ngày càng gia tăng, đặc biệt là với nước láng giềng Pakistan và Trung Quốc. Hệ thống S-400 có khả năng tấn công máy bay chiến đấu, máy bay không người lái (UAV), tên lửa đạn đạo và hành trình trong phạm vi lên tới 400 km, làm gia tăng đáng kể khả năng phòng không cho Ấn Độ.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Trung Quốc, đầu tư của Ấn Độ vào phòng không đã trở thành nền tảng trong chiến lược an ninh quốc gia của nước này. Trong khi đó, chiến trường hiện đại, đặc trưng bởi những tiến bộ công nghệ và tác chiến đa miền, đặt ưu thế trên không lên hàng đầu. Đối với Ấn Độ, mối đe dọa bao gồm từ máy bay có người lái và máy bay không người lái cho đến tên lửa đạn đạo và hành trình, tất cả đều cần có cơ sở hạ tầng phòng không toàn diện và tiên tiến.
Việc mua các hệ thống như S-400 của Nga là minh chứng cho cam kết của Ấn Độ trong việc tăng cường khả năng phòng không của mình. Những hệ thống đó không chỉ giúp tăng cường phòng thủ mà còn đóng vai trò là công cụ răn đe chiến lược, báo hiệu sự sẵn sàng của Ấn Độ trong việc bảo vệ không phận của mình và chống lại bất kỳ hành động gây hấn nào.
Tuy nhiên trong bối cảnh xung đột ở Ukraine đang diễn ra, Nga đã nhấn mạnh việc cần đảm bảo khả năng phòng thủ của họ, bao gồm cả việc triển khai S-400, vốn ngày càng trở nên quan trọng. Tính toán chiến lược này không chỉ phản ánh những yêu cầu chiến thuật trước mắt của cuộc chiến mà còn là sự thừa nhận những tác động địa chính trị rộng lớn hơn. Hệ thống S-400, nổi tiếng với khả năng nhắm mục tiêu vào một loạt các mối đe dọa trên không ở khoảng cách đáng kể, có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ tài sản của Nga và là công cụ răn đe mạnh mẽ.
Tầm quan trọng của năng lực phòng không, đặc biệt trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine, vượt ra ngoài chiến trường. Đối với Nga, S-400 và các hệ thống tương tự rất quan trọng trong việc khẳng định ưu thế trên không và cung cấp lá chắn chống lại các cuộc không kích hoặc nỗ lực trinh sát tiềm tàng của đối thủ. Điều này đặc biệt cần thiết khi Ukraine liên tục nhận được sự hỗ trợ từ phương Tây, bao gồm cả việc cung cấp các hệ thống vũ khí tiên tiến và thông tin tình báo. Do đó, việc triển khai S-400 là một động thái chiến lược nhằm vô hiệu hóa những lợi thế này của Ukraine cũng như NATO và khẳng định quyền kiểm soát không phận.
Hơn nữa, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phòng không trong chiến tranh hiện đại, nơi việc sử dụng máy bay không người lái, tên lửa hành trình và các khí tài trên không khác đã trở nên phổ biến. Hệ thống S-400, với khả năng radar và tên lửa tiên tiến, rất phù hợp để chống lại những mối đe dọa này, cung cấp một lớp phòng thủ quan trọng chống lại nhiều cuộc tấn công trên không. Việc triển khai nó trong khu vực xung đột không chỉ phục vụ mục đích phòng thủ mà còn đóng vai trò răn đe chiến lược, làm phức tạp thêm tính toán cho bất kỳ sự can thiệp quân sự trực tiếp nào của NATO hoặc các lực lượng khác.
Tóm lại, sự hiện diện của S-400 giúp Nga duy trì thế trận phòng thủ vững chắc, đồng thời phản ánh một chiến lược rộng lớn hơn nhằm bảo vệ các tài sản và vị trí quan trọng, cũng như là một công cụ gây ảnh hưởng địa chính trị. Do đó, vai trò của S-400 trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukriane vượt xa những đóng góp về mặt chiến thuật, thể hiện cách tiếp cận của Nga đối với chiến tranh và phòng thủ trong thế kỷ 21.
Phương Tây 'thở phào nhẹ nhõm' khi xác nhận sự cố tên lửa ở Ba Lan không phải do Nga tấn công Các xác nhận từ Ba Lan, NATO và Mỹ đã giúp ngăn chặn sự leo thang lớn vì một cuộc tấn công có chủ ý của Nga vào Ba Lan nguy cơ lôi kéo liên minh quân sự này vào cuộc xung đột. Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg tại cuộc họp ở Brusells ngày 16/11. Ảnh: Reuters Theo nhật báo Sabah (Thổ...