Thêm nhiều doanh nghiệp xây dựng, bất động sản lên sàn chứng khoán
Ngày 22/7, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HOSE) đã tổ chức Lễ trao Quyết định niêm yết và đưa gần 104 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần KOSY (mã KOS) vào giao dịch.
Theo đó, tổng giá trị chứng khoán niêm yết của mã cổ phiếu này đạt trên 1.000 tỷ đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 23.200 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá là /-20%.
Theo HOSE, Công ty KOSY được thành lập năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng. Chỉ sau 5 lần điều chỉnh, vốn điều lệ của KOSY hiện đã đạt 1.037,5 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính của Kosy là kiến trúc tư vấn kỹ thuật, xây dựng, kinh doanh bất động sản, mua bán vật liệu xây dựng và các thiết bị lắp đặt trong xây dựng. Các dự án bất động sản tiêu biểu có thể kể đến là dự án Kosy Mountain View – Lào Cai; dự án Khu đô thị Kosy – Sông Công – Thái Nguyên; Dự án Kosy Bắc Giang…
Trong năm 2017 và 2018, doanh thu của KOSY có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2017 doanh thu thuần được ghi nhận ở mức hơn 407 tỷ đồng, năm 2018 tăng lên 900 tỷ đồng, tương ứng với lợi nhuận sau thuế 26,5 tỷ đồng năm 2017 và hơn 45 tỷ đồng năm 2018.
Tại kỳ báo cáo quý 1/2019, doanh thu thuần của KOSY đạt gần 294 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 8,49 tỷ đồng. Trong năm 2019, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần là 1.500 tỷ đồng, tăng 66% và lợi nhuận sau thuế là 65 tỷ đồng, tăng 44% so với 2018.
Trước đó, ngày 11/7, HOSE cũng trao Quyết định niêm yết và đưa 13,8 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần GAB (mã GAB) vào giao dịch, với giá trị niêm yết là 138 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh hàng vật liệu xây dựng qua lửa bằng công nghệ cao, trọng tâm là sản phẩm gạch Tuynel hướng tới bảo vệ mội trường và kinh doanh thương mại hàng nông sản.
Cuối tháng 5/2019, thị trường chứng khoán cũng đón nhận thêm một thành viên mới hoạt động trong lĩnh vực san xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư kinh doanh bất động san tại Việt Nam. Đó là việc hơn 448 triệu cổ phiếu Tổng công ty Viglacera – công ty cổ phần (mã VCG) chính thức được niêm yết và giao dịch trên sàn HOSE, với giá trị niêm yết hơn 4.483 tỷ đồng.
Theo thông tin từ HOSE, Viglacera là doanh nghiệp nhà nước được tái cơ cấu và cổ phần hóa, chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ 22/7/2014, với số vốn điều lệ là 2.645 tỷ đồng. Sau các đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng và cho người lao động năm 2016 và 2017, hiện nay vốn điều lệ của công ty đạt 4.483,5 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ sở hữu nhà nước là 53,97%.
Cũng trong khoảng thời gian này, 13 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ TNS Holdings cũng chính thức được niếm yết trên sàn HOSE, với mã chứng khoán TN1. Tổng giá trị niêm yết đạt 133 tỷ đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 30.000 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
Công ty này được thành lập từ tháng 10/2014, vốn điều lệ ban đầu là 38 tỷ đồng. Sau 5 năm hoạt động, đến nay vốn điều lệ của TNS Holding đã tăng lên mức 133 tỷ đồng, với hệ thống 5 công ty con hoạt động trong các lĩnh kinh doanh dịch vụ quản lý bất đông sản, bảo vệ, vệ sinh công nghiệp và dịch vụ tô chức, giới thiệu và xúc tiên thương mại…/.
H.Chung/TTXVN
Lợi thế của homestay Việt Nam là nguồn cung khổng lồ từ bất động sản
Ngành công nghiệp cho thuê địa điểm lưu trú ngắn hạn được dự báo sẽ bùng nổ ở Việt Nam thời gian tới đây nhờ nguồn cung khổng lồ từ lĩnh vực bất động sản...
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Theo công ty nghiên cứu thị trường AirDNA - đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu và phân tích cho thuê kỳ nghỉ ngắn hạn hàng đầu thế giới, tính riêng tại TP. Hồ Chí Minh năm 2016 có khoảng 6.200 chỗ ở dạng homestay, căn hộ lưu trú.
Đến năm 2017, con số này tăng vọt lên hơn 15.000 chỗ ở. Tới giữa năm 2018, số lượng homestay ở mức trên 20.000, và hơn một nửa trong số này có hoạt động thực sự.
Tương tự như vậy, tại Hà Nội, số lượng chỗ ở cũng gia tăng từ xấp xỉ 3.200 chỗ ở năm 2016 lên hơn 8.100 năm 2017 và tới hơn 11.200 trong nửa đầu năm 2018 trong đó có trên 6.400 chỗ ở có hoạt động thực sự.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, CEO Luxstay, lợi thế của thị trường homestay Việt Nam có nguồn cung khổng lồ từ lĩnh vực bất động sản. Có hàng trăm nghìn đơn vị (căn hộ, kỳ nghỉ, biệt thự, condotel) có sẵn cho thuê và đang phát triển nhanh chóng trong vài năm tới. Đó là một điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp cho thuê địa điểm lưu trú ngắn hạn bùng nổ ở Việt Nam.
Ngoài ra, người Việt Nam tích luỹ đầu tư vào bất động sản và quyền sở hữu nhà, bên cạnh hình thức truyền thống cho thuê dài hạn thì cho thuê ngắn hạn, trung hạn đang trở thành một xu hướng. Điều này sẽ tạo ra thu nhập thụ động tốt và hiệu quả hơn.
Mặc dù nguồn cung homestay dồi dào, nhưng để kinh doanh hiệu quả không phải chuyện đơn giản. CEO Luxstay cho rằng, chủ đầu tư cần đưa ra chiến dịch thu hút khách hàng, thông qua việc kết hợp cùng OTA uy tín, am hiểu khách hàng bản địa, có khả năng mang lại quyền lợi và hạn chế tối đa rủi ro.
Theo báo cáo, khảo sát của Luxstay dựa trên 3.000 chủ nhà là đối tác, khoảng 45% số này sở hữu trên 2 căn homestay. Còn theo số liệu 15 tháng gần nhất, doanh thu trung bình mỗi tháng của 100 chủ nhà hoạt động tích cực lên tới 20 triệu đồng. Trong 3 tháng gần nhất, doanh thu trung bình của 100 chủ nhà này lên tới xấp xỉ 30 triệu đồng, cho thấy sức nóng của ngành công nghệ - dịch vụ này vào càng về mùa du lịch, cũng như thời điểm cuối năm.
Hiện tại trên trang web Luxstay, số lượng homestay theo hướng căn hộ chung cư chiếm gần 50%. Căn hộ chung cư đang là xu hướng của ngành bất động sản do tốc độ đô thị hóa gia tăng tại nhiều thành phố lớn. Bên cạnh đó, phần lớn căn hộ trên Luxstay được cho thuê nguyên căn. Điều này lý giải bởi người châu Á thường lưu trú tại các không gian riêng tư thay vì chia sẻ không gian chung với người khác như người châu Âu.
Ngoài ra, có tới gần 20% số lượng căn hộ trên web Luxstay dưới hình thức villa cho thấy nhiều chủ đầu tư đã quan tâm hơn tới phân khúc du lịch cao cấp, hướng đến những dịch vụ du lịch đẳng cấp hơn.
CEO Luxstay cho biết, homestay đang là xu hướng trên thế giới. Thậm chí tại một số quốc gia, thị phần của loại hình homestay còn vượt qua cả khách sạn truyền thống. Do đó, Việt Nam chắc chắn không nằm ngoài xu thế này.
Trước đó, Visa từng tiến hành khảo sát xu hướng du lịch toàn cầu trong năm 2018 với sự tham gia của hơn 15.000 người đến từ 27 quốc gia trong đó có Việt Nam. Khảo sát này đã chỉ ra rằng, khách du lịch hiện nay thường mong muốn đạt được cả hai mục tiêu "khám phá" và "tận hưởng" trong những chuyến đi của mình.
Cũng chính sự thay đổi này mà homestay với không gian mở, giàu tính nghệ thuật và bản sắc văn hóa địa phương đã trở thành một sự lựa chọn tối ưu cho các tín đồ đam mê xê dịch hiện nay. Về Việt Nam một thời gian, homestay được đánh giá là dịch vụ mới lạ, kênh đầu tư tiềm năng so với hình thức cho thuê nhà thời hạn dài truyền thống.
Bên cạnh đó, homestay là loại hình lưu trú ngắn hạn nên doanh thu có thể cao hơn cho thuê truyền thống trung bình 20-30%, nếu ở các khu du lịch có thể cao hơn gấp 2-3 lần. Không chỉ có vậy, chủ nhà còn được chủ động, linh hoạt hơn trong thời gian sử dụng nhà khi cần.
Theo Bảo Vy/bizlive.vn
Đề xuất nộp phí bảo trì chung cư theo tháng Đại diện HoREA vừa có văn bản đề xuất nộp phí bảo trì chung cư theo từng tháng thay vì một 'một cục' ngay trước khi nhận nhà, để tránh xảy ra những phát sinh khiếu nại trong thời gian vừa qua. Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Pháp...