Thêm nhiều “kênh” thu hút nhà đầu tư chứng khoán
Kể từ phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên ngày 28/7/2000, đến nay thị trường chứng khoán (TTCK) ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư bởi số lượng hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú, chất lượng ngày càng được cải thiện.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 20 năm trưởng thành và phát triển. Ảnh: ST
Chú trọng phát triển số lượng
Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh) bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên chỉ với 2 mã cổ phiếu là REE và SAM vào ngày 28/7/2000. Đến cuối năm 2000, TTCK có 5 mã chứng khoán niêm yết với tổng số 32,1 triệu cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường thời điểm đó chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP. Dù đây là một kênh huy động vốn hiệu quả nhưng giai đoạn từ 2000-2005, số lượng các công ty niêm yết tăng chậm.
TTCK chỉ bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh từ năm 2006 sau khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động và trở thành sàn giao dịch cổ phiếu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bên cạnh Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh – nơi niêm yết các doanh nghiệp vốn lớn. Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán đầu tiên được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007 đã dần cải thiện những bất cập, xung đột với các văn bản pháp lý khác. Cũng tại thời điểm này, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh chuyển đổi mô hình thành Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh và chính thức áp dụng khớp lệnh liên tục từ ngày 30/7 để tạo thanh khoản cho thị trường… đã thúc đẩy làn sóng lên niêm yết và cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn gắn với niêm yết trên TTCK. Khi đó, sự góp mặt của một số tên tuổi lớn như: Vinamilk, Sacombank, Vietcombank, Tổng công ty Bảo Việt… đã giúp thị trường lớn mạnh, thu hút lượng lớn nhà đầu tư.
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2019, TTCK Việt Nam có 1.622 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch, trong đó có 750 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên cả 2 Sở Giao dịch Chứng khoán và 872 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCOM. Ấn tượng nhất, vốn hóa trên TTCK Việt Nam đạt khoảng 4.384 nghìn tỷ đồng, tương đương 72,6% GDP năm 2019.
Tới giai đoạn 2008-2009, các chỉ số thị trường giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tuy nhiên số lượng công ty niêm yết vẫn tăng đều đặn hàng năm. Đặc biệt, sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội khai trương vận hành thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) vào ngày 24/6/2009, số lượng công ty niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán tăng lên rất nhanh.
Video đang HOT
Ưu tiên hàng đầu về chất lượng
Theo đánh giá của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, bên cạnh việc phát triển số lượng công ty niêm yết, TTCK ngày càng hướng tới yếu tố “chất lượng” thông qua việc phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ (thị trường niêm yết, thị trường chưa niêm yết), đưa ra các quy định chặt hơn về điều kiện tài chính cho doanh nghiệp niêm yết, tăng cường các quy định về quản trị doanh nghiệp để nâng cao chất lượng các công ty niêm yết; đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn gắn với niêm yết trên TTCK… Trong vòng 5 năm trở lại đây, quy mô doanh nghiệp niêm yết đã tăng rất nhanh, từ con số 1 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD thì đến cuối năm 2019, con số này đã trên 30 doanh nghiệp trên 2 Sở Giao dịch Chứng khoán. Qua 20 năm phát triển, TTCK Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế.
Ngoài các công cụ là cổ phiếu, trên thị trường cổ phiếu còn có thêm các công cụ đầu tư khác như: các chứng chỉ quỹ đầu tư, các chứng chỉ quỹ ETF, REIT… và gần đây là sản phẩm mới chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrants). Có thể thấy, đến nay, cấu trúc của TTCK đã tương đối hoàn chỉnh bao gồm thị trường huy động vốn (thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu) và thị trường phân tán rủi ro (thị trường phái sinh) với những sản phẩm cơ bản đã phong phú hơn rất nhiều so với hai thập kỷ trước.
Có thể nói, việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm trên TTCK luôn là một trong những mục tiêu quan trọng trong nhóm giải pháp nhằm phát triển TTCK Việt Nam. Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, trong thập kỷ phát triển tiếp theo của TTCK Việt Nam, cơ quan quản lý cũng sẽ tiếp tục tập trung vào việc tăng lượng cung hàng hóa gắn với nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các loại sản phẩm trên cả 3 khu vực thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. Điều này trở nên đặc biệt hơn khi TTCK Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển, đó là khi Luật Chứng khoán mới đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2021 kèm theo hệ thống văn bản dưới Luật cũng được xây dựng mới thay thế cho hệ thống văn bản pháp lý trước đây nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của TTCK.
Ngoài ra, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã xây dựng xong hệ thống hạ tầng công nghệ mới cho TTCK Việt Nam và sắp đưa vào vận hành (hệ thống giao dịch, hệ thống thanh toán, hệ thống giám sát…) với nền tảng công nghệ đồng bộ, hiện đại hơn và cho phép triển khai nhiều nghiệp vụ mới. Sắp tới, việc tái cấu trúc TTCK với việc hợp nhất 2 Sở Giao dịch Chứng khoán thành một Sở Giao dịch Chứng khoán duy nhất quy mô và chuyên nghiệp hơn gắn với việc phân mảng các thị trường… sẽ là những tiền đề quan trọng để hỗ trợ và thúc đẩy TTCK phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ kinh doanh mới tiến gần hơn với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Bộ đôi cổ phiếu "họ" Vin dẫn đầu hai thái cực
Thị trường chứng khoán giằng co rung lắc với cái kết trái chiều ở nhiều mã cổ phiếu.
VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm. Ảnh Internet.
Đóng cửa phiên giao dịch chứng khoán ngày 15/7, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,8 điểm (0,21%) lên 869,91 điểm, UPCom-Index tăng 0,03% lên 56,69 điểm và chỉ có HNX-Index giảm nhẹ 0,08% xuống 116,04 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức trung bình với giá trị giao dịch hơn 5.000 tỷ đồng.
Khối ngoại đảo chiều bán ròng trong phiên chiều với giá trị hơn 110 tỷ đồng, lực bán tập trung vào các bluechips như MSN, VCB, HDG, SAB...
Nhiều cổ phiếu lớn như GAS, MSN, DHG, VIC, SAB, VJC, POW đảo chiều giảm đã tác động ít nhiều tới diễn biến thị trường. Trong khi đó, nhiều cổ phiếu như VCB, VNM, FPT, HPG...dù giữ được sắc xanh nhưng đà tăng đã giảm so với buổi sáng.
Trong khi đó, nhóm bất động sản, xây dựng thu hút dòng tiền khá tốt với nhiều mã tăng như CTD, DIG, CEO, HBC, HDG, KDH, PDR, SJS, NVL, VPI...
Nhóm Khu công nghiệp cũng là điểm sáng với nhiều mã tăng như NTC, SZL, SZC, SNZ, SZE, D2D, IDC...trong đó, SZL tăng trần.
Trong phiên này, bộ đôi cổ phiếu "họ Vin" dẫn đầu 2 thái cực với diễn biến khá kịch tính.
VHM là cổ phiếu có tác động tích cực nhất với VN-Index khi đóng góp cho thị trường 0,57 điểm. Chốt phiên, VHM tăng 0,75% lên mốc 81.100 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt hơn 2,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh.
Ở chiều ngược lại, VIC tác động xấu nhất tới thị trường khi lấy đi của VN-Index tới 0,76 điểm.
Chốt phiên, VIC giảm 0,88% về mốc 90.500 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch ở mức thấp với hơn 384 cổ phiếu khớp lệnh.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm với sự nâng đỡ từ vùng hỗ trợ 862-868 điểm trong phiên kế tiếp.
Về tổng thế, BVSC vẫn kỳ vọng vào đà tăng ngắn hạn của thị trường với đích đến nằm tại vùng kháng cự quanh 8885 điểm trong ngắn hạn. Diễn biến thị trường có thể sẽ có biến động mạnh trong phiên khi hoạt động đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 7 sẽ diễn ra vào thời điểm cuối phiên 16/7.
"Giai đoạn hiện tại, thị trường vẫn sẽ chịu sự chi phối chủ yếu từ thông tin kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niếm yết. Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhiều khả năng sẽ khiến cho lợi nhuận của các công ty không được tích cực trong quý 2. Yếu tố này dự kiến có thế ảnh hướng không tốt đến diễn biến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp, đặc biệt là khi thị trường tiếp cận các vùng kháng cự mạnh", BVSC phân tích.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cũng trong phiên giao dịch 16/7, VN-Index có thể sẽ tiếp tục hồi phục để hướng dần đến ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 895 điểm. Nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu tiếp tục quan sát thị trường và có thể canh bán ra nếu như VN-Index đánh mất ngưỡng 860 điểm (MA20) trong các phiên tiếp theo. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cầm tiền mặt nên tiếp tục đứng ngoài thị trường và chưa nên vội giải ngân do đây đã là sóng tăng cuối của chu kỳ hồi phục từ quanh ngưỡng 650 điểm đến nay.
Chứng khoán ngày 16/7: FRT, NT2, TDM, TLG được khuyến nghị Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 16/7. Ngưỡng hỗ trợ của FRT nằm tại mốc 23.500 đồng/cp CTCK Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BSC) : FRT thời gian qua đã vận động đi ngang xung quanh ngưỡng 24.500 đồng/cp sau khi có sự điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 6. Thanh khoản cổ...