Thêm những điểm ly kỳ về “thần rắn” ở Bắc Giang
Con rắn ở thôn Tân Sơn, xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, Bắc Giang vẫn tiếp tục thu hút sự tò mò của nhiều người dân hiếu kỳ.
Vái lạy nơi rắn trú ẩn
Trong khi đó, chính quyền địa phương đang đau đầu với sự việc này.
Khi chúng tôi có mặt tại địa điểm thần rắn hiển linh vẫn thấy khoảng 70-80 người xúm xít vây quanh con rắn đang chậm rãi bò trên đường. Một cụ già ở đây cho biết: “Thần vừa ở hang ra, sau khi tắm táp xong, thần đang đi ra phía bờ ao ngắm cảnh”.
Tôi hỏi “Thần tắm ở đâu?” thì các cụ chỉ về một miếng bạt trải bên cạnh hang rắn đựng một ít nước và giới thiệu đó là bể tắm của thần. Con rắn dường như không để ý đến sự có mặt của mọi người, thè lưỡi xác định phương hướng đi về phía ao gần đó.
Khá đông người mang máy ảnh, máy điện thoại ra quay. Một số người thò tay vuốt ve phía đuôi con rắn nhưng thần cũng không để ý. Một người phụ nữ thấy vậy nói : “Thần hiền lắm, ai sờ cũng được nhưng chỉ được sờ vào áo thần thôi, đừng sờ lên đầu. Đấy, hôm nọ có người ở nhà máy gạch Tân Xuyên sờ vào đầu thần về sưng vù mắt”.
Chúng tôi vẫn thấy chiếc bàn thờ dựng chễm trệ bên cạnh hang rắn, bát hương đã đầy lên rất nhiều so với mấy hôm trước. Một số người gọi con rắn là cô vì cho rằng hồn của một cô gái chết trẻ ở đây đã nhập vào con rắn.
Một chị vừa xem rắn bò vừa kể chuyện thần rắn thiêng lắm, hôm nọ có người đến xin số để đi đánh đề còn trúng mấy triệu đồng…
Thần lột da
Nhiều người dân sờ vào con rắn
Cũng theo nhiều người dân ở đây, dạo này thần có biểu hiện lạ lắm. Nhất là từ khoảng ngày 22-23/3, sau khi lột da thần cứ muốn đi về phía bờ ao.
Vậy là một số người dân cử ra 4 người túc trực 24/24 giờ, ngủ ngay bên cạnh hang thần để hễ thấy thần ra phía bờ ao thì đưa thần trở lại nhà. Một số người dân tính phương án xây miếu để cho thần ở, nhiều đoạn cây que đã được mang tới sẵn sàng cho việc xây dựng.
Video đang HOT
Trao đổi với Tiền Phong xung quanh vấn đề này, ông Bùi Đăng Văn, Trưởng Phòng Văn hóa – Thể thao huyện Lạng Giang cho biết đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng người dân tò mò đến xem con rắn này cũng như việc nhiều người lợi dụng chuyện con rắn để đồn thổi những tin thất thiệt.
Cái khó nhất ở đây là đả thông được tư tưởng cho những người cao tuổi ở thôn không tin vào chuyện thần thánh, ma quỷ. Nhưng xem ra không dễ. Ông kể, lãnh đạo xã Tân Dĩnh thời gian gần đây luôn nghĩ đến phương án xử lý con rắn sao cho hợp lý. Chủ tịch xã thức trắng nhiều đêm để tìm cách dẹp yên chuyện này.
Mềm nắn nhưng rắn… không buông
Rắn đã được lập bàn thờ, và có cả ảnh để thờ
Ông Văn cho biết, sau rất nhiều ngày bàn bạc, thống nhất phương án, chiều 26/3, toàn bộ cán bộ, công chức của Phòng Văn hóa – Thể thao huyện Lạng Giang và hầu hết cán bộ xã Tân Dĩnh có mặt tại khu vực rắn thần xuất hiện. Theo kế hoạch ban đầu, Phòng sẽ mời một thầy cúng đến thắp hương và nói chuyện với người dân để tạo điều kiện cho con rắn đi xuống ao.
Lúc đầu, mọi việc diễn ra khá suôn sẻ. Ông thầy cúng lên tuyên bố với người dân, rằng trước đây con rắn này là rắn thần nhưng sau đó thần không nhập vào nữa, rắn lột xác, hiện nguyên hình là con rắn bình thường, mọi người nên để cho nó ra đi.
Trưởng phòng Văn hóa – Thể thao Bùi Đăng Văn cũng dành hơn 40 phút phân tích cụ thể cho mọi người rõ về tập tính của rắn là tìm nơi khô hạn trước khi lột xác. Còn sau đó, rắn lại trở về dưới ao sống chứ không có chuyện thần thánh ở đây.
“Ban đầu mọi người có vẻ tán thành, nhất là những người trẻ tuổi đã không còn phản ứng gay gắt” – ông Văn nói.
Sau khi thầy cúng (do Phòng mời về) làm lễ, con rắn từ trong hang bò ra và chậm rãi bò về phía bờ ao. Không ai được đến gần, mọi con mắt đổ dồn vào từng cử động của con rắn. Lãnh đạo Phòng văn hóa và xã Tân Dĩnh nín thở.
Thế nhưng, khi con rắn bò đến gần sát bờ ao, nó chậm rãi… quay đầu trở lại. Chỉ chờ có thế, lập tức mấy người dân chạy tới bắt thần mang về hang và luôn miệng khẳng định là thần không hề muốn đi. Kế hoạch thất bại!
“Chúng tôi không thể cưỡng chế người dân để đưa con rắn đi được mà cần phải có phương án xử lý mềm mỏng vì đây là vấn đề tâm linh, lại được sự đồng tình của nhiều người già trong thôn. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thuyết phục người dân, tìm những người làm nòng cốt, nói để cho người dân hiểu và đồng thuận với chủ trương của chính quyền địa phương” – ông Văn nói về phương án xử lý câu chuyện rắn thần thời gian tới.
Sau khi thầy cúng (do Phòng mời về) làm lễ, con rắn từ trong hang bò ra và chậm rãi bò về phía bờ ao. Không ai được đến gần, mọi con mắt đổ dồn vào từng cử động của con rắn. Lãnh đạo Phòng văn hóa và xã Tân Dĩnh nín thở. Thế nhưng, khi con rắn bò đến gần sát bờ ao, nó chậm rãi… quay đầu trở lại. Chỉ chờ có thế, lập tức mấy người dân chạy tới bắt thần mang về hang và luôn miệng khẳng định là thần không hề muốn đi. Kế hoạch thất bại!
Theo xahoi
Những ngôi đền thờ "rắn thần" kỳ lạ nhất Việt Nam
Thời gian gần đây, xuất phát từ những tin đồn mang màu sắc mê tín, người dân ở nhiều địa phương đã bỏ tiền của ra lập nơi thờ tự "rắn thần"...
Rắn có sừng duy nhất ở Việt Nam là rắn lục sừng Fansipan
"Rắn thần có mào" nhập vào người?
Theo người dân thôn Kính Nỗ (xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội), vào cuối năm 2010, một người dân địa phương là ông Nguyễn Văn Thảo đã bắt được một con rắn màu xám, to bằng bắp tay, trên đầu nó có cái mào đỏ chót như mào gà.
Ông Thảo sợ con rắn cắn nên đã lấy kim chỉ khâu miệng rắn lại rồi mang ra chợ bán, nhưng không một ai dám mua con rắn của ông vì cho rằng loài rắn có mào thường là loại rắn thần bảo vệ đình, miếu, không nên động vào.
Ông Thảo lo sợ liền xách con rắn về nhà và thả về nơi mà ông đã bắt được nó. Tuy nhiên, ông đã tháo chỉ khâu miệng con rắn.
Từ đó, người con trai gần 30 tuổi của ông Thảo (tên Toàn) bỗng dưng có biểu hiện kiểu bị "ma nhập". Anh bò trườn khắp nhà như con rắn rồi cuộn tròn người nằm dưới gầm tủ, mắt trợn tròn, đỏ lòm, lưỡi thè dài ra. Anh còn đòi ăn trứng gà sống, người nhà đưa ra quả nào là trườn tới, dùng miệng cắn nát quả trứng rồi nuốt chửng. Miệng anh không ngừng nói: "Ta là rắn thần đây, sao chúng mày dám khâu miệng ta lại".
Nhà ông Thảo sợ quá liền cho cúng giải hạn. Cúng bái suốt cả buổi, người anh Toàn dần tỉnh táo trở lại nhưng không nhớ mình vừa làm gì, chỉ kêu mệt, buồn nôn và nôn ra toàn dịch trứng gà sống.
Sau vụ việc này, "thần rắn" tiếp tục làm khổ anh Toàn nhiều lần nữa. Mọi người đồn rằng "thần rắn" bị khâu miệng không thể ăn được nên bắt con trai ông thảo "ăn" thay.
Sau một lần bị "rắn nhập", anh Toàn bỗng ngồi dậy và phán: "Ta là thần coi làng ở đây đã bao năm nay. Con rắn thần của ta đã trông giữ cho cả cái làng này, vậy mà các ngươi dám khâu miệng nó lại... Bây giờ phải lập miếu thờ nó". Theo ý "thần" thì miếu phải xây ở gốc cây đa ở giữa làng, cũng chính là nơi mà ông Thảo đã bắt được con rắn có mào.
Kể từ ngày xây miếu đến nay, nhà ông Thảo vẫn thường xuyên trông nom việc thờ cúng miếu thờ "rắn thần". Ngoài tiền vàng, hương hoa, trong miếu lúc nào cũng có 10 quả trứng gà sống. Thỉnh thoảng, những quả trứng trong miếu bị mất dần, người ta đồn nhau là do "rắn thần" đến ăn...
Rắn nước, loài rắn được suy tôn làm "linh xà" ở Hà Tĩnh.
"Bà" rắn hổ chúa từ đâu bò vào nhà
Ông Đinh Văn Hùng, cư trú ở Tiểu khu 7, xã Tông Lạnh, Thuận Châu, Sơn La đã gặp một chuyện "rất khó tin" khiến ông phải lập miếu làm nơi ở cho một "bà rắn" hổ mang chúa.
Theo đó, vào buổi chiều một ngày tháng 4/2011, khi đang dựng một quán ăn trên mảnh đất của mình ông đã bắt được một con rắn hổ mang chúa nặng 4,2kg. Ông báo với chính quyền địa phương và kiểm lâm huyện và các cơ quan đó đã quyết định cùng ông thả mãng xà đó vào rừng.
Tưởng như chuyện chỉ có vậy, nhưng đúng một năm sau, nhà ông Hùng tổ chức khánh thành nhà hàng. Cũng đúng tầm giờ đó mọi người trong nhà lại được phen tá hỏa khi phát hiện con rắn lớn đang cuộn tròn trong góc bếp. có hình dáng y hệt con rắn ông Hùng thả đi năm ngoái.
Mọi người đã tìm mọi cách đánh động, thậm chí dùng cả gậy gộc xua đuổi nhưng con rắn vẫn bất động. Có người mách rắng, chắc là rắn thiêng, "rắn thần", nên đừng ai có dại mà lấy bạo lực để xua đuổi, đánh đập.
Nghe thấy thế, ông Hùng vội vàng đốt mấy nén hương, cắm ở gần nơi rắn nằm và lẩm nhẩm cầu khấn: "Nếu ông đúng là ông rắn năm ngoái đã đến với gia đình chúng con thật thì ông hãy nằm gọn vào một chỗ, kẻo mọi người đánh phải". Lạ thay, ông vừa dứt lời thì con rắn từ từ trườn sang một góc nhà và khoanh tròn lại.
Vốn là người làm ăn buôn bán nên ông Hùng tin rằng đây là một điềm lành. Ông quyết định lập miếu và chuyển con rắn vào đó.
Ông Hùng kể, có một lần ông và mọi người phát hiện con rắn chính là "bà rắn" vì một lần đứng xem "bà" tắm, mọi người thấy xung quanh bà có 4 con rắn con giống "bà" y tạc, nhưng nhỏ hơn. Từ đó, ai cũng tôn kính gọi ngài là "bà rắn" hay "bà chúa rắn".
Tin đồn lan xa khiến gia đình ông Hùng khốn khổ một thời gian dài vì có quá nhiều người đến chiêm ngưỡng và cúng bái "bà rắn" thiêng...
Từ giữa năm 2012 đến nay, hàng vạn người đã đổ về thôn Tân Quang, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh để xem một con rắn kỳ lạ được dân làng suy tôn là "linh xà", là báu vật sống của làng. Người dân nơi đây đã quyên góp tiền bạc xây hẳn một ngôi miếu mới để thờ rắn. Nhiều câu chuyện bí hiểm về "rắn thần" cũng đã lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Một bậc cao niên ở xã Tùng Lộc kể, chiều 23/3 Âm lịch, chị Nguyễn Thị Lý ở thôn Tân Quang đi làm đồng về muộn nên để xe máy trước hiên nhà rồi đi ngủ. Sáng hôm sau, chị phát hiện một con cóc vàng ngồi ngay bánh xe trước, bên cạnh là một chùm trứng nhỏ như hòn bi ve, màu trắng.
Rắn nước bỗng trở thành "rắn thần" được cả làng thờ phụng
Nghĩ là trứng cóc nên chị nhặt vào túi ni-lông đem bỏ cuối sân. Thế nhưng, khi quay lại chiếc xe máy thì chị hoảng hốt phát hiện một con rắn trông như con rắn nước đang quấn vào cổ xe máy, phần đuôi cuộn tròn giữ chặt lấy bọc trứng. Sợ hãi,chị báo cho họ hàng và hàng xóm xung quanh nhà biết. Có người khuyên chị nhờ thầy về làm lễ.
Chị Lý đã tìm đến một thầy cúng ở trong làng. Ông thầy này đã hướng dẫn cho chị mua lễ vật, thắp hương rồi làm lễ "mời" rắn đi ra đồng. Theo lời kể, mẹ con chị Lý cho toàn bộ trứng rắn vào một chiếc túi to, đến 12h thì rắn tự chui vào túi ni-lông, đầu hướng ra ngoài, miệng ngoác rộng nhìn thì "không thấy lưỡi".
Sau đó "rắn thần" được mang ra "ngự" dưới chân một ngôi miếu nhỏ thờ ngoài trời được lập vào năm 2002, xung quanh được rào chắn bởi những thanh tre kiên cố. Bên ngoài rào chắn có một ban thờ dựng tạm, trên ban thờ có đầy đủ nước suối, hoa quả, bánh kẹo... và hằng ngày được trai gái trong làng bảo vệ rất nghiêm ngặt.
Từ đó nhiều câu chuyện lạ được đồn thổi lên khiến người dân khắp nơi đổ xô về xem "rắn thần"... Đã có những hòm công đức xuất hiện bên cạnh bàn thờ rắn và nhiều quán nước đã mọc lên để phục vụ khách...
Theo xahoi
Sự thật ngỡ ngàng về "thần xà" hiển linh ở Việt Nam Những chuyện ly kỳ về "thần xà" hiển linh nhập vào người, "rắn thần" báo thù, mãng xà vương khổng lồ... hư hư, thực thực khiến người dân xôn xao bàn tán. Nhiều truyền thuyết về "rắn thần" đã từng xuất hiện ở Việt Nam (Ảnh minh họa) Hà Nội: "thần xà" nhập đòi cúng bò Vừa qua, vào buổi tối đúng ngày...