Thêm một nguyên nhân “giấu mặt” khiến chị em dễ bị bệnh phụ khoa
Nếu bị rối loạn nội tiết, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, đau bụng kinh nguyệt, nấm âm đạo, viêm âm đạo… cao hơn bình thường.
Tôi năm nay 26 tuổi, đã có gia đình. Tôi có một lo lắng mong được bác sĩ tư vấn cho như sau. Thời gian gần đây tôi liên tục cảm thấy mệt mỏi, kinh nguyệt thất thường và đặc biệt là luôn bị ngứa ở âm đạo. Tôi đã đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là nấm âm đạo.
Nhưng vấn đề là tôi vệ sinh hàng ngày rất sạch sẽ, ăn uống cũng điều độ, vậy mà tình trạng nhiễm nấm cứ hết rồi tái phát. Điều này gây ra rất nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của tôi, “chuyện vợ chồng” của chúng tôi cũng gặp rắc rối. Tôi đi khám lại vài lần thì bác sĩ nói có thể do tôi bị rối loạn nội tiết. Tôi không hiểu rõ rối loạn nội tiết có thể gây ra những rắc rối gì cho sức khỏe và biểu hiện của tình trạng này ra sao. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn! (M. Phương)
Trả lời:
Bạn M. Phương thân mến!
Rối loạn nội tiết là bệnh khá phổ biến mà nhiều chị em thường gặp. Rối loạn nội tiết được hiểu đơn giản là sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể. Nó thường do sự hoạt động không điều hòa của cả hệ trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng hoặc do trục trặc ở tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận, tuyến cận giáp trạng… gây ra.
Tình trạng nhiễm nấm liên tục tái phát gây nhiều cản trở trong cuộc sống hàng ngày và đời sống vợ chồng của nhiều chị em. Ảnh minh họa
Rối loạn nội tiết trong trường hợp được điều trị kịp thời sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Một số dấu hiệu người phụ nữ thường gặp khi bị rối loạn nội tiết bao gồm:
Video đang HOT
- Thường xuyên tái phát các bệnh phụ khoa: Nếu bị rối loạn nội tiết, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, đau bụng kinh nguyệt, nấm âm đạo, viêm âm đạo… cao hơn bình thường, đặc biệt, bệnh có nguy cơ tái phát liên tục và lâu khỏi.
- Kinh nguyệt thất thường: Rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến quá trình trứng phát triển và rụng nên sẽ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ.
- Khó có thai: Rối loạn nội tiết làm cho chức năng điều tiết của vỏ não kém linh hoạt hoặc tổn thương nội mạc tử cung khiến cho các kích thích tố nữ không còn nhạy cảm, ảnh hưởng đến sự điều tiết của nội tiết khiến cho việc thụ thai gặp khó khăn.
- Da nổi mụn: Sự mất cân bằng nội tiết khiến cho chức năng giải độc của cơ thể bị giảm, kết quả là chất thải độc tích tụ lại trong cơ thể, dưới da khiến cho da trở nên nhạy cảm, xuất hiện mụn.
- Rậm lông: Bình thường, hệ thống nội tiết của cơ thể sẽ sản xuất và giải phóng androgen và estrogen, ở nữ giới, androgen ít hơn. Nhưng khi bị rối loạn nội tiết, người phụ nữ tiết ra androgen nhiều quá khiến cho lông trên cơ thể xuất hiện nhiều hơn, dẫn tới rậm lông.
Rối loạn nội tiết có thể xuất phát từ sự thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt của bạn. Vì vậy, bạn cần chú ý tới chuyện ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của mình nhé.
Bạn cũng nên đi khám đều đặn để được bác sĩ kiểm tra và điều trị dứt điểm cả bệnh nấm âm đạo và tình trạng rối loạn nội tiết, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiều bệnh khác.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
Cách vệ sinh vùng kín khi trời nồm ẩm ướt
Vệ sinh vùng kín tưởng đơn giản nhưng nếu không cẩn thận, bạn sẽ khiến cho các mầm bệnh phát triển. Thời tiết nồm ẩm ướt là cơ hội thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, vùng kín dễ bị nhiễm bệnh.
1. Tác hại của trời nồm
Trời nồm với độ ẩm cao, nhiệt độ tương đối thấp nên các vi sinh vật, nấm, các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển mạnh đặc biệt là ở "vùng kín". Căn bệnh viêm nhiễm này không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, mà nó còn dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, thậm chí còn có thể dẫn tới vô sinh.
Một nguyên nhân nữa là do thời tiết ẩm thấp, quần áo không khô, chị em cố tình mặc quần áo lót trong tình trạng còn ẩm ướt. Điều này vô tình tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Các chứng bệnh viêm nhiễm vùng kín thường dễ mắc phải nhất là nấm vùng kín, viêm âm đạo, nấm âm đạo, nấm Cadida... Dấu hiệu thường thấy đầu tiên của hầu hết các chứng bệnh viêm nhiễm này là tình trạng ngứa ngáy ở vùng kín và khu vực xung quanh. Ngoài biểu hiện đó, các bạn còn có thể mắc phải các triệu chứng như khí hư thay đổi bất thường, đặc quánh, có màu sắc lạ, mùi hôi khó chịu...
Viêm nhiễm vùng kín không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt và các hoạt động hàng ngày, mà nó còn có thể lây lan vào bên trong cơ thể và dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu không được chữa trị kịp thời, các bạn có thể mắc phải các căn bệnh nguy hiểm hơn, bị bội nhiễm do vi trùng, dẫn đến viêm nhiễm vùng chậu, viêm nhiễm và làm tắc ống dẫn trứng buộc phải cắt bỏ, viêm tử cung có mủ bên trong... Các căn bệnh này rất dễ dẫn đến vô sinh và thậm chí còn gây tử vong khi có biến chứng. Do đó để không bị mắc phải chứng bệnh khó chịu trên, chị em cần phải biết cách chăm sóc "vùng kín" một cách khoa học.
2. Nguyên tắc vệ sinh vùng kín
Vùng kín cần được vệ sinh ít nhất 2 lần/ 1 ngày bằng nước sạch, bạn có thể sử dụng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ. Tuy nhiên nếu lựa chọn dung dịch vệ sinh thì bạn cần được sự chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tùy tiện mua sử dụng, cũng không nên lạm dụng việc sử dụng dung dịch vệ sinh vì nó có thể làm mất cân bằng độ PH ở vùng kín.
Thao tác bạn cần thực hiện cho đúng là vệ sinh phần âm đạo trước, sau đó mới tới hậu môn, nếu bạn lạm nước lại rửa hậu môn trước sao đó mới tới âm đạo thì có thể bạn sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào trong âm đạo, sẽ dễ gây ra nhiễm trùng âm đạo cũng như nhiễm trùng đường nước tiểu .
Khi rửa nên chú ý các kẻ và mép của âm hộ ,không được thụt nước vào trong âm đạo , giữ cho quần lót khô thoáng , nếu bạn tiểu són hoặc đi tiểu chưa hết thì nên thay quần lót 2-3 lân /1 ngày .
Nhiều người có thói quen dùng băng vệ sinh hằng ngày thay vì tới chu kì kinh mới dùng, điều này không tốt vì có thế làm bít kín vùng âm đạo , tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nếu bạn vẫn muốn sử dụng thì nên chú ý thay băng vệ sinh 4 tiếng / 1 lần .
3. Cách chăm sóc vùng kín
- Phơi quần lót ra chỗ thoáng.
- Thay quần áo lót thường xuyên
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày bằng dung dịch chuyên dụng và giữ vùng kín luôn khô ráo. Bạn không nên vệ sinh quá 2 lần/ngày bởi "sạch" quá, môi trường vi khuẩn tự nhiên của vùng kín dễ bị mất cân bằng cũng dễ nhiễm bệnh.
- Chú ý hong, sấy khô hay là quần áo đặc biệt là quần áo lót trước khi mặc (nếu chúng hơi ẩm hoặc trời nồm). Nếu có điều kiện thì hãy giặt quần áo lót bằng nước nóng.
- Không mặc quần áo lót bó, chật. Chọn quần áo lót vải cotton để thoáng khí.
- Khi có các biểu hiện ngứa ngáy, khí hư nhiều, đục, hôi cần đến khám ngay vì có thể là do viêm nhiễm phụ khoa thông thường, cũng có thể do nhiễm nấm. Không nên tự mua thuốc về đặt âm đạo vì cần xác định là viêm nhiễm hay do nấm âm đạo.
Theo PNO
Quan niệm sai lầm của phụ nữ về bệnh phụ khoa Nhiều chị em vẫn cho rằng khi có quan hệ tình dục thì mới mắc bệnh phụ khoa. Tuy nhiên đấy là một trong những quan niệm sai lầm khiến cho nhiều người khổ sở vì mắc bệnh liên quan đến "vùng kín". Nhóm bệnh phụ khoa nữ giới phổ biến nhất với chị em là viêm âm đạo và viêm nhiễm cổ...