Thêm một quan chức cấp cao của FIFA bị trục xuất khỏi bóng đá
Markus Kattner, cựu Tổng thư ký FIFA, đã bị cấm mọi hoạt động bóng đá trong 10 năm sau khi bị kết tội lạm dụng chức quyền để tự thưởng cho mình số tiền khủng.
Markus Kattner là cựu quan chức cấp cao mới nhất của FIFA bị loại bỏ khỏi bóng đá
Theo công bố của FIFA hôm 30.6, ông Kattner còn bị phạt hơn 1 triệu USD. Hình phạt đã được đưa ra bởi Ủy ban đạo đức của FIFA sau cuộc điều tra mở ra vào năm 2016 đối với cựu quan chức người Đức sau tai tiếng bê bối tham nhũng dưới thời cựu chủ tịch Blatter và tổng thư ký Jerome Valcke.
“Cuộc điều tra về ông Kattner đã chi trả các khoản thanh toán tiền thưởng khác nhau liên quan đến các giải đấu thuộc FIFA cho các quan chức hàng đầu tổ chức này (bao gồm chính ông), sửa đổi và gia hạn hợp đồng lao động, hoàn trả chi phí pháp lý tư nhân và nghĩa vụ…”, FIFA nói trong một tuyên bố.
Video đang HOT
“Bộ ba” Blatter, Valcke và Kattner (từ trái sang) đã hợp tác phù phép tự thưởng minh ít nhất 80 triệu USD
Tổ chức quyền lực nhất bóng đá thế giới cho biết thêm: “Trong quyết định của mình, phòng xét xử phán quyết rằng ông Kattner đã vi phạm điều 19 (Xung đột lợi ích) và điều 25 (Lạm dụng chức quyền) của Bộ luật đạo đức FIFA và xử phạt cấm ông ấy mọi hoạt động liên quan đến bóng đá (hành chính, thể thao hay bất kỳ môn nào khác) ở cả cấp quốc gia và quốc tế trong thời gian 10 năm. Ngoài ra, khoản tiền phạt hơn 1 triệu USD cũng đã được áp dụng đối với ông Kattner”.
Với vai trò là giám đốc tài chính, Kattner đã bị buộc tội cùng với Blatter và Valcke “bắt tay” nhau tham gia vào một phi vụ để “làm giàu cho chính mình” khi điều chỉnh hơn 80 triệu USD trong các khoản thanh toán đáng ngờ trong khoảng thời gian 5 năm. Blatter và Valcke trước đó đã bị án cấm tương tự vì bê bối tham nhũng.
Blatter (84 tuổi) giữ chức Chủ tịch FIFA từ năm 1998 đến 2015. Kattner, hiện 49 tuổi, gia nhập FIFA năm 2003. Ông bị sa thải vào tháng 5.2016 sau khi FIFA bắt đầu điều tra giám đốc tài chính, và giữ ghế tổng thư ký thay cho Valcke đã tự thưởng cho mình hàng triệu USD.
Ông Blatter đã bị cấm hoạt động bóng đá trong 8 năm, sau đó giảm xuống còn 6, vì khoản thanh toán bất hợp pháp 2,2 triệu USD cho cựu Chủ tịch UEFA Michel Platini. Khoản thanh toán này được thực hiện vào năm 2011, khi Blatter đang tìm cách tái đắc cứ làm chủ tịch, với lý do trả công cố vấn cho Platini thực hiện từ năm 1999 đến 2002. Cặp đôi quan chức này bị kết tội lạm dụng quyền hạn và xung đột lợi ích. Platini đã bị cấm trong 4 năm.
Cựu Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đang đối mặt một số vụ án hình sự ở Thụy Sĩ
Ông Valcke đã bị ban lệnh cấm 12 năm, sau đó giảm xuống còn 10 năm vào tháng 9.2015 sau vụ bê bối liên quan đến việc bán lại vé World Cup 2014. Cựu quan chức người Pháp này cũng bị phát hiện đã sử dụng tiền FIFA để đi du lịch trên máy bay riêng cho mục đích cá nhân.
Chủ tịch PSG được giảm án sau khi FIFA rút đơn kiện
Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) giúp Chủ tịch PSG Nasser Al Khelaifi thoát khỏi việc bị chính quyền Thụy Sĩ truy tố tội tham nhũng.
The Times đưa tin FIFA đã rút đơn kiện chống lại ông Khelaifi. FIFA thông báo với Văn phòng Tổng chưởng lý Thụy Sĩ (OAG) rằng họ và chủ tịch của PSG đạt được thỏa thuận hòa giải. Ông Khelaifi được cho đã chi 1 triệu euro để cơ quan quyền lực của bóng đá thế giới rút đơn kiện.
FIFA đồng ý tiến hành hòa giải với chủ tịch PSG. Ảnh: Getty.
Động thái nói trên của FIFA khiến chính quyền Thụy Sĩ phải giảm mức độ truy tố Khelaifi. Ban đầu OAG định truy tố chủ tịch PSG tội tham nhũng. Đây là vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy tố tội hình sự với các khung phạt rất nặng.
Tuy nhiên, sau khi FIFA rút đơn kiện, chủ tịch PSG và một doanh nhân giấu tên khác chỉ bị truy tố về tội kích động Valcke thực hiện các hành vi phạm tội.
Trong khi đó, cựu Tổng thư ký FIFA Jerome Valcke không được FIFA rút đơn kiện và vẫn chịu hàng loạt cáo buộc như tội nhận hối lộ cùng nhiều sai phạm trong công tác quản lý.
Valcke được cho hưởng lợi phi pháp từ Khelaifi và một doanh nhân giấu tên. Khelaifi mua một biệt thự tại đảo Sardinia (Italy), sau đó cho Valcke thuê miễn phí trong 18 tháng. Theo đánh giá, số tiền Valcke không phải trả cho Khelaifi rơi vào khoảng 900.000-1,8 triệu euro. Cựu Tổng thư ký FIFA còn ba lần nhận tiền từ vị doanh nhân giấu tên với tổng cộng 1,25 triệu euro.
The Times nhận định đây là thắng lợi về mặt pháp lý cho cả chủ tịch PSG lẫn FIFA. Ông Khelaifi khó có thể bị các công tố viên làm khó trong phiên xét xử sắp tới. Họ có thể buộc tội Khelaifi giúp Valcke hưởng lợi phi pháp, nhưng không thể tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân tại sao, vì không thể tiếp cận các hồ sơ từ FIFA.
Việc đồng ý hòa giải với Khelaifi cũng là cách FIFA ngăn cản chính quyền Thụy Sĩ tiếp tục điều tra tham nhũng trong cuộc chạy đua giành quyền đăng cai World Cup 2022 của Qatar.
Theo Zing
Vì sao bóng đá Hàn Quốc gây ra tai tiếng ở World Cup 2002? Việc lần đầu tiên được tổ chức World Cup trên quê nhà khiến tuyển Hàn Quốc khát khao gây tiếng vang ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Zing lược dịch và gửi đến quý vị và các bạn một chương trong cuốn sách: "Châu Á và tương lai của bóng đá", do tác giả Ben Weinberg viết. Cuốn sách đưa...