Thêm một quý báo lãi lớn của Bột giặt NET sau khi về với Masan
Bột giặt NET tiếp tục ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong quý 2/2020 sau khi về với Masan.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2020 của CTCP Bột giặt Net (HNX: NET), doanh thu tăng 31% lên 369,5 tỷ đồng nhờ sản lượng tăng.
Biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện từ 19,2% lên 22,8% khi đật 84 tỷ đồng. Ngoài ra, hoạt động tài chính cũng ghi nhận doanh thu đạt 4,6 tỷ đồng, gấp 2,5 lần và chi phí giảm một nửa, do đó hoạt động tài chính ghi nhận lãi 4 tỷ đồng.
Dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng lần lượt 18% và 25% khi chiếm 600 triệu và gần 33 tỷ đồng.
Sau cùng, NET đạt lợi nhuận sau thuế tới 42 tỷ đồng, tăng 116% so cùng kỳ. Đây là quý ghi nhận con số lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của NET.
Trước đó, trong quý 1, NET cũng báo lãi lớn tới 32 tỷ đồng. Như vậy, lũy kế 6 tháng, công ty ghi nhận doanh thu đạt 726 tỷ đồng, tăng 36%. Lợi nhuận trước thuế 84,9 tỷ đồng, gấp 2,3 lần và lợi nhuận sau thuế 74 tỷ đồng, tăng 112% so cùng kỳ.
Năm 2020, NET đặt kế hoạch doanh thu 1.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 86,3 tỷ đồng. Như vậy, NET đã thực hiện được 56% kế hoạch doanh thu và 98% kế hoạch lợi nhuận.
Tổng tài sản tính đến 30/6 là 669 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu kỳ. Trong đó, tài sản cố định và hàng tồn kho chiếm phần lớn. Nợ vay tài chính ngắn hạn gần 14 tỷ đồng. Công ty không có nợ vay dài hạn.
Hiện Công ty TNHH Masan HPC (thuộc Tập đoàn Masan – MSN) là cổ đông nắm giữ chi phối Bột giặt Net với 52,25% vốn, tiếp đến là Tập đoàn Hoá chất Việt Nam với 36%.
Video đang HOT
Cổ phiếu NET chốt phiên ngày 16/7 tại mức 48.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 68% trong vòng 1 năm qua.
Kinh doanh thua lỗ, Apax Holdings vẫn rót thêm vốn vào chuỗi tiếng anh Igarten
Không chỉ kinh doanh thua lỗ, lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Apax Holdings giảm mạnh. Thế nhưng, doanh nghiệp này vẫn rót thêm vốn vào chuỗi tiếng anh Igarten.
Công ty Cổ phần Đầu tư Apax Holdings (mã CK: IBC) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020. Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt 242,4 tỷ đồng giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, giá vốn hàng bán trong kỳ tăng 42%, lên tới 243,7 tỷ đồng. Điều này đã khiến Apax Holdings lỗ gộp gần 1,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gộp đạt gần 115 tỷ đồng.
Trong kỳ Apax Holdings có doanh thu từ hoạt động tài chính không biến động nhiều so với cùng kỳ, đạt 448 triệu đồng, nhưng chi phí tài chính lên tới gần 14,8 tỷ đồng tăng cao gấp gần 2 lần so với cùng kỳ do gánh nặng chi phí lãi vay.
Ngoài ra, các chi phí khác như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng lần lượt tăng thêm 75% và 35% so với quý I/2019. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng các chi phí nhân viên, chi phí thuê ngoài và chi phí bằng tiền khác trong kỳ.
Vì vậy, kết quả trong kỳ Apax Holdings lỗ ròng hơn 170 tỷ đồng. Đây là quý lỗ đầu tiên kể từ khi công ty này niêm yết trên sàn chứng khoán.
"Shark" Thuỷ- Chủ tịch HĐQT Apax Holdings
Không chỉ kinh doanh thua lỗ, trong quý này lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Apax Holdings giảm mạnh từ 530 tỷ đồng xuống chỉ còn 145 tỷ. Trong đó, tiền gửi ngân hàng giảm mạnh nhất từ 395 tỷ đồng xuống còn 6.753 triệu đồng.
Chi phí trả trước ngắn hạn cũng đột biến từ mức 39 tỷ lên tới gần 110 tỷ đồng, còn chi phí trả trước dài hạn giảm nhẹ.
Ngoài ra, các khoản phải thu tăng nhanh gấp đôi so với cùng kỳ. Báo cáo tài chính quý I ghi nhận, khoản phải thu của Apax Holdings là 6,5 tỷ đồng. Đồng thời phát sinh thêm 250 tỷ đồng phải thu khác từ Chủ tịch Nguyễn Ngọc Thuỷ.
Tính đến cuối tháng 3/2020, lợi nhuận chưa phân phối của Apax Holdings âm 264 tỷ đồng.
Đề cập trong báo cáo thường niên 2020 vừa phát hành, Apax Holdings cho biết, lĩnh vực kinh doanh trong năm của công ty chủ yếu bao gồm: Dịch vụ đào tạo tại các trung tâm tiếng Anh; Hoạt động dịch vụ tư vấn quản lý, tư vấn tiếp xúc thương mại, giới thiệu khách hàng. Trong đó, doanh thu của công ty đến từ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục chiếm đến 90%.
Tuy nhiên, thảm họa dịch bệnh Covid-19 xảy ra khiến hoạt động kinh doanh của các công ty con là Apax English, Igarten bị ảnh hưởng nặng nề, học viên không thể đến lớp để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. Tuy các công ty con đã đẩy mạnh hoạt động giáo dục online và đang nỗ lực duy trì hoạt động nhưng vẫn khiến Apax Holdings thua lỗ lần đầu từ khi niêm yết.
Công ty cũng nhận định với việc Bộ GD&ĐT phê duyệt cho học sinh các cấp nghỉ học từ tháng 2 đến hết tháng 4/2020, hoạt động của toàn chuỗi Apax Holdings bị ảnh hưởng trực tiếp trong quí I và quí II năm nay.
Hiện nay, một trong những vấn đề đang khiến giới đầu tư lo ngại, lại chính là tốc độ "phình to" quá nhanh của Công ty này.
Apax English thành lập từ năm 2012 với vốn ban đầu 3 tỷ đồng. Năm 2016, công ty trở thành công ty đại chúng với mức vốn hơn 63 tỷ đồng và phát hành tăng vốn gấp 5 lần ngay trong năm, lên mức 313 tỷ đồng. Chỉ chưa đầy 1 năm sau, công ty đã tiếp tục tăng vốn để đạt mức hơn 688 tỷ đồng. Như vậy, tính từ ngày thành lập, trong khoảng thời gian 6 năm, tỷ suất lợi nhuận trên vốn vốn điều lệ của Apax Holdings đã tăng gấp hơn 200 lần.
Tăng vốn do nhu cầu thực tế trong quá trình phát triển của doanh nghiệp là các hoạt động bình thường trong kinh doanh. Tuy nhiên, ngoài vấn đề quản trị doanh nghiệp sẽ gia tăng sự phức tạp theo quy mô tăng vốn, doanh nghiệp cũng chịu áp lực lớn vì lợi nhuận bị pha loãng do độ trễ trong hiệu quả của các phương án đầu tư.
Trong cuộc họp ĐHĐCĐ năm ngoái, khi nhìn vào kết quả kinh doanh, một cổ đông đã bày tỏ lo ngại tăng trưởng "nóng" của các trung tâm tiếng anh - mảng hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. Số lượng trung tâm Apax English mở mới của công ty tăng hơn 2 lần, từ 25 lên 55 cơ sở trong năm 2017 và đưa ra dự kiến tiếp tục tăng "nóng" từ 55 lên 100 trung tâm trong năm 2018.
Hơn nữa, chỉ tiêu kinh doanh 2018 được công ty đề ra rất thận trọng, trong đó doanh thu dự kiến tăng 18% lên mức 1.563 tỷ đồng và lợi nhuận tăng 6% đạt 130 tỷ đồng. Cổ đông cho rằng điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của các trung tâm.
Trong tài liệu đại hội gửi tới cổ đông, tờ trình về phân phối lợi nhuận năm 2017 của Egroup không xuất hiện. Cổ đông chỉ có thể nghe tờ trình này khi một lãnh đạo công ty đọc nội dung, tại đại hội.
Việc gia tăng nhanh chóng về số lượng trung tâm cũng khiến cho IBC đối mặt với rủi ro trong khâu tuyển chọn giáo viên. Giáo viên dạy tiếng Anh của IBC chủ yếu là người nước ngoài, được tuyển dụng thông qua một công ty tại Hoa Kỳ và trải qua quá trình đào tạo của Tập đoàn Chungdahm (Hàn Quốc) trước khi được cử sang Anh Ngữ Apax thực hiện công tác giảng dạy. Như vậy quy trình tuyển dụng giáo viên phụ thuộc vào bên thứ 3, tiềm ẩn rủi ro cho IBC khi tốc độ tăng trưởng số lượng trung tâm tiếng Anh ngày càng nhanh.
Thấy rõ, ngay từ đầu, tham vọng vươn tầm của IBC đã không suôn sẻ bởi những "va vấp" trong các hoạt động đầu tư. Đơn cử là kế hoạch đầu tư góp vốn thành lập CTCP Học viện đào tạo Apax tại Ba Vì (Hà Nội). Dự kiến dự án này hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động trong năm 2018. Theo dự kiến ban đầu, IBC sẽ đầu tư góp 51-70% vốn điều lệ, nhưng thực tế đến ngày 30-9 việc đầu tư vẫn chưa được thực hiện do thiếu vốn. Tuy nhiên, theo nhận định của giới đầu tư, yếu tố vốn chỉ là một phần của sự chậm trễ. Do đây là dự án kinh doanh giáo dục đi kèm kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng, trong khi thế mạnh của HĐQT IBC là giáo dục nên không tránh khỏi sai sót trong khâu phân tích, dự báo.
Bên cạnh đó, IBC có kế hoạch sở hữu một số công ty tại nước ngoài với tỷ lệ góp vốn 30-49% vốn điều lệ tại Australia, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan trong 4-5 năm đầu tiên, sau đó có thể tiến tới sở hữu 51% vốn điều lệ trong các năm tiếp theo. Thế nhưng, kế hoạch này cũng diễn ra chậm hơn dự kiến do IBC vẫn đang trong quá trình tham vấn các vấn đề về quy trình thủ tục pháp lý khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại nước ngoài.
Trong khi chính sách tăng độ phủ sóng chưa mang lại kết quả như mong đợi, IBC lại đang đối mặt với rủi ro pha loãng cổ phiếu sau những đợt tăng vốn nóng. Việc tăng vốn điều lệ sẽ tạo ra một áp lực lớn lên khả năng sinh lời và cổ tức của doanh nghiệp. Trên thị trường chứng khoán hiện tại, IBC đang dao động quanh mức giá 23-24 nghìn đồng/cổ phiếu, sụt giảm sâu so với những ngày đầu chào sàn. Nhìn vào lịch sử chi trả cổ tức cho thấy doanh nghiệp này chưa 1 lần chi trả tiền mặt. Hơn nữa, nhìn vào lịch sử giao dịch, hầu như toàn người nhà của Hội đồng quản trị bán ra cổ phiếu IBC mà lần mua thì đếm trên đầu ngón tay khiến nhà đầu tư đau đầu đoán tín hiệu. Thực tế, cổ đông nội bộ là người nắm rõ thông tin về doanh nghiệp, nên khi họ đăng ký bán cổ phiếu, nhiều nhà đầu tư đặt ngay câu hỏi, lý do bán là gì?
Và như vậy, thị trường tiếng anh cho trẻ em có vẻ như vẫn còn đang bỏ ngỏ khi nhìn vào các con số tăng trưởng như vũ bão của Apax English. Với cách làm như hiện tại, sau khi Apax Holding hoàn tất việc rót vốn rồi hợp nhất Apax English thì đây chính là con đường niêm yết cửa sau cho Apax English thông qua Apax Holding. Apax English như "con Át chủ bài" của Apax Holdings. Tăng vốn thành công hay không và đồng vốn có thực sự phát huy hiệu quả kinh doanh hay không phụ thuộc nhiều vào chuỗi tiếng Anh trẻ em đang lớn rất nhanh này.
Vào cuối năm ngoái, CTCP Đầu tư Apax Holdings (HOSE: IBC) nâng sở hữu tại CTCP Anh Ngữ Apax từ 68.91% lên 76.69% bằng việc IBC sẽ mua 6.6 triệu cp Anh Ngữ Apax từ Chủ tịch IBC - ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) với giá 53,000 đồng/cp, tương ứng giá trị thương vụ xấp xỉ 350 tỷ đồng. Mức định giá kể trên được phía IBC cho biết là theo kết quả định giá của Công ty TNHH PwC Việt Nam.
Đáng nói hơn, có vẻ như toàn bộ nguồn tiền tài trợ cho đợt mua lại cổ phần sẽ được IBC vay từ chính Anh Ngữ Apax. Theo đó, Ban lãnh đạo IBC đã phê duyệt việc vay vốn từ Anh ngữ Apax với hạn mức tối đa 350 tỷ đồng (kỳ hạn 1 năm và lãi suất bằng lãi suất cho vay 12 tháng của ngân hàng BIDV). Thời điểm vay là ngay trong tháng 12/2019.
Tính đến cuối tháng 9/2019, IBC đã đầu tư (ghi nhận giá gốc) tổng cộng gần 931 tỷ đồng vào Anh Ngữ Apax. Khoản lợi thế thương mại phát sinh (ghi nhận tại BCTC hợp nhất quý 3/2019 của IBC) tại ngày 30/09 liên quan đến việc mua Anh Ngữ Apax là hơn 440 tỷ đồng.
Ngoài thông tin về thương vụ mua lại Anh Ngữ Apax, trong Nghị quyết công bố ngày 30/12, HĐQT IBC cũng đã phê duyệt các nội dung chính trong hợp đồng hợp tác với đối tác Firbank Grammar School (Australia) về giấy phép, bản quyền, thiết kế xây dựng, phí và các điều kiện liên quan để xây dựng trường liên cấp Firbank tại Việt Nam.
Giữa "bão" Covid-19, mảng tiêu dùng bán lẻ VinCommerce tăng trưởng vượt bậc Quý 1 năm 2020, doanh thu hợp nhất Masan Group tăng trưởng 116,1%, mảng bán lẻ từ VinCommerce doanh thu tăng trưởng 40%. Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2020. Theo đó, báo cáo tài chính hợp nhất của DN này ghi nhận mức doanh thu thuần hợp nhất đạt...