Thêm nghiên cứu mới về vai trò của mũi 3 trước biến thể Omicron
Nghiên cứu mới đây cho thấy mức độ bảo vệ của 2 mũi vắc xin Covid-19 trước biến thể Omicron sẽ giảm đáng kể.
Tuy nhiên, mức độ bảo vệ của vắc xin có thể khôi phục hầu như đầy đủ nếu tiêm thêm mũi 3.
Nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm, do các chuyên gia Mỹ tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts thực hiện, theo U.S. News.
Omicron lây lan mạnh gấp nhiều lần Delta. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu máu có kháng thể từ những người đã tiêm 2 mũi các loại vắc xin Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson. Sau đó, họ cho kháng thể đó tương tác với pseudovirus, loại virus giả được tạo ra bằng cách kết hợp các protein trên bề mặt để mang những đột biến giống Omicron.
Nhóm nghiên cứu phát hiện khả năng trung hòa kháng thể, tức mức độ kháng thể bảo vệ tế bào bệnh trước tác nhân gây bệnh, thấp đến mức hầu như không có. Tuy nhiên, nếu lấy máu có chứa kháng thể của những người đã tiêm mũi 3 thì khả năng trung hòa kháng thể mạnh hơn rất nhiều.
Phát hiện mới này phù hợp với những kết quả thu được từ một số nghiên cứu được công bố gần đây. Trong đó, nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Oxford (Anh) cũng phát hiện 2 mũi vắc xin Pfizer và AstraZeneca không đủ để tạo kháng thể chống lại biến thể Omicron.
Tuần trước, hai công ty Pfizer và BioNTech đã công bố thử nghiệm mới. Kết quả cho thấy tiêm 3 mũi vắc xin Pfizer có thể tạo ra lượng kháng thể đủ sức vô hiệu hóa biến thể Omicron. Nhưng nếu chỉ tiêm 2 mũi thì lượng kháng thể tạo ra thấp hơn đáng kể.
Trong khi đó, các nhà khoa học cho rằng biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm mạnh hơn so với các biến thể trước. Trong đó, Omicron lây lan mạnh gấp nhiều lần Delta và có thể sớm thay thế Delta để trở thành biến thể chủ đạo, theo U.S. News.
WHO: Người tiêm liều 1 Vero Cell, liều tiếp theo tiêm AstraZeneca hoặc Pfizer, Moderna đều tốt
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 16.12 vừa đưa ra khuyến nghị cho phép trộn và kết hợp vắc xin Covid-19 từ các nhà sản xuất khác nhau cho cả liều thứ 2 và thứ 3.
Cơ quan y tế toàn cầu này cho biết, tùy thuộc vào tình trạng sẵn có, vắc xin sản xuất theo công nghệ mRNA như Pfizer và Moderna có thể được sử dụng làm liều tiếp theo sau liều đầu tiên của vắc xin vectơ như AstraZeneca và ngược lại, theo Reuters .
Vắc xin mRNA như Pfizer và Moderna có thể được sử dụng làm liều tiếp theo sau liều đầu tiên của vắc xin vectơ AstraZeneca và ngược lại. Ảnh SHUTTERSTOCK
Riêng với những người đã tiêm vắc xin bất hoạt Vero Cell của Sinopharm, thì liều tiếp theo có thể dùng vắc xin AstraZeneca hay Pfizer, Moderna, WHO cho biết, theo Reuters .
Hướng dẫn đã được phát triển dựa trên lời khuyên từ Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược của WHO về vắc xin vào đầu tháng này.
Vắc xin AstraZeneca hay bất kỳ loại vắc xin mRNA nào cũng có thể được sử dụng sau liều đầu tiên của vắc xin Vero Cell. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, WHO cho biết việc pha trộn và kết hợp cần tính đến dự báo nguồn cung, khả năng tiếp cận nguồn vắc xin Covid-19 đang được sử dụng.
Cơ quan y tế toàn cầu này cho biết các khuyến nghị sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu.
Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin Covid-19 liều bổ sung, nhắc lại
Nhiều quốc gia đã đi trước trong việc pha trộn và kết hợp vắc xin khi họ phải đối mặt với số lượng nhiễm Covid-19 tăng vọt, nguồn cung vắc xin khan hiếm và tiêm chủng chậm do một số lo ngại về an toàn.
Đại dịch COVID-19 kết thúc vào năm 2022? Các chuyên gia y tế khẳng định sau gần hai năm đại dịch COVID-19, một cái kết cuối cùng có thể đã ở trong tầm mắt. Chuyên gia y tế: Đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc vào năm 2022 Theo các chuyên gia, lý do COVID-19 có thể sẽ mất vị thế "đại dịch" vào năm 2022, phần lớn là do tỷ lệ...