Thêm nhiều chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến virus Zika
Các nhà nghiên cứu hàng đầu về Zika tuyên bố loại virus này không chỉ liên quan tới chứng dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh mà còn dính líu tới hàng loạt chứng bệnh khác như nhiễm trùng não và tủy sống nghiêm trọng.
Hãng tin Reuters dẫn lời các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Zika cho biết một số trường hợp nhiễm loại virus này đã mắc các chứng bệnh bao gồm viêm não, viêm màng não và viêm tủy.
Bằng chứng cho thấy tác hại của Zika không chỉ dừng lại ở việc gây ra hội chứng “teo não trẻ sơ sinh” có thể khiến các nước đang trong vùng dịch tăng cường diệt trừ muỗi và chăm sóc bệnh nhân chu đáo hơn.
Các rối loạn mới được phát hiện được cho là có thể gây tê liệt và tàn tật vĩnh viễn. Điều này đòi hỏi nền y học thế giới cần đẩy mạnh phát triển vắc-xin phòng chống Zika hiệu quả.
Bằng chứng mới nhất cũng chứng minh rằng Zika đã biến đổi sau quá trình lây lan qua nhiều quốc gia. Tiến sĩ Peter Hotez, Hiệu trưởng Trường Y học Nhiệt đới Quốc gia thuộc Đại học Y khoa Baylor, nhận xét: “Những gì chúng ta đang thấy là hậu quả của việc virus này biến đổi từ chủng châu Phi sang chủng có thể gây ra đại dịch”.
Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) được cho là trung gian truyền virus Zika. Ảnh: Reuters
Sự bùng nổ Zika lần đầu tiên được phát hiện ở Brazil hồi năm ngoái rồi lây lan qua các nước châu Mỹ. Hàng ngàn trường hợp “đầu nhỏ” bị nghi ngờ do virus Zika gây ra, báo hiệu một vấn đề liên quan tới phát triển trí não ở trẻ sơ sinh.
Video đang HOT
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi tháng 2 tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về loại virus này.
Những nghi ngờ rằng Zika tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh được tìm ra sau khi các nhà khoa học khám nghiệm các bào thai bị phá hoặc chết lưu. Trong đó, virus nhân bản trong mô não người. Ngoài dị tật đầu nhỏ, các nhà nghiên cứu còn phát hiện các trường hợp tử vong của thai nhi, suy nhau thai, thai nhi chậm phát triển và hệ thống thần kinh trung ương bị tổn thương.
Các bác sĩ cũng lo ngại Zika tiếp xúc trong tử cung có thể gây ra những tác động tiềm ẩn cho trẻ, chẳng hạn như các vấn đề về hành vi hoặc khả năng học tập mà không biểu hiện rõ ràng sau khi sinh.
Nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng não và tủy sống gần đây trải qua cơ chế bị tấn công trực tiếp vào các tế bào thần kinh. Vì vậy, các nhà khoa học đang xem xét liệu Zika có khả năng lây nhiễm qua dây thần kinh trực tiếp ở người lớn hay không.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Hoá chất trong nước sinh hoạt hay virus Zika gây teo não?
Một nhóm bác sĩ Argentina mới đây công bố họ phát hiện hoá chất của Monsanto mới là nguyên nhân gây teo não.
Sự bùng phát của hàng ngàn trường hợp trẻ sơ sinh mắc dị tật đầu nhỏ bẩm sinh ở Brazil trùng hợp với sự lây lan của virus Zika tại quốc gia này khiến nhiều người cho rằng chính virus Zika gây teo não. Thậm chí tất cả phụ nữ mang thai trên toàn thế giới đều đã được khuyên nên thận trọng với loại virus này.
Tuy nhiên mới đây, một nhóm bác sĩ người Argentina đã công bố báo cáo cho biết có nhiều nghi vấn cho thấy virus Zika không phải là thủ phạm chính cho dịch teo não bất thường này mà là bởi một loạt hoá chất độc hại có trong nguồn nước sinh hoạt tại Brazil.
Một nhóm bác sĩ Argentina mới đây công bố họ phát hiện hoá chất của Monsanto mới là nguyên nhân gây teo não. (ảnh Techtimes)
Không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên
Theo các bác sĩ thuộc Physicians in Crop-Sprayed Towns (PCST), năm 2014, một loại hóa chất diệt ấu trùng muỗi (có khả năng gây dị tật ở loại côn trùng gây hại này) đã được bơm vào nguồn nước sinh hoạt tại Brazil để chặn đà sinh sôi của ấu trùng muỗi trong các bồn chứa nước.
Loại chất hóa học này, được biết đến với tên gọi Pyriproxyfen, đã được sử dụng trong một chương trình lớn do chính phủ Brazil thực hiện nhằm kiểm soát số lượng muỗi trong nước sinh hoạt ở quốc gia này. Pyriproxyfen là một loại hoá chất diệt ấu trùng đươc sản xuất bởi Sumitomo Chemical, một công ty liên kết với tập đoàn Monsanto (Mỹ) đóng tại Nhật Bản sản xuất.
"Việc dị tật xuất hiện tại hàng ngàn trẻ sơ sinh là con của những phụ nữ mang thai sống ở những khu vực mà chính quyền Brazil đưa Pyriproxyfen vào nước uống không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên," báo cáo của PCST cho biết.
Một ví dụ điển hình: Bộ Y tế Brazil đã tiêm Pyriproxyfen vào các hồ chứa ở bang Pernambuco. Trong khu vực này, sự sinh sôi của của muỗi Aedes mang theo virus Zika cũng tăng đột biến.
Pernambuco cũng là tiểu bang đầu tiên ở Brazil phát hiện ra sự cố dị tật não ở trẻ sơ sinh, chiếm tới 35% tổng số trường hợp mắc dị tật này tại Brazil.
Nhóm các bác sĩ người Argentina cũng chỉ ra rằng dịch lây lan virus Zika trước đó, không ghi nhận bất cứ trường hợp bị teo não nào. Thậm chí tại Colombia, nơi có tới hàng trăm ngàn người nhiễm virus Zika, vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị teo não liên quan tới Zika.
Có tới 3.177 phụ nữ mang thai trong cả nước đã bị nhiễm Zika, nhưng các báo cáo PCST cho biết những phụ nữ đang mang thai này vẫn đang khỏe mạnh hoặc đã sinh ra những đứa trẻ hoàn toàn bình thường.
Còn nhiều nghi vấn
Trên trang web của mình, công ty hoá chất Sumitomo khẳng định Pyriproxyfen chỉ gây ra các phản ứng phụ với các loài chim, cá và động vật có vú.
Tuy nhiên, nhiều bằng chứng lại cho thấy sự thật ngược lại. Tháng 1 năm nay, Washington Post đưa tin, kiểm tra 732 trường hợp trong số 4.180 ca teo não được cho có liên quan tới virus Zika cho thấy hơn một nửa trong đó không hề liên quan virút Zika. Chỉ 270 trường hợp được khẳng định đã bị teo não vì loại virus này.
VietBao.vn (Theo_Eva
Chùm ảnh virus Zika hoành hành ở Châu Mỹ Số quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Mỹ thông báo về trường hợp nhiễm virus Zika tăng mạnh trong khoảng thời gian từ ngày 22/1 đến 26/1. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự bùng phát dịch bệnh do virus Zika có thể lan rộng sang tất cả các quốc gia Châu Mỹ, trừ Canada và Chile. Trường hợp...