Thêm một ụ nổi bỏ hoang và món nợ hàng trăm tỉ đồng
Ụ nổi Venture dock 2 “được” kéo vào vịnh Cam Ranh ngày 9.8.2008 và bỏ hoang từ đó đến nay. Sau nhiều lần tìm kiếm chủ doanh nghiệp để yêu cầu làm thủ tục nhập cảnh, Hải quan Khánh Hòa đành “bó tay”, bởi có khá nhiều đồng sở hữu liên quan đến ụ nổi hoen gỉ trị giá hàng trăm tỉ đồng này.
Ụ nổi Venture dock 2 trị giá hàng trăm tỉ đồng bỏ hoang trong vịnh Cam Ranh. Ảnh: Trinh Mai
UBND tỉnh Khánh Hòa đã không cho phép đưa Venture dock 2 vào sử dụng đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng trục xuất cái-của-nợ ấy ra khỏi vùng biển địa phương.
Ụ nổi là ụ… nợ!
Theo Cục Hải quan Khánh Hòa, Venture dock 2 hiện diện trong vịnh Cam Ranh ngày 9.8.2008, nhưng từ đó đến nay chưa làm thủ tục nhập cảnh. Sau nhiều lần gửi thông báo tìm kiếm chủ sở hữu của ụ nổi nói trên, ngày 26.4.2012, Hải quan Khánh Hòa mới “được” làm việc chính thức với bà Trần Thị Hiền – GĐ Cty CP vận tải biển và thương mại Long Sơn (Cty Long Sơn) – DN đã mua Venture dock 2 với giá 11,5 triệu USD của 1 người ở Singapore mang quốc tịch Mông Cổ. Theo trình bày của bà Trần Thị Hiền, Venture dock 2 có sức nâng 12.000 tấn, đóng tại Indonesia năm 1999, Cty Long Sơn đã vay tiền của ngân hàng để mua ụ nổi này với mục đích tạm nhập, tái xuất và đã chào hàng cho hơn 10 đối tác nước ngoài, nhưng do khủng hoảng kinh tế nên không bán được.
Vẫn theo Cục Hải quan Khánh Hòa, trước đó, mặc dù chưa làm thủ tục khai báo hải quan, nhưng ngày 21.4.2009 Cty Long Sơn đã ký hợp đồng bán ụ nổi Venture dock 2 với giá 15,5 triệu USD cho Cty CP dịch vụ hàng hải Nam Việt, trụ sở tại TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa!
Căn cứ hồ sơ đăng ký kinh doanh của Cty CP dịch vụ hàng hải Nam Việt (Cty Nam Việt) tại Sở KHĐT Khánh Hòa, DN này mới thành lập ngày 19.3.2009 với tổng số vốn điều lệ 20 tỉ đồng, trên cơ sở vốn góp của 3 cổ đông sáng lập là 1 cá nhân và Cty CP đầu tư – vận tải dầu khí Vinashin (nay là Cty CP Việt Hải) – 80% vốn điều lệ, Cty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh (Vinashin Cam Ranh) – 10% vốn điều lệ. Cty Nam Việt đã lập dự án vay vốn ngân hàng mua ụ nổi Venture dock 2 để sử dụng vào việc hợp tác với Vinashin Cam Ranh thành lập Nhà máy sửa chữa tàu biển Nam Việt tại Cam Ranh nhưng không được UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép, vì lo ngại gây ô nhiễm môi trường.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác liên quan đến nợ nần của Cty Long Sơn, ngày 1.8.2012, Cảng vụ hàng hải Nha Trang đã nhận văn bản của Chi nhánh Ngân Hàng BIDV Bắc Hà Nội đề nghị tạo điều kiện cho chủ Venture dock 2 làm thủ tục tái xuất để ngân hàng thu hồi nợ, bởi vì ụ nổi này chính là tài sản thế chấp duy nhất đảm bảo cho khoản vay hàng trăm tỉ đồng nhằm mục đích mua chính nó! Chưa hết, theo tin từ cơ quan thi hành án quận Bình Thạnh, ụ nổi Venture dock 2 còn là tài sản đảm bảo thi hành án của chủ nợ Vinashin đối với Cty Long Sơn, sau khi các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm buộc Cty Long Sơn phải hoàn trả khoản nợ 2,7 triệu USD trong thương vụ mua tàu Vinashin Tiger của Vinashin.
Trục xuất ụ nổi bỏ hoang
Ông Nguyễn Văn Thanh – ngư dân ở phường Cam Phúc Bắc – kể: “Ban đầu, bà con ngư dân trong phường cứ tưởng ụ nổi là con tàu của nước ngoài đi lạc hoặc bị hư hỏng, nham nhở, ôxy hóa nặng, chờ sửa chữa suốt 4 năm qua. Mùa mưa năm 2009, ụ nổi này từng bị rê neo, trôi dạt từ Cam Ranh đến Nha Trang, sợ nó va trúng tàu thuyền, ngư dân phải tìm cách sơ tán”.
Theo báo cáo của Sở GTVT Khánh Hòa, dọc tuyến biển của địa phương có 17 tàu thuyền, ụ nổi… đã hết hạn sử dụng bị bỏ hoang nguy hiểm nhất là ụ nổi Venture dock 2 dài 166,5m, cao 14m, đe dọa sự an toàn của tàu thuyền trong vịnh Cam Ranh. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa, chậm nhất đến ngày 31.12.2012, nếu chủ sở hữu Venture dock 2 không di chuyển ụ nổi ra khỏi vịnh Cam Ranh thì các cơ quan chức năng sẽ áp dụng biện pháp trục xuất! Không có chuyện bán ụ nổi bỏ hoang này cho khách hàng Mỹ, khi bài báo này lên khuôn, Venture dock 2 vẫn chưa làm thủ tục khai báo hải quan và Cty Long Sơn hiện còn nợ Cảng vụ Hàng hải Nha Trang các khoản phí, lệ phí tổng cộng 1,7 tỉ đồng!
Cty CP vận tải biển và thương mại Long Sơn đăng ký trụ sở tại 73 đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM giấy phép kinh doanh số 0303537058, cấp ngày 25.10.2004 lĩnh vực hoạt động chính là đại lý, môi giới, đấu giá. Theo nguồn tin riêng của Lao Động, Cty Long Sơn là một trong những công ty con của Vinalines mùa hè năm 2008, gần như cùng một lúc, ụ nổi Venture dock 2 (Cty Long Sơn mua) và ụ nổi 83M (Vinalines mua) được “tập kết” tại 2 vịnh biển của tỉnh Khánh Hòa là Vân Phong và Cam Ranh. Cơ quan CSĐT Bộ CA đã khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can liên quan đến tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” trong quá trình mua ụ nổi 83M, gây thiệt hại gần 500 tỉ đồng. P.H.C
Theo laodong
Không tiền, không lương thực, 19 thuyền viên tàu Việt Nam kêu cứu
19 thuyền viên trên tàu Diamond Way của Vinashinlines đang kêu cứu trong tình trạng kiệt quệ vì hết lương thực, nước uống, không được trả lương và suốt hơn 2 tháng qua tàu phải nằm lại Cảng Jebel Ali - United Arab Emirate (UAE - Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất).
Theo các thuyền viên trên tàu Diamond Way, họ đã 3 lần gửi điện báo về tình trạng của tàu tới Bô giao thông Vân tải, Cục Hàng hải Viêt Nam, Tông Công ty Hàng hải Viêt Nam, Công ty TNHH MTV Vân tải viên dương Vinashin (Vinashinlines), nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ hay thông tin phản hồi nào (bức điện thứ nhất gửi ngày 1/9/2012).
"Ngoài viêc đã nhiêu tháng công ty Vinashinlines không trả lương thì tàu hiện nay hết lương thực, nước ngọt, dầu để nấu ăn, điện thắp sáng... Đời sống của 19 thuyền viên trên tàu rất khó khăn và khổ cực" - một thuyền viên cho hay.
Tàu Diamond Way của Vinashinlines
Cũng theo các thuyền viên này, các duy nhất để họ duy trì sự sống của mình suốt thời gian qua là phải nấu ăn bằng củi với gạo vét được dưới hầm tàu và cá câu được ở cảng (mặc dù chính quyền ở đây cấm câu cá).
Tâp thê thuyên viên tàu Diamond Way cho biết sẽ buôc phải bỏ tàu xin tị nạn tại Đại sứ quán Việt Nam tại UAE nếu tình trạng này không được cải thiện. "Chúng tôi sẽ không cầu cứu công ty nữa và cũng không chịu trách nhiệm về các tổn thất xảy ra cho Vinashinlines do đời sống của thuyền viên không được bảo đảm", đại diện các thuyền viên cho biết.
Trước tình hình này, PV Dân trí đã liên lạc với chủ tàu Diamond Way là Vinashinlines nhưng quyền Tổng Giám đốc Vinashinlines là ông Mai Văn Khang từ chối trả lời vì lí do bận họp.
Phía đơn vị chủ quản là Bộ Giao thông Vận tải, trao đổi với PV về sự việc này, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết: "Bộ đã nhận được thông tin và biết về tình hình hiện tại của các thuyền viên tàu Diamond Way".
Về hướng giải quyết, Thứ trưởng Công cho hay đã yêu cầu Vinashinlines khẩn trương tìm cách xử lý các vấn đề của thuyền viên theo quy định, trước mắt là giải quyết vấn đề lương thực và đời sống hiện tại cho các thuyền".
Cũng theo Thứ trưởng Công, đây là tình trạng chung của Vinashinlines, hiện Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ đang chỉ đạo Vinashinlines nhanh chóng tháo gỡ khó khăn.
Trước đó, hồi giữa tháng 7/2012, tàu Diamond Way (đóng năm 1988 tại Nhật Bản) bị một nhà cung cấp dầu bắt giữ tại cảng Ấn Độ do nợ tiền dầu.
Tàu Diamond Way là 1 trong 16 tàu mà Vinashinlines đang quản lý đồng thời cũng nằm trong danh sách tàu được công ty này đề xuất tái cơ cấu (cùng với các tàu Hoa Sen, hệ thống tàu Lash, tàu Vinashin Atlantic, Hoàng Sơn 28, Sea Eagle, Green Sea, New Phoenix...).
Được biết, hiện tại không chỉ tàu Diamond Way mà còn có những tàu khác của Vinashinlines phải nằm lại ở nước ngoài do công ty này đang đối mặt với nhiều áp lực về tài chính và chưa có hướng giải quyết.
Theo Dantri
Sai phạm tại Vinalines dưới thời Dương Chí Dũng Trong giai đoạn 2006 - 2008, nhờ sự hưng thịnh của vận tải biển quốc tế, hoạt động của Vinalines khá "thuận buồm, xuôi gió". Có mặt tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ đầu tháng 8/2010, thời điểm cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình bị cơ quan công an khởi tố, ông Dương Chí Dũng được giao nhiệm vụ làm...