Thêm nhiều công ty Mỹ yêu cầu nhân viên tiêm vắc xin Covid-19
Sau Google, Facebook, nhiều công ty lớn khác của Mỹ yêu cầu nhân viên tiêm vắc xin, trong bối cảnh biến chủng Delta bùng phát mạnh mẽ đe dọa thành quả chống dịch của nước Mỹ.
Mọi người chờ tiêm vắc xin Covid-19 ở Springfield, bang Missouri, Mỹ ngày 6/8 (Ảnh: AFP).
Khi các công ty trên khắp nước Mỹ bắt đầu mở cửa văn phòng trở lại, tỷ lệ tiêm vắc xin ở nước này chững lại ở mức khoảng 50% trong khi số ca nhiễm tăng mạnh do biến chủng Delta hoành hành.
Vì vậy, từ Phố Wall đến Thung lũng Silicon, các lò mổ cho đến các hãng hàng không, ngày càng nhiều công ty Mỹ ra quy định bắt buộc nhân viên phải tiêm vắc xin Covid-19 trước khi trở lại văn phòng làm việc và sẵn sàng sa thải nếu vi phạm quy định.
Trong vụ việc mới nhất, hãng truyền thông CNN của Mỹ đã sa thải 3 nhân viên vì không tuân thủ yêu cầu tiêm vắc xin Covid-19 khi đến công sở. “Hãy để tôi nói rõ một lần nữa: chúng tôi không khoan nhượng với các trường hợp đến văn phòng làm việc nhưng không tiêm vắc xin”, Chủ tịch CNN Jeff Zucker nhấn mạnh trong bản thông báo gửi đến các nhân viên được công bố trên Twitter hôm 5/8.
Ông chủ của United Airlines, Giám đốc điều hành (CEO) Scott Kirby hôm 6/8 cũng ra thông báo 67.000 công nhân làm việc tại Mỹ sẽ phải tiêm vắc xin vào cuối tháng 10.
“Chúng tôi biết một số bạn sẽ không đồng ý với quyết định này”, ông viết trong một thông điệp gửi đến các nhân viên. “Tuy nhiên, chúng tôi có trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho các bạn tại nơi làm việc và sự thật rất rõ ràng là mọi người đều an toàn hơn khi mọi người đều được tiêm vắc xin”.
Video đang HOT
Các công ty ở Phố Wall cũng đang nỗ lực đưa nhân sự trở lại làm việc tại văn phòng. Hồi tháng 3, Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley và CEO BlackRock đã tuyên bố chỉ những nhân viên đã tiêm vắc xin mới được phép trở lại văn phòng làm việc.
Tại Thung lũng Silicon, những gã khổng lồ công nghệ như Google, Facebook và Microsoft mới đây cũng đã công bố các quy định tương tự.
Nhà sản xuất thịt Tyson Foods hôm 3/8 cũng ra thông báo quy định bắt buộc tiêm vắc xin đối với tất cả nhân viên tại các văn phòng và lò mổ, bắt đầu từ ngày 1/11. Cho đến nay, chưa đến 50% nhân viên của Tyson đã tiêm vắc xin.
Lo ngại phản ứng chính trị
Theo Ủy ban Cơ hội Việc làm Bình đẳng Mỹ (EEOC), người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động phải tiêm vắc xin khi trở lại văn phòng làm việc, ngoại trừ vì lý do sức khỏe hoặc tôn giáo.
Eric Feldman, giáo sư về luật sức khỏe và đạo đức y tế tại Đại học Pennsylvania, cho rằng CNN có lý khi sa thải nhân viên, nếu họ đã đưa ra các quy định rõ ràng. Ông nói: “Đặt bản thân vào tình thế nguy hiểm khi không tiêm vắc xin là điều ngu xuẩn, nhưng việc đặt người khác vào nguy hiểm do mình là phi đạo đức và trong nhiều trường hợp là bất hợp pháp, và đó là căn cứ để sa thải”.
CNN đã yêu cầu các nhân viên tiêm vắc xin nhưng không đưa ra yêu cầu họ phải chứng minh mà dựa vào sự tự giác và lòng tự trọng. Theo giáo sư Peter Cappelli tại trường Wharton, các công ty đang “chờ xem có bao nhiêu nhân viên sẽ tự giác tiêm vắc xin” trước khi dùng đến biện pháp mạnh hơn.
Theo AFP, trong khi các luật sư đều cho rằng, yêu cầu tiêm vắc xin là hợp pháp và các công ty có thẩm quyền pháp lý để làm như vậy, nhiều công ty vẫn rất thận trọng vì lo ngại làn sóng phản ứng chính trị.
“Nhiều người cho rằng, mọi người có quyền phản đối việc tiêm vắc xin và các chủ lao động lo ngại nguy cơ bùng nổ làn sóng phản đối chính trị nếu ra quy định bắt buộc”, giáo sư Peter Cappelli nói với AFP.
Chuỗi bán lẻ Walmart, công ty tư nhân lớn nhất nước Mỹ, đã ra quy định bắt buộc phải tiêm vắc xin cho nhân viên ở trụ sở chính, nhưng không áp dụng cho lực lượng lao động ở trong siêu thị và nhà kho. Chuyên gia Cappelli lưu ý, các cửa hàng này có xu hướng tập trung ở các vùng nông thôn, nơi có tâm lý chống vắc xin cao.
Bị truy tố 43 tội danh vì không chữa bệnh cho chó
Leow Suat Hong bị toà phạt 9.200 USD và bị cấm sở hữu vật nuôi trong 6 tháng vì nuôi hơn 50 con chó không phép và không khám thú y, khiến 24 con chết.
Ngày 5/8, người phụ nữ 49 tuổi vừa vị Toà án quận May Mesenas tuyên phạt mức án trên cho 17 tội danh, chủ yếu liên quan đến hành vi Cẩu thả với vật nuôi .
Ngoài ra, bà Leow vẫn đang phải đối mặt với 26 tội danh tương tự, mỗi tội danh có thể bị phạt tù tới 1 năm và 10.000 SGD, khoảng 7.400 USD.
Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 2/2016, hàng xóm đã báo cáo với Cơ quan Nông nghiệp và Thú y (AVA), Leow đang ở hữu tới hơn 20 con chó trong nhà.
Các nhân viên của AVA đến gõ cửa nhà Leow ngay sau đó, nhưng bà lấy lý do nhà của mình đang quá bẩn và yêu cầu họ đến vào ngày khác.
Trong những lần kiểm tra tiếp theo, Leow vẫn cương quyết không cho các nhân viên này vào nhà, thay vào đó, bà ta mang 11 con chó đến trước cổng và giao chúng cho nhóm nhân viên.
Họ từ chối mang những chú chó này đi và khuyên bà Leow nên bắn chip cho chúng và xin giấy phép trước khi nuôi. "Nếu không thể nuôi, hãy giao chúng lại cho các trung tâm bảo trợ động vật", họ nói.
Đàn chó bà Leow Suat Hong nuôi không giấy phép thuộc giống chó lai Bichon-Maltese. Ảnh: todayonline
Bà Leow sau đó đã miễn cưỡng nuôi chúng đến tận tháng 10, sau đó vẫn phải mang chúng đến dịch vụ nội trú cho thú cưng, The Pet Hotel vàgọi điện xin AVAhỗ trợ vì những con chó của cô ấy đang "chết từng con một".
Khi AVA đã đến kiểm tra The Pet Hotel , họ tìm thấy không phải 11 mà tới 50 con chó của Leow. 14 con trong số này đã chết, và Leow khai rằng cô đã mai táng 10 con chó khác trước khi nhân viên AVA đến.
Theo kết quả khám nghiệm, các chú chó bị nhiễm virus parvo, một bệnh ở chó mèo có thể phòng ngừa nếu tiêm chủng đầy đủ. Leow thừa nhận đã không đưa chúng đi khám thú y ngay từ đầu khi nó mới có dấu hiệu nhiễm bệnh.
"Tôi cố gắng hết sức để cứu nó bằng các biện pháp tại nhà, bước đầu có cải thiện được một số nhưng chúng quá yếu", bà Leow nói.
Singapore rất nghiêm khắc với sở hữu vật nuôi. Cụ thể, mỗi hộ chung cư chỉ được nuôi 1 con chó, còn với nhà đất, tối đa là 3 con, thuộc các giống được nhà nước cho phép nuôi.
Walmart, Disney thông báo các biện pháp chống dịch mới Walmart ngày 30/7 thông báo sẽ một lần nữa yêu cầu một số nhân viên người Mỹ đeo khẩu trang, trong khi Disney đã yêu cầu các nhân viên không thuộc các tổ chức công đoàn tại Mỹ phải tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh giới chức Mỹ đang nỗ lực gấp đôi để khuyến...