Thêm nhiều cá nhân và doanh nghiệp bị phạt nặng
Trong đó, có thêm doanh nghiệp có tiên tuổi bị UBCKNN phtaj nặng vì không đưa chứng khoán lên giao dịch.
Tiêu điểm xử phạt vi phạm hành chính tuần qua là có nhiều doanh nghiệp bị UBCK phạt nặng.
Thêm một doanh nghiệp có tên tuổi bị phạt nặng
Cụ thể, CTCP Điện cơ Thống Nhất bị phạt tổng cộng 410 triệu đồng, trong đó có 350 triệu đồng tiền phạt do không đưa chứng khoán lên giao dịch theo quy định và phạt 60 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn.
Các thông tin công bố không đúng thời hạn bao gồm Nghị quyết HĐQT về việc tuyển dụng và bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Quyết làm kế toán trưởng công ty, và quyết định miễn nhiệm Phó Tổng Giám đốc.
Điện cơ Thống Nhất là doanh nghiệp kế tiếp, sau Tổng công ty Rau quả và Bánh kẹo Hải Châu cũng vừa nhận quyết định xử phạt do không đưa chứng khoán lên giao dịch.
Điện cơ Thống Nhất (Vinawind) là một trong những đơn vị sản xuất quạt điện đầu tiên của Việt Nam. Tháng 8/2015 công ty đã chuyển hình thức hoạt động từ công ty TNHH MTV đổi tên thành CTCP Điện cơ Thống Nhất.
Video đang HOT
Kết quả kinh doanh, doanh thu năm 2018 đạt 914,27 tỷ đồng, giảm 3% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 83,24 tỷ đồng, tăng 22,48% so với cùng kỳ. Riêng quý 1/2019 doanh thu đạt gần 375 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế đạt 27,3 tỷ đồng.
Solavina bị phạt 100 triệu đồng
Cũng liên quan đến doanh nghiệp, trước đó ngày 7/5 UBCKNN đã ban hành quyết định phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Solavina (mã chứng khoán SVN) số tiền 100 triệu đồng do không công bố thông tin loạt tài liệu của công ty theo quy định.
Có cả cá nhân bị phạt
Đối với cá nhân, bà Phan Hải Hà, một nhà đầu tư cá nhân, số tiền 22,5 triệu đồng. Nguyên nhân do bà Phan Hải Hà đã báo cáo không đúng thời hạn khi sở hữu 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của một công ty đại chúng.
Cụ thể, bà Phan Hải Hà nắm giữ 2.549.440 cổ phiếu MCG của CTCP Cơ điện và xây dựng (tỷ lệ 4,9%). Ngày 6/9/2018 bà Hà mua thêm 150.000 cổ phiếu, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 2.699.440 cổ phiếu (tỷ lệ 5,186%) và trở thành cổ đông lớn. Tuy nhiên đến ngày 12/12/2018 Sở GDCK Tp HCM mới nhận được báo cáo về sở hữu từ 5% trở lên số lượng cổ phiếu đang lưu hành Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam.
Ông Võ Anh Linh, người có liên quan đến bà Nguyễn Thị Thu Hà, ủy viên HĐQT CTCP Thủy điện Nậm Mu (mã chứng khoán HJS) bị phạt 27,5 triệu đồng do giao dịch cổ phiếu HJS trước khi công bố thông tin.
Cụ thể, ông Võ Anh Linh đã đăng ký mua 2.096.000 cổ phiếu HJS từ ngày 30/01/2019 đến ngày 20/02/2019 nhưng đã mua 2.050.000 cổ phiếu HJS ngày 29/01/2019.
Còn ông Lê Thanh Phương, Ủy viên HĐQT CTCP Thủy sản Cà Mau (mã chứng khoán CAT bị phạt 20 triệu đồng vì báo cáo không đúng thời hạn về lý do không thực hiện được giao dịch.
Nguyên Phương
Theo Trí thức trẻ
Tăng khả năng tiếp cận vốn của thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), những sản phẩm như cổ phiếu và chứng chỉ quỹ không có quyền biểu quyết (NVDR) sẽ tiếp tục được cân nhắc và xem xét, có những điều chỉnh phù hợp về mặt kỹ thuật với thực tế các vùng miền. Trong trường hợp được áp dụng, đây cũng là những giải pháp hiệu quả với thị trường.
UBCKNN rà soát lại giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại, nhà đầu tư nước ngoài). Nguồn: Internet
Đó là chia sẻ của bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường-UBCKNN về tăng khả năng tiếp cận vốn của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Theo đó, trong thời gian tới UBCKNN sẽ thực hiện đồng thời nhiều giải pháp nhằm kích thích dòng vốn ngoại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể:
Thứ nhất, về nâng trần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp, UBCKNN rà soát lại giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại, nhà đầu tư nước ngoài), sẽ chỉ giới hạn tham gia trong những lĩnh vực thực sự cần thiết, tác động đến an ninh quốc phòng hoặc tài chính, còn lại thì sẽ mở room đến 100%. Đấy là gốc rễ của vấn đề.
Thứ hai, rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, Trung tâm lưu ký (VSD) đã có thủ tục cấp mã số giao dịch (trading code) online và các thủ tục rà soát tài liệu sẽ chuyển thành khâu hậu kiểm để rút ngắn thời gian mở tài khoản. Nếu đúng theo thủ tục chỉ cần 1 ngày để nhà đầu tư nước ngoài hoàn tất mở tài khoản trên thị trường Việt Nam.
Thứ ba, dưới góc độ các sáng kiến kỹ thuật, UBCKNN cho rằng đây chỉ là những giải pháp mang tính tình huống, tạm thời, không thể giải quyết gốc rễ. Ví dụ như việc tổ chức phát hành những sản phẩm như cổ phiếu và chứng chỉ quỹ không có quyền biểu quyết (NVDR) tại Việt Nam.
NVDR là một sản phẩm khá độc đáo của thị trường Thái Lan. Trên thế giới, hầu hết các nước khác áp dụng cơ chế cổ phiếu không có quyền biểu quyết như Nhật Bản, Malaysia. UBCKNN đang cân nhắc về điều này bởi vì muốn làm được như của Thái Lan chúng ta cần phải có một định chế là tổ chức đứng ra phát hành NVDR. Hiện nay Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh chưa có căn cứ pháp lý để thành lập một công ty con đảm nhận việc phát hành NVDR.
Tuy nhiên, trong trường hợp quá trình giải quyết vấn đề cốt lõi là nới room cần thời gian thì chúng ta có thể cân nhắc đề nghị những sáng kiến kỹ thuật. Các sản phẩm mới sẽ được nghiên cứu triển khai, sản phẩm NVDR sẽ tiếp tục được cân nhắc, xem xét và có những điều chỉnh phù hợp về mặt kỹ thuật với thực tế các vùng miền trong trường hợp được áp dụng, đây cũng là những giải pháp hiệu quả với thị trường.
Ngoài ra, hiện nay UBCKNN đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Luật Chứng khoán sửa đổi để phù hợp với bối cảnh thị trường. Về quy định các loại hình chứng khoán được phép phát hành và giao dịch trên thị trường, Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ có một số điểm mở cho phép những loại sản phẩm mới nghiên cứu và giao dịch trên thị trường.
Theo bà Tạ Thanh Bình, việc bỏ hạn chế của nhà đầu tư nước ngoài trong những lĩnh vực nên nới room đang là vấn đề mà chúng tôi nhiều lần ý kiến nhưng vẫn chưa giải quyết được vì ngoài khả năng quản lý của UBCKNN. Hiện nay, những lĩnh vực bị hạn chế nằm rải rác ở những ngành khác nhau. Ví dụ như ngành vi tính, hóa mỹ phẩm... đều có những quy định riêng về vấn đề hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Những ngành không thật sự cần thiết hạn chế thì chúng ta cân nhắc nới lỏng dần, cũng như những nước trong khu vực đều đi theo lộ trình giảm bớt hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài theo lộ trình, dần dần chỉ giữ lại hạn chế với những ngành thật sự cần thiết.
"Về việc rà soát, tôi cho rằng Bộ Kế hoạch Đầu tư phải là đầu mối vì đây là Bộ tham mưu chính về vấn đề sở hữu và đầu tư với doanh ngiệp nước ngoài vào Việt Nam", bà Bình nêu ý kiến.
Theo tapchitaichinh.vn
Đà Nẵng: Xử lý 20 khách sạn, nhà hàng xây dựng sai phép, trái phép Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cho biết, vừa đề nghị UBND thành phố có văn bản chỉ đạo UBND các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn xử lý vi phạm về cấp phép xây dựng đối với 20 khách sạn, nhà hàng mới được phát hiện vi phạm qua kiểm tra tình hình thực thi pháp luật về đấu nối,...