Thêm một sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa
Sáng 7/2, các sư cô ở chùa Bửu Trì (Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) lại tiếp tục phát hiện một một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi.
Chiều cùng ngày, sư cô Đặng Thị Kim Liên (SN 1963, pháp danh Quảng Hiền), người trực tiếp phát hiện bé gái sơ sinh trước cổng chùa cho biết, khoảng 4 giờ sáng, khi đang tụng kinh thì nghe tiếng gọi vội vã của một người phụ nữ dưới cổng chùa.
Một số vật dụng dành cho trẻ sơ sinh bỏ lại cùng em bé.
Sư cô Đặng Thị Kim Liên đang bế trên tay bé gái vừa tiếp nhận sáng nay tại cổng chùa.
“Mở cửa đi ra cứ nghĩ người nào cho bánh mì giống như mỗi bữa sáng khác. Ở cổng một góc chùa thấy bọc vải, túi ni lông có một bé gái đang nằm ngủ” sư cô kể.
Biết là có người nào muốn bỏ con cho nhà chùa nuôi, nên sư cô đã bế bé gái chưa cắt rốn vào chùa và báo với vị trụ trì biết chuyện.
Ngoài bé sơ sinh khoảng 3kg, người gọi cửa còn để lại 1 hộp sữa Dielac, 1 chai dầu tắm cho trẻ sơ sinh, 1 bộ quần áo trẻ nhỏ đã cũ, 1 cái chăn nhỏ, 1 gói tã em bé, 1 hộp dây quấn rốn và không để lại bất cứ giấy tờ gì.
Cùng ngày, chính quyền địa phương ở P.Xuân Khánh đã đến chùa tiếp nhận thông tin và làm thủ tục cần thiết cho bé gái.
Trước đó, như TS đã thông tin, 3 bé trai bị bỏ rơi trước cổng chùa vào các ngày 5/1; 7/1 và 15/1/2013 đã được nhà chùa cưu mang và đang lớn lên từng ngày.
Trở lại thăm các bé, các sư cô cho biết, có nhiều người gọi đến động viên, chia sẻ với nhà chùa và cầu mong cho các bé khỏe manh hay ăn, chóng lớn.
Bà Phan Thị Thương (Việt kiều ở Canada) đến thăm 4 bé sơ sinh bỏ rơi ở chùa chia sẻ: “Các bé đều rất đáng thương. Có lẽ do hoàn cảnh mà bố mẹ phải bỏ con ở cạnh chùa nương thân. Chắc chắn họ cũng khổ tâm lắm…”.
Bà Thương cũng gửi gắm tiền công đức tại chùa nhằm chia sẻ, động viên các sư cô trực tiếp nuôi dưỡng, dạy dỗ các bé cùng hoàn cảnh.
Video đang HOT
Quốc Huy
Theo Dantri
Thời thế tạo anh hùng
Thuyền vượt qua chân đèo Hải Vân, quân của Nguyễn Hoàng đã tiến sâu vào vùng đất miền Trung. Quân thủy qua cửa Việt Yên (nay là Cửa Việt) thì quân bộ cũng vừa tiến kịp.
Minh họa của Phạm Công Thành
Chúa Nguyễn nhớ lại dịp ra mắt Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, chờ suốt một ngày mới được người đọc cho một câu "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân...". Dải Hoành Sơn như bức thành trời trấn giữ cả mặt bắc, Chúa thấy yên lòng và cảm thấy lời của Trạng quả quý hơn cả báu vật...
Chúa truyền các tướng sĩ đóng trại ở gò Phù Sa, xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (còn gọi là Vũ Xương, tức huyện Triệu Phong, Quảng Trị ngày nay). Quan giữ trấn Thuận Hóa là Tống Phước Trị, người Tống Sơn, Thanh Hóa đến lạy chào, dâng bản đồ, sổ sách điền, hộ trong xứ và xin được một lòng theo phò tá Chúa. Chúa khiêm nhường cảm tạ.
Bô lão địa phương cùng tìm đến doanh trại, dâng lên Chúa bảy vò nước tinh khiết. Nước trong vắt, có thể uống được. Thái Phó Nguyễn Ư Dĩ chứng kiến ý tốt của người đại diện dân chúng nói với Nguyễn Hoàng:
- Cháu mới chân ướt chân ráo đến trấn nhậm vùng này, được các bô lão dâng nước cho, chẳng phải là điềm lành sẽ được nước sau này hay sao!
Chúa mừng lắm, biết lòng dân đã thuận theo, mà dân thuận thì việc gì chẳng xong. Chúa thầm hứa sẽ bằng mọi cách biến vùng đất gió Lào, cát trắng này thành một nơi khá giả, dân có thể no, quân sẽ mạnh.
Bởi là đất mới nên giặc giã còn nhiều. Chúa phái các tướng giỏi đi đánh dẹp và tự mình đến đánh những tướng giặc quân đông cứng đầu. Lại có cả cánh quân nhà Mạc, quân Chiêm Thành, Chân Lạp thay nhau đánh phá quyết liệt. Nhờ trời, mọi chuyện đều thuận buồm xuôi gió, giặc giã bị dẹp yên.
Dân chúng các vùng nghèo khó kéo nhau đến Thuận Hóa lập nghiệp. Họ lập các làng, xóm, chọn những nơi đất màu mỡ mà khai phá. Đó là những rẻo đất sạch những dòng chảy của Quảng Trị. Họ vỡ đất trồng lúa, ngô, khoai, sắn. Có dân thì có chợ, hàng hóa giao lưu, đời sống khá lên. Đêm đêm, thuyền chài giong đèn đi đánh cá, có khi là một bè chở gỗ, một thủy thủ nhớ nhà cất lên một giọng hò tha thiết, bồi hồi.
Chúa truyền trong dân ai khai phá được nhiều thì được hưởng lợi nhiều. Thuế má nhẹ nhàng, dân đến càng đông. Làng xóm cứ đông dần, thương lái giao lưu tấp nập. Người làm ruộng lại biết làm kênh dẫn nước từ những con suối ở các triền núi cao xuống vào ruộng, đường sá mở ra chằng chịt như bàn cờ.
Nghe tin Chúa cấp đất, có thể sinh sống, dân các nơi ùn ùn kéo đến. Chúa cho mở trường dạy học. Các thầy đồ ở tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An truyền dạy cho các sĩ tử. Chúa chiêu mộ các bậc có tài, có đức, ban cho các chức danh xứng đáng.
Năm Mậu Ngọ (1558), nghe tin giặc Đá Vách ở Quãng Ngãi, Chúa cho gọi Bùi Tá Hán đến truyền:
- Ta vừa được tướng giữ tuyến phía đông báo về giặc Đá Vách khá hung hãn xuống chiếm đất, cướp bóc khá dữ, liệu khanh có thể đánh dẹp được chăng?
Bùi Tá Hán vái lạy thưa:
- Khải Chúa, tôi được ăn lộc nước từ lâu, chưa có dịp lập công, nay được Chúa sai khiến xin hết lòng đánh giặc.
- Thế giặc rất lớn, địa thế hiểm trở khanh không thể coi thường.
- Khải Chúa, cái khó ló cái khôn, giặc có thế đất, cậy đông, song không có thiên thời. Thần sẽ không tiến thẳng phía giặc dựng phòng tuyến mà bất ngờ vượt núi cao, tập hậu sau lưng, chắc sẽ phá được.
Chúa mừng lắm, quả nhiên trận ấy thắng lớn. Sau đó Chúa sai ông ra trấn giữ Quảng Nam, giữ chức Tổng trấn, Bắc quân đô đốc Chưởng phủ sự.
Chỉ tiếc rằng mấy năm sau, Bùi Tá Hán mất, Chúa rất thương tiếc, truy tặng Thái Bảo. cho lập miếu thờ.
Ngoài biển Đông luôn có giặc kéo đến quấy rối liên miên, hết bọn này đến bọn khác. Triều đình sai quân đánh dẹp không nổi. Chúng ngang nhiên chặn các thuyền buôn qua lại hai miền Nam - Bắc để trấn lột, cướp hết của cải. Chúng có đủ súng ống, tàu bè, dân gọi là cướp biển.
Chúa Nguyễn Hoàng thân chinh dẫn chiến thuyền, giấu sau các đảo lớn nhỏ, khi giặc tiến ra, cụm lại, liền dùng thuyền lớn bao vây, dùng hỏa công đánh dữ dội, khiến giặc thiệt hại khá lớn. Sau đó, chúng không dám bén mảng xâm phạm nữa.
Con trai của Chúa là Nguyễn Phước Tuyên, được phong làm Cai cơ, sau thăng lên Chưởng Cơ, là người có tài đánh giặc biết kế lừa nhử, đánh úp khá táo bạo. Năm Canh Thân (1620) bọn giặc là Hiệp và Trạch (không rõ họ) nổi loạn. Chúng sai người đem mật thư hẹn với quân Trịnh làm tiếp ứng. Họ Trịnh nhận lời. Chúa gọi Nguyễn Phước Tuyên đến, truyền:
- Bọn Hiệp, Trạch làm phản thế khá mạnh. Chúng lại hẹn với quân nhà Trịnh phối hợp tấn công, con có thể dẫn quân tiên phong đi chặn địch được không?
- Phụ hoàng đã tin tưởng, con xin hết lòng. Phá tan bọn Hiệp, Trạch mới trở về.
Nguyễn Phước Tuyên dẫn quân đi đánh. Giặc ra sức chống cự, có lúc thế trận khá giằng co. Nhưng Phước Tuyên quả cảm dẫn quân lên trước, đánh quyết liệt. Giặc tháo chạy, Tuyên dẫn quân đuổi theo, bắt được Hiệp, Trạch đem nộp cho Chúa. Tiếp đến, kẻ bề tôi phản nghịch tên là Anh, xây lũy ở Nhật Lệ làm kế cố thủ. Chúa lại sai Tuyên đánh dẹp. Tuyên nhận lệnh cho nghi binh ở chính diện, mình dẫn quân bộ theo đường tắt vào Quảng Nam, phóng hỏa đốt lũy. Kẻ phản nghịch hoảng sợ chạy ra cửa biển, Tuyên bắt được, cho đeo gông giải về. Chúa rất vui lòng, khen thưởng rất hậu.
Nhân buổi nhàn hạ, Chúa cho gọi các tướng và các con đến hỏi:
- Các Khanh có biết tại sao ta không chọn những lỵ sở có sẵn để lập dinh thự, dựng các cơ quân không?
Con trai là Nguyễn Phước Hán nói:
- Đó là tại Phụ hoàng muốn thử thách tướng sĩ, có ở nơi gian khó, mới chú tâm vào việc quân.
Chúa cười bảo:
- Đó chỉ đúng một phần, ta không chọn những nơi đông dân, thành quách đã sẵn để làm lỵ sở, mà chọn Ái Tử, vùng đất bên bờ sông Thạch Hãn nối liền với cửa Việt Yên để đóng quân là vì ở đó có nhiều bãi cát trống trải, thuận lợi cho việc phòng thủ.
Một vị tướng thân cận nói:
- Thế mới biết anh hùng tạo ra thời thế... Mà cũng có khi là thời thế tạo anh hùng chăng?
Chúa cười phủ dụ:
- Ta đâu dám nhận là anh hùng của thời thế, nhưng thời thế quả đã đem nhiều thuận lợi cho cơ nghiệp của ta...
Chúa đóng dinh quân ở Thuận Hóa. Đúng lúc này, Vua Lê Anh Tông ra chỉ vụ điều Quận công Nguyễn Bá Quý đang trấn nhậm đất Quảng Nam về giữ đất Nghệ An. Vua Lê phong cho Nguyễn Hoàng làm Tổng Trấn tướng quân kiêm giữ luôn đất Quảng Nam.
Ông chia quân ra trấn giữ, sai tướng giỏi giữ Quảng Nam, còn mình giữ Thuận Hóa. Ông đã có cả một vùng lãnh thổ rộng lớn kéo từ Quảng Bình vào nam.
Công lao mở mang đất đai trải dài bờ cõi đều nhờ vào Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng.
Theo ANTD
Bí quyết ăn Tết ngon mà không... ngán Tết là lễ hội ẩm thực tại gia. Món nào cũng có, thức nào cũng sang, đĩa nào cũng đầy. Làm sao để ăn Tết ngon mà không....ngán? Học văn hóa ẩm thực Tết , gọi nôm na là cách ăn Tết , là điều cần thiết, không chỉ với con trẻ mà còn với cả người lớn. Tại sao ngán? Nhiều người...