Thêm những lao động nào được nhận tiền hỗ trợ Covid-19 từ 1-3,71 triệu đồng?
Người bán hàng rong, quà vặt, kinh doanh thời vụ, người lao động bị ngừng việc, chấm dứt hợp đồng đang phải điều trị, cách ly Covid-19… là những đối tượng mới được bổ sung nhận hỗ trợ Covid-19 từ gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng.
Sáng nay, 14.10, Bộ LĐ-TB-XH cho biết, Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký ban hành Nghị quyết 126 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68 về hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do Covid-19.
Thêm nhiều đối tượng được nhận tiền hỗ trợ Covid từ gói 26.000 tỉ đồng. Ảnh BẮC BÌNH
NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động, đang cách ly y tế được hỗ trợ 3,71 triệu đồng
Theo nghị quyết mới, NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ 1.5.2021 đến hết ngày 31.12.2021, và thuộc các trường hợp sau: đang phải điều trị Covid-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa, không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19; do NSDLĐ tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thể quyền để phòng, chống dịch hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16 hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch sẽ được hỗ trợ 1 lần.
Mức hỗ trợ với các đối tượng trên được chia làm 2 mức gồm: NLĐ tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng được hỗ trợ 1,855 triệu đồng/người; từ 1 tháng trở lên mức 3,71 triệu đồng/người.
Đối với NLĐ ngừng việc đang phải điều trị Covid-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa hoặc không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16; do NSDLĐ phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16 hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch Covid-19 từ 14 ngày trở lên, trong thời gian từ ngày 1.5.2021 đến hết ngày 31.12.2021, được hỗ trợ một lần 1 triệu đồng/người.
Đối với NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 1.5 – 31.12.2021 và thuộc các trường hợp: đang phải cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa hoặc không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch bệnh Covid-19; do NSDLĐ bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hoặc trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dich theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16 hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch Covid-19 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3,71 triệu đồng/người.
Công nhân mắc kẹt lại Sài Gòn trước làn sóng về quê: ‘Tụi em chọn ở lại thành phố’
Người bán hàng rong, quà vặt được hỗ trợ 3 triệu đồng
Một trong những điểm đáng chú ý của Nghị quyết 126 là thêm nhiều đối tượng hộ kinh doanh có thu nhập thấp được hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ.
Đối tượng cụ thể gồm: hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và có trong danh mục của cơ quan thuế; hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ không phải đăng ký hộ kinh doanh phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên do yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hoặc do có địa điểm kinh doanh trên địa bàn phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16 trong thời gian từ ngày 1.5 – 31.12.
Bên cạnh đó, nghị quyết mới cũng bổ sung chính sách hỗ trợ 1 triệu đồng đối với người cao tuổi và người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng là F0 hoặc F1 trong thời gian điều trị, cách ly từ ngày 27.4 -31.12.2021.
Vay trả lương ngừng việc cho NLĐ không phải đảm bảo tiền vay
Ngoài chính sách hỗ trợ NLĐ, Nghị quyết 126 còn bổ sung chính sách hỗ trợ NSDLĐ. Theo đó, NSDLĐ được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc phải ngừng việc liên tục từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1.5.2021 đến hết ngày 31.3.2022.
Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số NLĐ theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
Tương tự, chính sách trên áp dụng cả đối với NSDLĐ phải tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh để phòng chống dịch và NSDLĐ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng… vay để trả lương cho NLĐ.
Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số NLĐ đang làm việc theo hợp đồng lao động và đang tham gia BHXH bắt buộc theo thời gian trả lương thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
Nghị quyết cũng bổ sung chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị đối với NLĐ và NSDLĐ khi NSDLĐ đã đóng đủ BHXH hoặc đang tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 1.2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 10% lao động tham gia BHXH trở lên so với thời điểm tháng 1.2021.
Đối với trường hợp đã được giải quyết tạm dừng đóng theo Nghị quyết số 42 và Nghị quyết số 154của Chính phủ, nếu đủ điều kiện thì vẫn được giải quyết nhưng tổng thời gian tạm dừng đóng không quá 12 tháng.
Nghị quyết cũng nêu rõ trường hợp dịch bệnh xảy ra trên phạm vi lớn, ngân sách địa phương không đủ nguồn lực để thực hiện, căn cứ đề nghị của UBND cấp tỉnh, Bộ Tài chính bổ sung ngân sách cho địa phương tối đa bằng 70% mức dự kiến đề xuất ngân sách T.Ư hỗ trợ để kịp thời thực hiện chính sách.
Sau khi địa phương có báo cáo kết quả chi ngân sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ, Bộ Tài chính bổ sung hoặc thu hồi dự toán ngân sách T.Ư trên cơ sở thực tế hỗ trợ đối tượng theo quy định; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện.
Nghị quyết 126 Chính phủ có hiệu lực từ ngày 8.10.2021.
Trên 8 triệu lao động tự do và đối tượng đặc thù được hỗ trợ
Theo Bộ LĐ-TB-XH, tính đến 9.10, cả nước có trên 8 triệu NLĐ tự do và các đối tượng đặc thù tại 52/63 tỉnh, thành phố đã được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 với tổng kinh phí gần 10.770 tỉ đồng từ các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vận động của Ủy ban MTTQ Việt Nam, các công ty xổ số kiến thiết…
Các cơ quan chức năng đã hỗ trợ bổ sung với tổng kinh phí trên 105,1 tỉ đồng tới 4.765 người lao động mang thai và 100.415 trẻ em dưới 6 tuổi là con của NLĐ.
Đồng thời, 533.920 đối tượng F0, F1 đã được hỗ trợ tiền ăn với tổng kinh phí gần 295 tỉ đồng và 14.330 trẻ em là đối tượng F0, F1 được hỗ trợ bổ sung với mức 1 triệu đồng/trẻ em.
Đề xuất điều chỉnh thủ tục hưởng gói 26.000 tỷ đồng
Nhóm lao động thụ hưởng sẽ mở rộng tại các tỉnh, thành áp dụng Chỉ thị 16 và một số thủ tục được bãi bỏ, theo đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Cơ quan này đang lấy ý kiến bộ ngành, địa phương dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68 (gói an sinh 26.000 tỷ đồng) trước khi trình Chính phủ. Đề xuất sửa đổi sau hai tháng chính sách ban hành, hôm 1/7.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quá trình thực hiện cho thấy một số quy định chưa phù hợp thực tiễn. Việc giải ngân ở địa phương còn chậm, kết quả chưa cao.
Người dân (phải) ký nhận hỗ trợ tại phường Tam Bình, TP Thủ Đức, đầu tháng 8/2021. Ảnh: Nguyễn Hưng
Dự thảo cơ bản giữ nguyên nội dung Nghị quyết 68 đã ban hành, bổ sung một số điều kiện, nới lỏng thủ tục với nhóm lao động có hợp đồng phải ngừng việc, nghỉ việc, hộ kinh doanh và cho vay vốn trả lương ngừng việc.
Với nhóm chính sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho lao động tạm hoãn hợp đồng nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng, dự thảo mở rộng nhóm thụ hưởng là lao động làm việc theo chế độ hợp đồng tại các cơ sở có địa điểm phải ngừng hoạt động vì áp dụng Chỉ thị 16 , hoặc phải bố trí lại sản xuất để phòng dịch . Quy định hiện hành chỉ áp dụng cho cơ sở, doanh nghiệp phải ngừng hoạt động theo quyết sách chống dịch của chính quyền.
Mức hỗ trợ như cũ, từ một đến 3,71 triệu đồng cho từng nhóm, thêm một triệu đồng nếu lao động đang nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi hoặc mang thai.
Hộ kinh doanh, doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất mà có địa điểm tại nơi thực hiện Chỉ thị 16 cũng được hỗ trợ, thay vì chỉ ngừng hoạt động khi nằm trên địa bàn áp dụng các quy định chống dịch của chính quyền.
Với doanh nghiệp vay vốn trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất, Bộ đề xuất bỏ điều kiện " có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn ". Tính đến 26/8, chính sách này giải ngân trên 185 tỷ đồng cho 353 doanh nghiệp vay trả lương ngừng việc cho hơn 53.500 lao động.
Về chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động, dự thảo nới lỏng điều kiện " doanh thu quý liền kề trước lúc đề nghị hỗ trợ " giảm còn 5% thay vì 10% như hiện hành. Do nhiều địa phương giãn cách, cách ly xã hội, các cơ quan đang rà soát để phê duyệt hỗ trợ. Cả nước mới 3 doanh nghiệp lên phương án và nộp hồ sơ tại Thái Bình, Quảng Bình và Quảng Ngãi.
Với lao động tự do, dự thảo bổ sung nguyên tắc "Ngân sách trung ương hỗ trợ 40% với các tỉnh chưa tự cân đối được".
Người lao động xếp hàng chờ nhận quà hỗ trợ của nhóm từ thiện ở đường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm hôm 7/8. Ảnh: Tùng Đinh
Sau gần hai tháng, gói an sinh 26.000 tỷ đồng giải ngân hơn 8.000 tỷ cho trên 13,5 triệu người. 19 tỉnh thành phía Nam đang giãn cách xã hội, đông lao động là khu vực thực hiện nhanh và hiệu quả nhất. Tổng chính sách mà nhóm tỉnh thành này thực hiện được chiếm 72% cả nước.
Họp trực tuyến với các địa phương về triển khai gói an sinh hôm 26/8, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá một số địa phương làm rất chậm, có tình trạng "trên nóng dưới lạnh" trong thực thi chính sách.
Theo ông Dung, triển khai chậm một phần do dịch bệnh, giãn cách, nguồn lực thiếu, song chủ yếu vẫn do chủ quan, "trông chờ, ngại việc, ngại khó, sợ trách nhiệm ở một số địa phương". Cá biệt, có nơi cán bộ thiếu trách nhiệm trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục khiến người dân, doanh nghiệp phải điện trực tiếp cho ông.
Cùng với đề xuất sửa đổi Nghị quyết 68, Bộ sẽ lập 20 đoàn kiểm tra, giám sát để tháo gỡ khó khăn cho các tỉnh.
Quảng Nam hỗ trợ hơn 44 tỷ đồng đến người lao động gặp khó khăn do đại dịch Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam, tính đến ngày 6/8, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ hơn 44 tỷ đồng đến người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ hơn 44 tỷ đồng đến người lao động, doanh nghiệp...