Thêm người cũ dọa phanh phui bí mật của Facebook
Một nhân viên cũ tuyên bố sẵn sàng làm chứng trước Quốc hội để công khai những vi phạm của Facebook.
Từng giữ chức vụ nhà khoa học dữ liệu gần 3 năm tại Facebook, Sophie Zhang nhiều lần lên tiếng chỉ trích công ty cũ, ngay cả trước khi cựu nhân viên Frances Haugen lộ diện.
Trong một cuộc phỏng vấn với CNN gần đây, Sophie Zhang khẳng định: “Nếu Quốc hội muốn tôi làm chứng, tôi sẽ thực hiện nghĩa vụ công dân của mình, như tôi đã tuyên bố suốt nửa năm qua”.
Một số cựu nhân viên đang quay lại tố cáo Facebook. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH CNN
Trên Twitter, Zhang tuyên bố đã cung cấp tài liệu về các “vi phạm hình sự tiềm ẩn” của Facebook cho cơ quan thực thi pháp luật Mỹ, nhưng cô không tiết lộ đó là cơ quan nào.
Zhang có thêm động lực tố cáo Facebook khi nhìn thấy lưỡng đảng đứng về phía cựu nhân viên Frances Haugen trong phiên điều trần ngày 5.10.
Được biết, Zhang bị Facebook sa thải vào tháng 9.2020 với lý do “hiệu suất làm việc kém”. Trước khi rời đi, cô đã gửi lại một bức thư dài 7.800 từ, tố công ty dung túng cho các chế độ độc tài trên thế giới lợi dụng nền tảng của họ và không làm hết sức để ngăn chặn tin giả ở những quốc gia đang phát triển. Cô tiếp tục đăng tải bức thư trên trang web cá nhân, nhưng Facebook đã gửi khiếu nại đến máy chủ lưu trữ website của cô, khiến trang web bị sập. Nội dung bức thư của cô được BuzzFeed thuật lại vào năm ngoái và giúp The Guardian dựa vào đó xây dựng loạt bài viết phân tích tình hình của Facebook.
Người cũ tố cáo Facebook “chọn lợi nhuận” mà không ngăn chặn nội dung độc hại
Nội bộ Facebook chia rẽ
Tranh cãi nội bộ trở thành khó khăn mới nhất Facebook phải đương đầu kể từ khi cựu quản lý Frances Haugen tiết lộ nhiều thông tin về nền tảng.
Theo New York Times , Mark Zuckerberg đã tổ chức một phiên hỏi đáp với nhân viên về những thông tin do Haugen tiết lộ. Ông dành 20 phút để nhận xét về lời khai của cựu quản lý, nhưng không hề nhắc đến tên Haugen.
"Khá dễ phản bác một số tuyên bố của cô ta rằng Facebook gây chia rẽ người dùng", ông chủ Facebook nói.
Bình luận của Zuckerberg là một phần nỗ lực nhằm kiểm soát thiệt hại từ những thông tin Haugen đưa ra. Các lãnh đạo của Facebook công khai đặt dấu hỏi về sự đáng tin cậy của Haugen, phủ nhận những cáo buộc, đồng thời tích cực trấn an hơn 63.000 nhân viên đang làm việc tại mạng xã hội này.
"Chúng tôi quan tâm sâu sắc đến những vấn đề như an toàn và sức khỏe tinh thần. Thật khó khăn khi phải thấy thông tin sai, đặt ngoài ngữ cảnh và được sử dụng để phụ họa cho những lời suy diễn sai trái về mục tiêu của Facebook", Zuckerberg nói trong cuộc hỏi đáp hôm 7/10.
Ban lãnh đạo Facebook cũng tổ chức các sự kiện nội bộ và cuộc họp khẩn cấp, gửi đi hàng loạt bản ghi nhớ và cung cấp thông tin để nhân viên có thể trả lời "nếu được người thân hỏi về những sự kiện gần đây".
Hành động nhanh nhạy này được thực hiện trong bối cảnh nhân viên mạng xã hội lớn nhất thế giới đang chia rẽ quan điểm về Haugen. Tranh cãi nội bộ là khó khăn mới nhất mà Haugen đang gây ra cho Facebook.
Frances Haugen tại phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 5/10. Ảnh: Reuters
"Cô ấy tiết lộ những điều mà nhiều người đã đề cập suốt những năm qua. Công ty nên lắng nghe cô ấy", một người nêu trong nhóm nội bộ của Facebook. Một nhân viên khác thậm chí gọi Haugen là "anh hùng" và mô tả những lời điều trần của cựu quản lý là "đáng kinh ngạc", gợi ý Facebook nên mời Haugen đến phát biểu trước toàn công ty.
Tuy nhiên, không ít người nói Haugen nên bị chặn xuất hiện trên truyền thông hoặc bị khởi kiện vì phá vỡ thỏa thuận không tiết lộ thông tin với Facebook, cũng như đặt dấu hỏi về động cơ thực sự và trình độ chuyên môn của người này.
"Cô ta hoàn toàn không hiểu cấu trúc dữ liệu cơ bản hoạt động thế nào", một kỹ sư Facebook nhận xét và thêm rằng giới chức nên bác bỏ lời khai của Haugen.
Một số cho rằng Haugen và giới truyền thông đã truyền đạt sai lầm về công việc ở Facebook. Veronika Belokhvostova, Giám đốc phụ trách khoa học máy tính tại Facebook, thu thập nhiều phát biểu từ đồng nghiệp để chỉ ra những tiến bộ của Facebook trong việc bảo đảm an toàn trên mạng xã hội này suốt nhiều năm qua. Số khác tỏ ý nghi ngờ Haugen tiết lộ thông tin vì không được làm việc từ xa tại Puerto Rico, nơi bà chuyển đến giữa đại dịch Covid-19.
Các cuộc tranh cãi nóng đến mức bộ phận truyền thông nội bộ của Facebook phải ra yêu cầu nhân viên không công khai chê bai Haugen.
"Một số nhân viên hỏi rằng họ có thể bảo vệ công ty bằng cách tiết lộ những trải nghiệm khi tiếp xúc với Haugen hay không. Xin hãy tránh xa những cuộc thảo luận như vậy. Chê bai cá nhân là không đúng đắn, không được phép và không phản ánh chúng ta", Andrea Saul, Giám đốc chính sách truyền thông Facebook, viết trong một bản ghi nhớ gửi nhân viên tuần trước.
Trong khi đó, Haugen từ chối bình luận về phát biểu của Zuckerberg trong cuộc họp nội bộ. Cựu quản lý cho biết bà quyết định ra mặt một phần vì tình trạng thiếu nhân lực trong bộ phận chống tin giả và bảo vệ kết quả bầu cử, cũng như các đồng nghiệp ở Facebook "xứng đáng được bổ sung nhân lực nhằm phản ánh đúng mức độ công việc khổng lồ của họ".
"Tôi đã nhận lời mời của Ủy ban Giám sát Facebook (FOB) để bàn về những gì mình học được khi làm việc ở đó. Facebook liên tục nói dối Ủy ban và tôi mong chờ được chia sẻ sự thật với họ", Haugen nói.
FOB, cơ quan giám sát độc lập của Facebook, cho biết muốn thảo luận về trải nghiệm của Haugen nhằm thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm trong mạng xã hội này thông qua các quyết định và khuyến cáo cụ thể. Zuckerberg nêu ý tưởng thành lập FOB từ năm 2018. Cơ quan này bắt đầu hoạt động vào tháng 10/2020, gồm các thành viên độc lập trên toàn thế giới, có quyền quyết định cho phép hoặc cấm nội dung nào xuất hiện trên Facebook.
Facebook bị kêu gọi xóa sổ Cựu quản lý Facebook kêu gọi các nghị sĩ Mỹ "hành động ngay lập tức" để kiểm soát những hệ lụy từ mạng xã hội này. Trong cuộc điều trần trước Tiểu ban Bảo vệ Người tiêu dùng thuộc Thượng viện Mỹ ngày 5/10, Frances Haugen, cựu quản lý tại Facebook, cho biết mạng xã hội lớn nhất thế giới luôn chọn cách...