Thêm một trẻ bị tai nạn rách lưỡi, nguyên nhân nhà nào cũng dễ gặp
Trẻ 1 tuổi nhập viện với vết thương lưỡi phức tạp kích thước 20×30x5×10mm sâu 5mm, chảy nhiều máu nhiều. Nguyên nhân ngã từ trên giường xuống đất.
Trẻ 1 tuổi bị ngã rách nát lưỡi
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí vừa mới tiếp nhận trẻ 1 tuổi nhập viện trong tình trạng quấy khóc, miệng chảy máu nhiều sau tai nạn sinh hoạt.
Theo gia đình cho biết trước khi nhập viện 30 phút, trong lúc vui chơi trẻ ngã từ trên giường xuống đất, đập vùng mặt xuống nền cứng. Sau tai nạn, trẻ quấy khóc, miệng chảy nhiều máu, người nhà đã đưa trẻ đến viện.
Video đang HOT
Khi tiến hành thăm khám đánh giá vết thương lưỡi phức tạp kích thước 20×30x5×10mm sâu 5mm, chảy máu nhiều. Trẻ được chỉ định chuyển Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức để tiến hành khâu tạo hình phục hồi cho bệnh nhi.
Bác sĩ Lê Thu Trang – Khoa Răng hàm mặt, BV Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí cho biết với vết thương tại vùng lưỡi nếu không được tiến hành phẫu thuật sớm sẽ khó hồi phục, sau này có thể ảnh hưởng đến việc nói và ăn uống của trẻ. Mô vùng miệng rất mềm, trẻ có thể dễ dàng bị thương khi nhai hay trong lúc ăn uống. Ngoài ra với bản tính hiếu động, chưa tự ý thức được mọi nguy hiểm nên dễ trượt ngã và nhào lộn trong lúc chơi đùa khiến răng có thể cắn vào lưỡi, môi.
Tai nạn thương tích không lường có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với trẻ. Trước đó, Bệnh viện Sản Nhi cũng tiếp nhận bé gái 16 tháng tuổi (trú tại Hương Nha – Tam Nông – Phú Thọ) được đưa đến cấp cứu trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn nặng, da và niêm mạc tím tái nhiều. Nguyên nhân được xác định do bé bị ngã xuống ao, đuối nước trong lúc chơi đùa cùng anh trai ở nhà. Rất may, sau 72 giờ “chiến đấu”, các bác sĩ đã mang cháu trở lại với cuộc sống.
Tương tự một trường hợp tai nạn hy hữu khác với bé 30 tháng tuổi ở Việt Trì- Phú Thọ cũng được đưa đến Trung tâm Sản Nhi do ngã cầu thang từ tầng 2 xuống. Theo lời kể của gia đình, trẻ tự chơi một mình trên tầng 2 và hiếu động chui đầu qua song chắn cầu thang, không may trượt chân ngã xuống đất.
Vì vậy các bác sĩ bệnh viện khuyến cáo, những gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý hơn trong việc theo dõi trẻ khi chơi đùa trên vị trí cao như bàn, ghế, giường… cần có thanh chắn bảo vệ trẻ tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Để hạn chế nguy cơ trẻ nhỏ bị tai nạn thương tích, ThS.BS. Nguyễn Đức Long, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần phải hết sức quan tâm, chú ý đến trẻ. Tuyệt đối không để trẻ ở một mình trong môi trường có nước; cần làm rào, nắp đậy chắc chắn, lấp kín những ao hồ không cần thiết; các bậc thềm, cầu thang cần có lan can, tay vịn chắc chắn để phòng tránh trẻ té, ngã; các ổ điện cần phải có hệ thống chống giật, thiết kế cao ngoài tầm với trẻ nhỏ; tránh để trẻ chơi với lửa, các vật dụng sắc, nhọn…
Đối với các trẻ nhỏ, hãy đảm bảo trẻ luôn ở trong tầm mắt của mình bởi chỉ cần một phút lơ là có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Đồng thời cũng cần trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để có thể tự bảo vệ được mình trước các nguy cơ tiềm ẩn. Khi không may xảy ra tai nạn, dù là tai nạn nhỏ cũng cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, xử trí kịp thời các vết thương, loại trừ các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Trẻ bị rách lưỡi sau khi ngã từ giường xuống đất
Vết thương ở lưỡi phức tạp đã được các bác sĩ khâu tạo hình phục hồi.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi một tuổi bị rách lưỡi. Trẻ nhập viện trong tình trạng quấy khóc, miệng chảy nhiều máu sau tai nạn sinh hoạt.
Theo gia đình, trước khi nhập viện 30 phút, bé vui chơi và bị ngã từ trên giường xuống đất, đập vùng mặt xuống nền cứng. Sau tai nạn, trẻ quấy khóc, miệng chảy nhiều máu, người nhà đã đưa trẻ đến viện.
Khi thăm khám, các bác sĩ đánh giá vết thương lưỡi phức tạp kích thước 20x30x5x10 mm và sâu 5 mm, chảy nhiều máu. Bé được chỉ định chuyển khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức để tiến hành khâu tạo hình phục hồi.
Theo bác sĩ Lê Thu Trang - khoa Răng hàm mặt - vết thương tại vùng lưỡi nếu không được tiến hành phẫu thuật sớm sẽ khó hồi phục. Sau này, nó có thể ảnh hưởng đến việc nói và ăn uống của trẻ. Mô vùng miệng rất mềm, trẻ có thể dễ dàng bị thương khi nhai hay trong lúc ăn uống.
Ngoài ra, với bản tính hiếu động, chưa tự ý thức được mọi nguy hiểm nên các bé dễ trượt ngã, nhào lộn trong lúc chơi đùa khiến răng có thể cắn vào lưỡi, môi. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý hơn trong việc theo dõi trẻ khi chơi đùa trên vị trí cao như bàn, ghế, giường... Chúng ta cần có thanh chắn để bảo vệ trẻ khỏi những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Cắt bỏ u chứa tóc, răng, xương hàm nằm trong cơ thể bé gái 7 tuổi Khoa Phẫu trị - Xạ trị & Y học hạt nhân Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa cho xuất viện trường hợp bé gái 7 tuổi sau khi được phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u quái sau phúc mạc thành công. Khối u có các cấu trúc mô cơ thể như răng, xương hàm, tóc, da đầu......