Thêm những mẫu hải sản nhiễm độc
Chiều 24/8, trên mạng lan truyền công văn của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia gửi Bộ Y tế cho thấy con số nhiễm độc không khả quan như Cục ATTP công bố trước đó.
Cá chết hàng loạt hồi tháng 4 năm 2016. Ảnh: Hoàng Nam.
Ngày 24/8, kết quả kiểm nghiệm của các mẫu cá lấy tại 4 tỉnh miền Trung được Cục An toàn thực phẩm (ATTP-Bộ Y tế) công bố cho thấy, mức độ ô nhiễm đã giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, chiều 24/8, trên mạng lan truyền công văn của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (ATVSTPQG) gửi Bộ Y tế cho thấy con số nhiễm độc không khả quan như Cục ATTP công bố trước đó.
Theo kết quả Cục ATTP công bố, tháng 7 có 7/27 mẫu cá bị ô nhiễm kim loại nặng (chiếm tỉ lệ 25,9%). Đến ngày 19/8, trước thời điểm Bộ TN&MT công bố nước biển an toàn, kết quả kiểm nghiệm cho thấy chỉ có 1/18 mẫu cá vượt ngưỡng an toàn về kim loại nặng (chiếm 5,5%); Ngày 22/8, Bộ TN&MT đã chính thức công bố nước biển 4 tỉnh miền Trung đã an toàn có thể bơi lội và nuôi trồng thủy sản.
Tại văn bản của Viện Kiểm nghiệm ATVSTPQG cho thấy kết quả kiểm nghiệm 7 mẫu cá, 2 mẫu ghẹ từ Hà Tĩnh chuyển ra ngày 9/8 (được lấy trực tiếp từ Gò cá Cẩm Nhượng, chợ Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh) có 1 mẫu cá nhiễm cadimi vượt ngưỡng theo quy chuẩn Việt Nam; 5 mẫu nhiễm cyanua; 3 mẫu phát hiện hàm lượng phenol. Một số mẫu có hàm lượng phenol ở ngưỡng cao như cá man (8,3mg/kg); ghẹ 3 mắt (10mg/kg); cá đuối (14mg/kg) và lượng cyanua ở ngưỡng cao như cá mỏ neo (3,9mg/kg).
Video đang HOT
Công văn trên được gửi đúng vào ngày 22/8 – thời điểm Bộ TN&MT công bố chính thức nước biển tại 4 tỉnh miền Trung sạch đạt chuẩn để bơi lội, nuôi trồng thủy sản khiến dư luận nghi ngờ có hay không việc Bộ Y tế cố tình giấu kết quả này trước công luận? Trả lời câu hỏi, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục ATTP đã phủ nhận những nghi ngờ trên. Bà Nga giải thích, từ ngày 19/8, Bộ Y tế đã chốt kết quả kiểm nghiệm gửi sang Bộ TN&MT để chuẩn bị cho hội nghị sáng 22/8. Do đó công văn Viện Kiểm nghiệm ATVSTPQG gửi Bộ Y tế về 9 mẫu cá, ghẹ nói trên chưa được cập nhật.
Bà Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm ATVSTPQG cho biết: “Mọi thông tin về kết quả kiểm nghiệm độ an toàn của hải sản chúng tôi làm đều được gửi theo đường mật tới Bộ Y tế, không hiểu vì sao lại lọt ra ngoài. Chúng tôi không được phép công bố vì Viện là đơn vị làm kiểm nghiệm chứ không phải cơ quan phát ngôn của Bộ Y tế về vấn đề này”.
Về thông tin một số báo có đưa kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm ATVSTPQG ngày 22/8 có một số mẫu cá có chỉ số phenol và cyanua vượt ngưỡng an toàn, bà Nga lý giải: “Tôi xin nhấn mạnh là thông tin mà Bộ Y tế công bố chỉ có 1/18 mẫu cá được xét nghiệm là không đạt về chỉ tiêu kim loại nặng là kết quả xét nghiệm được thực hiện đến ngày 19/8, trước khi Bộ TN&MT công bố thông tin nước biển miền Trung an toàn vào ngày 22/8. Về chỉ số phenol và cyanua hiện không có nước nào trên thế giới có quy định về ngưỡng giới hạn. Hai chỉ số này chỉ là để so sánh với chỉ số ô nhiễm môi trường trong suốt thời gian trong và sau khi xảy ra sự số môi trường Formosa.
Đầu tháng 9 công bố cá ăn được hay chưa
Hiện có một số thông tin cho rằng đang có sự bất nhất về kết quả kiểm nghiệm khi tháng 5/2016, Bộ Y tế từng công bố lấy 140 mẫu nước ăn, rau ăn và hải sản ở vùng biển bị ảnh hưởng. Kết quả xét nghiệm đều nằm trong ngưỡng an toàn. Đến nay lại công bố kết quả trên 420 mẫu hải sản tươi được lấy trong 2 tháng 5, 6, cùng thời gian lấy 140 mẫu kể trên, thì tỷ lệ ô nhiễm kim loại rất cao.
Bà Nga cho biết, 420 mẫu là tổng số mẫu hải sản tươi sống được lấy trong khoảng thời gian từ khi sự cố môi trường xảy ra đến thời điểm công bố (tức là từ cuối tháng 4 đến ngày 19/8/2016). Ngoài các mẫu hải sản tươi sống, Bộ Y tế còn lấy mẫu đối với: hải sản chết, muối biển, nước biển, nước ăn, rau… ở các địa phương xảy ra sự cố. Công bố của Bộ Y tế tháng 5/2016 là kết quả kiểm nghiệm 140 mẫu được lấy và kiểm nghiệm đến thời điểm đó, bao gồm nước ăn, rau ăn và một số hải sản tươi sống tại các vùng bị ảnh hưởng chứ không phải toàn bộ 140 mẫu là hải sản tươi sống nên không có sự bất nhất trong kết quả kiểm nghiệm hải sản ở miền Trung.
Lãnh đạo Cục ATTP nhấn mạnh: Bộ Y tế vẫn tiếp tục hằng ngày giám sát, lấy mẫu với tất cả các loại cá tại các cảng biển và đầm nuôi ở 4 tỉnh miền Trung. Các kết quả kiểm nghiệm sẽ được Hội đồng khoa học của Bộ Y tế đánh giá và dự kiến sẽ công bố chính thức vào đầu tháng 9/2016.
Chỉ cần có 1 mẫu cá thu thập được kiểm tra mà không an toàn, thì khả năng cá biển ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người vẫn còn. Vì vậy, phải cần có thêm thời gian để giám sát, xét nghiệm các mẫu cá. Hiện những địa điểm Bộ TN&MT công bố có thể nuôi cá lồng bè trở lại, cá sống được trong môi trường nước biển an toàn đó thì có nghĩa là về cơ bản có thể khai thác cá ở những nơi đó.
Theo Thái Hà (Tiền Phong)
Cuối tháng 8 Bộ Y tế sẽ công bố chất lượng cá biển ở 4 tỉnh miền Trung
Dư luận đang đặt câu hỏi vì sao mẫu cá nhiễm độc ở 4 tỉnh miền Trung được phát hiện trong tháng 4, tháng 5 nhưng Cục ATTP lại không công bố
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) dự kiến cuối tháng 8 này, Hội đồng khoa học của Bộ Y tế sẽ công bố về việc cá biển ở 4 tỉnh miền Trung đã ăn được hay chưa, dựa trên kết quả xét nghiệm các mẫu hải sản được lấy tại các tỉnh này. Tuy nhiên, dư luận đang đặt câu hỏi vì sao mẫu cá nhiễm độc ở 4 tỉnh miền Trung được phát hiện trong tháng 4, tháng 5 có tỷ lệ cao, nhưng khi đó Cục An toàn thực phẩm lại không công bố cho người dân được biết?
Cá chết dạt vào bờ.
Từ tháng 4, hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra tại vùng ven biển các 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, ảnh hưởng lớn đến môi trường, kinh tế xã hội các tỉnh miền Trung cũng như gây khó khăn cho đời sống người dân.
Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Trần Việt Nga thông tin trên báo chí rằng, sau khi xuất hiện tình trạng cá chết bất thường ở miền Trung, Cục An toàn thực phẩm đã lấy trên 430 mẫu hải sản tươi ở các cảng cá, chợ cá, gồm tất cả các loại cá đánh bắt được ở vùng biển 4 tỉnh vừa nêu để kiểm tra cho thấy tỉ lệ mẫu nhiễm kim loại nặng cao. Đến nay, số mẫu nhiễm kim loại nặng đã giảm nhiều, chẳng hạn trong tháng 7 còn 7/27 mẫu, đến ngày 19/8 còn 1/18 mẫu có dư lượng kim loại nặng cadimi cao vượt ngưỡng.
Trả lời câu hỏi, tại sao trong tháng 4 và tháng 5, khi phát hiện tỉ lệ mẫu có dư lượng kim loại nặng trong hải sản đánh bắt ở mức cao nhưng Cục An toàn thực phẩm không công bố? Bà Nga cho biết, tất cả kết quả vừa nêu đã được Cục bàn giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi đó trách nhiệm công bố là của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Dự kiến cuối tháng 8 này, Hội đồng khoa học của Bộ Y tế sẽ công bố về việc cá biển ở 4 tỉnh miền Trung đã ăn được hay chưa, dựa trên kết quả xét nghiệm các mẫu hải sản được lấy tại các tỉnh này.
Theo VOV
Formosa chưa hoàn thành 26 hạng mục bảo vệ môi trường Trong 58 hạng mục bắt buộc phải thực hiện để bảo vệ môi trường, công ty Formosa mới hoàn thành 32 phần việc. Ngày 23/8, UBND tỉnh Hà Tĩnh có buổi làm việc với Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa để nghe báo cáo về cam kết xử lý môi trường trong dự án. Theo đại diện Formosa, trước đây đoàn...