Thêm nhiều mảnh kim loại ‘lạ’ từ trời rơi xuống
Sáng nay 28.10, phóng viên Thanh Niên Online lại có mặt tại xã Thuận Quý ( H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) để tìm hiểu thêm câu chuyện sau tiếng nổ lớn, nhiều mảnh kim loại ‘lạ’ rơi xuống nhà dân hôm 25.10.
Sáng nay, nhiều người dân xã Thuận Quý đem nộp cho công an xã thêm nhiều mảnh kim loại ‘lạ’ sau tiếng nổ vào trưa 25.10
Có miếng kim loại vuông, dày với nhiều lỗ tròn
Trưởng Công an xã Thuận Quý, ông Lê Cường, cho biết vừa có thêm 8 miếng kim loại và một cục dây điện bị cháy do người dân tự giác đem nộp lúc sáng nay 28.10.
Theo quan sát, vẫn là những miếng kim loại xám (nghi bị cháy) dày khoảng 2-3 mm. Có miếng vuông, có nhiều lỗ tròn như để gắn ốc, dài chừng 70 cm, rộng 40-50 cm. Đáng chú ý có một ống nhựa tròn. Bên trong có rất nhiều sợi dây điện nhỏ đã bị cắt đứt hoặc bị cháy dài khoảng 7 cm.
Ông Cường cho biết: “Do công an xã thông báo rộng rãi đến bà con về vụ nổ. Nếu bà con ra rẫy tìm được bất cứ mảnh kim loại nào lạ phải đem nộp cho công an xã ngay để chúng tôi bàn giao cho cơ quan quân sự. Tổng cộng cho đến sáng nay (28.10) chúng tôi đã bàn giao cho cơ quan quân sự huyện gần 40 mảnh kim loại ‘lạ’, nặng tổng cộng hơn 100 kg”.
Trưởng Công an xã Thuận Quý Lê Cường cho biết đã kêu gọi bà con tự giác đem nộp kim loại “lạ”
Video đang HOT
Có một vật lạ là cuộn dây điện có vỏ nhựa đã bị cháy hoặc chặt đứt
Bà Phạm Thị Lan chỉ lên mái tôn nhà bếp của mình với hai lỗ thủng do kim loại lạ rơi từ trên không xuống
Bà Phạm Thị Lan, 45 tuổi, trú thôn Thuận Cường, kể: “Sau tiếng tổ rung chuyển, phải tới 15 phút sau thì mái tôn bếp nhà tôi mới bị vỡ. Rất may là cả hai vợ chồng, 3 đứa con ngồi ăn cơm phía dưới nên không bị sao”.
Ông Võ Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Thuận Quý, cho biết: “Cho đến giờ này chúng tôi không nhận được bất cứ thông báo nào của cơ quan chức năng từ sau vụ nổ. Không biết vụ nổ xuất phát từ đâu”.
Vào lúc 14 giờ chiều 28.10, Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận, đại tá Phạm Văn Long, cho Thanh Niên Onlinebiết, hiện các mẫu kim loại ‘lạ’ vẫn được bảo quản tại Ban chỉ huy quân sự địa phương.
Vào lúc 14 giờ chiều nay (28.10), Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận, đại tá Phạm Văn Long cho Thanh Niên Online biết, hiện các mẫu kim loại lạ vẫn được bảo quản tại Ban chỉ huy quân sự địa phương.
“Hiện Bộ Quốc phòng đã có văn bản giao cho Quân chủng Phòng không nghiên cứu và báo cáo cho Bộ Quốc phòng biết trong thời gian sớm nhất”, đại tá Long nói.
Theo TNO
Nổ kho pháo hoa kinh hoàng ở Phú Thọ do...nước mưa?
Dù chưa đưa ra kết luận cuối cùng nhưng một số cơ quan có trách nhiệm nhận định vụ cháy nổ tại Nhà máy Z121 (H.Thanh Ba, Phú Thọ) vào 7h40 sáng 12/10, khiến hàng chục người chết có thể do trời mưa, dột mái làm ẩm pháo hoa, gây phân hủy rồi phát nổ.
Trời mưa, dột mái làm ẩm pháo hoa gây nổ
Trong cuộc làm việc với lãnh đạo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Nhà máy Z121 (Bộ Quốc phòng) hôm 13/10, tổ điều tra thuộc Bộ Quốc phòng cho biết, vụ cháy nổ có thể xuất phát từ phân xưởng 616 là nơi có chứa pháo hoa thành phẩm.
Theo báo cáo của đoàn điều tra, tại phân xưởng này có chứa loại pháo hoa tầm thấp. Việc pháo hoa phát nổ được lý giải là do tự bốc cháy với hai khả năng. Thứ nhất các hộp pháo hoa bị rơi đổ, cọ xát va đập dẫn đến cháy nổ. Thứ hai là do thuốc pháo hoa bị phân hủy và tự bốc cháy.
Tuy nhiên, bước đầu cơ quan điều tra đã loại bỏ nguyên nhân pháo hoa bị rơi đổ với lý do: các hộp chứa pháo hoa được bao gói bằng hộp các tông, sắp xếp chắc chắn nên không có khả năng tự rơi đổ. Do vậy, cơ quan điều tra nghiêng về khả năng pháo hoa bị phân hủy, tự bốc cháy.
Hình ảnh vụ nổ được 1 người dân chụp lại.
Hiện tượng này được giải thích: Cấu tạo vỏ quả pháo hoa bao gồm hai bán cầu được gắn với nhau bằng băng dính giấy, bên trong chứa viên màu, chất nhồi cháy (trấu tẩm thuốc đen). Trong các viên màu có viên đỏ, viên trắng có chứa thành phần hợp kim nhôm ma-giê (Al-Mg) đóng vai trò làm chất cháy.
Trận bão gần đây gây mưa nhiều, thời tiết ẩm, mái nhà kho bằng fibro xi măng có thể bị dột hoặc bị hắt nước làm nước mưa rơi vào quả pháo hoa. Khi đó quả pháo hoa bị ẩm, làm hỗn hợp Al-Mg bị phân hủy tăng nhiệt âm ỉ nhiều ngày. Đến thời điểm nhất định tự bốc cháy gây cháy pháo hoa.
Do lượng pháo hoa lớn, từ cháy đã dẫn tới nổ toàn bộ kho chứa pháo hoa. Khi nổ các pháo hoa bắn lên trời rơi vào các kho và khu vực sản xuất gây cháy nổ toàn bộ khu vực, cả trong nhà máy và bên ngoài nhà dân.
Chuyên gia ngành hóa học: Nước mưa gây cháy vô cùng khó
Về khả năng phân hủy và phản ứng hóa học của hợp kim nhôm ma-giê, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Sỹ Lương hiện đang công tác tại khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, trả lời với tư cách một chuyên gia khoa học độc lập cho biết:
Trong hóa học, Ma-giê là kim loại nhóm 2A (kim loại kiềm thổ), còn nhôm là kim loại nhóm 3A, loại này có đặc điểm phản ứng với oxy rất mạnh. Đặc biệt khi cháy trong không khí sẽ tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, có ánh sáng mạnh, rực rỡ, giàu tia tử ngoại.
Do đó, thường thường trong pháo hoa luôn sử dụng những kim loại này để tạo hiệu ứng màu sắc, ánh sáng. Đặc trưng của hợp chất nhôm magie này khi không có ngọn lửa mồi hoặc không có tác động ngoại lực thì không thể cháy được.
Vụ nổ kéo dài vài giờ san phẳng nhiều kho, xưởng của nhà máy Z121.
Về giả thiết mưa nhiều, thời tiết ẩm, mái nhà kho bằng fibro xi măng có thể bị dột hoặc bị hắt nước làm nước mưa rơi vào quả pháo hoa. Khi đó quả pháo hoa bị ẩm, làm hỗn hợp Al-Mg bị phân hủy tăng nhiệt âm ỉ nhiều ngày. Đến thời điểm nhất định tự bốc cháy gây cháy pháo hoa. PGS.TS Ngô Sỹ Lương đánh giá:
"Quá trình oxy hóa, ăn mòn của môi trường sẽ có một số hợp chất kim loại có thể phát ra nhiệt, và với khối lượng lớn cũng có thể sẽ cho ra nhiệt độ cao hơn bình thường khá nhiều. Nhưng để cháy do hơi ẩm từ không khí với hợp kim ma-giê, nhôm thì bản thân tôi đánh giá là khó có khả năng ấy xảy ra.
Với ma-giê, nhôm khi tiếp xúc với không khí thì thường thường với dạng bột, sẽ bị ăn mòn rất nhanh trong không khí, còn ở dạng lá hoặc dạng tấm sẽ bị bao bọc bởi một màng trên bề mặt là oxit. Lúc này thì đốt còn khó cháy chứ nói gì đến tự cháy. Chúng tôi trong phòng thí nghiệm vẫn phải cất những kim loại này trong bình thủy tinh không có không khí vì sợ quá trình oxy hóa làm hỏng tính chất của kim loại"
Ngôi nhà 2 tầng xây kiên cố bên trong khuôn viên nhà máy bị tàn phá.
"Theo tôi nghĩ, các nhà máy làm những sản phẩm dễ cháy, nổ, người ta sẽ có những quy định an toàn rất nghiêm ngặt. Nếu là kho thành phẩm thì sẽ phải có các biện pháp chống ẩm, bởi pháo hoa ẩm thì bắn làm sao được?
Đã là thành phẩm thì bao giờ cũng phải có hạn sử dụng. Ví dụ là 3 năm chẳng hạn, thì trong vòng 3 năm đó anh bắn nó phải đảm bảo nổ chứ. Theo tôi, ở đây phải có nguyên nhân tác động từ bên ngoài thì mới nổ, chứ không thể tự bản thân nó (ma-giê, nhôm -PV) phát nhiệt mà nổ được". - ông Lương nhận định.
Theo PGS.TS Ngô Sỹ Lương, ông không ngoại trừ bất kỳ nguyên nhân nào, nhưng theo ông, khả năng có sự va đập, rơi đổ dẫn đến nổ thành phẩm dễ xảy ra hơn. Còn việc ma-giê, nhôm bị ẩm, tự phân hủy và phát ra nhiệt thì rất khó xảy ra trường hợp này.
PGS.TS Ngô Sỹ Lương cũng chia sẻ thêm, ông cũng có một người học sinh đang bảo vệ luận án thạc sỹ công tác trong kho pháo hoa vừa nổ này. May mắn trong vụ nổ, anh đang được nghỉ để đi học cao học, nếu không chắc rằng anh cũng sẽ gặp nguy hiểm.
Theo Đất Việt
Có bằng chứng mới về 'kho vàng 4.000 tấn'? Thông tin này được người đại diện của cụ Trần Văn Tiệp đưa ra, sau khi UBND tỉnh Bình Thuận gia hạn cho cụ tiếp tục tìm kiếm 'kho vàng 4.000 tấn' ở núi Tàu. Cụ Trần Văn Tiệp khảo sát núi Tàu tháng 7.2013 - Ảnh: Quế Hà Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hạnh, Tổ trưởng giám...