Thêm một người nhập viện do ngộ độc pate Minh Chay
Đơn vị Chống độc, Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, tiếp nhận bệnh nhân thứ 6 bị ngộ độc botulinum sau khi ăn pate Minh Chay.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh nhân nam, 54 tuổi, được chuyển tới từ Bệnh viện Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngày 25/8, ông ăn nhiều pate Minh Chay. Khoảng 24 giờ sau, ông nôn ói, đau bụng, biểu hiện ngộ độc tăng dần, nuốt khó, nói khó, sụp mi. Khi đến bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân đã khó thở, phải thở máy, yếu tứ chi, sụp mi hoàn toàn.
Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc botulinum, giống 5 bệnh nhân khác đang điều trị tại đây và đều ăn pate Minh Chay.
Bệnh nhân thứ 6 điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy do ngộ độc botulinum sau ăn pate Minh Chay. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Hôm nay, bệnh nhân không sốt, tỉnh táo, liệt tứ chi, tiếp tục thở máy hỗ trợ hô hấp. Các bác sĩ tiến hành lọc máu, theo dõi biến chứng sát sao để can thiệp kịp thời.
Theo bác sĩ Hùng, những năm 1980 từng xuất hiện vài ca ngộ độc botulinum, do người dân sử dụng đồ hộp đã hết hạn, bị biến chất. Giai đoạn đó, ngành y tế chưa phát triển, không có thuốc chống độc nên kết quả điều trị không khả quan. Hiện 6 bệnh nhân điều trị ở TP HCM là chùm ngộ độc botulinum đầu tiên sau hơn 30 năm.
Triệu chứng ngộ độc botulinum dễ nhầm lẫn với nhược cơ, viêm nhiễm hay ngộ độc thông thường. Giai đoạn đầu nhiễm độc, bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, nôn ói, đau bụng, sau đó các triệu chứng thần kinh như yếu liệt cơ, sụp mi, khó nuốt diễn ra rầm rộ rất nhanh… Bệnh nhân không sốt, vẫn tỉnh táo dù không thể tự thở hay vận động.
Video đang HOT
Cơ chế gây hại của botulinum là làm tổn thương đầu mút các dây thần kinh, khiến việc dẫn truyền thần kinh đến cơ không còn, gây yếu liệt. Do đó, chẩn đoán sớm, sử dụng thuốc kháng độc tố sớm cho bệnh nhân rất quan trọng.
“Tuy nhiên, thuốc kháng độc tố không chữa khỏi bệnh ngay mà chỉ làm thời gian bị liệt ngắn lại, nhất là với cơ hô hấp. Đồng nghĩa với việc người bệnh không phải thở máy kéo dài, tránh được các biến chứng do thở máy như viêm phổi, tổn thương phổi”, bác sĩ Hùng nói.
Hiện Việt Nam không có sẵn loại thuốc kháng độc tố botulinum. Các bác sĩ buộc phải tiến hành nhiều biện pháp điều trị hỗ trợ để cứu bệnh nhân, bao gồm thở máy, tăng cường dinh dưỡng, thay huyết tương, lọc máu, tập vật lý trị liệu…
Bác sĩ Hùng cho hay vi khuẩn clostridium botulinum sinh ra độc tố botulinum rất khó phát hiện trong thực phẩm, vì nó không màu, không mùi, không vị, phải dùng các phương tiện chẩn đoán hiện đại mới xác định được chính xác.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn Thực phẩm, Sở Y tế TP HCM, cho biết thành phố đã tìm được 1.290 khách mua online 1.559 sản phẩm pate Minh Chay trong tháng 7 và 8. Ban An toàn Thực phẩm đã liên lạc trực tiếp đến những người này để thu hồi sản phẩm, cảnh báo không sử dụng các món Minh Chay. Sở Y tế cũng theo dõi sức khỏe những trường hợp đã ăn sản phẩm. Nhiều người dân tự đem nộp các sản phẩm đã mua của Minh Chay.
Theo bà Lan, vi khuẩn clostridium botulinum có trong pate Minh Chay chính là vi khuẩn uốn ván, chỉ cần ăn một lần sẽ gây ngộ độc ngay, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Các ca ngộ độc pate Minh Chay vẫn tiên lượng nặng
Đến nay, các bệnh nhân vẫn tiên lượng nặng. Một trường hợp có thể phải thở máy từ 2 - 10 tháng nữa.
Sáng nay 31/8, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đơn vị đang tiếp nhận điều trị nôi trú cho 2 bệnh nhân ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum sau khi dùng sản phẩm Pate Minh Chay. Những người này đang có tình trạng rất nặng.
Các bệnh nhân là cặp vợ chồng cao tuổi (68 -70 tuổi) trú tại Hà Nội. Khai thác bệnh sử, họ đều sử dụng thực phẩm Pate Minh Chay mua trên mạng vào tháng 7. Khi ăn lọ pate thứ nhất thấy bình thường, nhưng đến lọ thứ 2 lại thấy có mùi khác thường.
Sau lần ăn cuối cùng vào khoảng cuối tháng 7, sang đến đầu tháng 8, cả hai bệnh nhân đều có biểu hiện đau họng, khó nuốt, sụt mi, khó nuốt, yếu chân tay, khó thở. Sau đó, họ được đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện lão khoa Trung ương trước khi chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai ngày 18/8.
ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết: "Thời điểm vừa nhập viện, ông T. liệt hoàn toàn các cơ từ đầu đến chân, không thở được, phải phục thuộc vào máy thở. Trong khi đó, người vợ nhẹ hơn, bị liệt toàn bộ các cơ, không thể tự ngồi dậy, ho khạc kém, không thể tự ăn, nguy cơ suy hô hấp".
Ngay khi xác định bệnh nhân ngộ độc vi khuẩn Clostridium botulinum, các bác sĩ đã tiến hành điều trị cấp cứu hồi sức; thực hiện các biện pháp giải độc.
Bệnh nhân nam 70 tuổi đang được cho thở máy
Bác sĩ Nguyên thông tin, đến nay các bệnh nhân vẫn tiên lượng nặng. Riêng người chồng có thể phải thở máy từ 2 - 10 tháng nữa, trong quá trình thở máy có thể xảy ra biến chứng.
"Các trường hợp ngộ độc botulinum rất hiếm ở nước ta. Đặc điểm của botulinum là rất độc với thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ, liệt kéo dài. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân phải thở máy trung bình nhiều tháng, và mất nhiều tháng tiếp theo để có thể hồi phục" - bác sĩ Nguyên cho hay.
Cũng theo bác sĩ Nguyên, để có thuốc cấp cứu kịp thời cho 2 bệnh nhân nặng, Bệnh viện Bạch Mai đã phải cấp tốc gửi công văn lên Bộ Y tế, đồng thời liên hệ các Trung tâm Chống độc tại Thái lan, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam và Thái Lan.
Bác sĩ Nguyên chia sẻ: "Loại thuốc giải độc botulinum rất hiếm, những loại thuốc như vậy được gọi là "thuốc mồ côi". Chỉ được lưu giữ ở một số kho dự trữ quốc gia. Bệnh viện, Bộ Y tế, WHO đã phải làm việc rất gấp rút để có thể đưa được 2 lọ thuốc giải độc từ một Trung tâm Chống độc của Thái Lan về Việt Nam trong 10 ngày".
Được biết, 2 lọ thuốc giải độc mang tên Botulism antitoxin heptavalent, được vận chuyển bằng đường hàng không từ Thái Lan về Việt Nam vào ngày 29/8 và được sử dụng ngay cho 2 bệnh nhân. Giá bán của mỗi lọ thuốc này tại Thái Lan lên đến 8000 USD (khoảng 190 triệu đồng).
2 lọ thuốc giải độc Botulism antitoxin heptavalent được dùng để điều trị cho bệnh nhân
Ngoài 2 bệnh nhân nặng nói trên, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai còn tiếp nhận 4 bệnh nhân khác tới kiểm tra sau khi sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay. Những người này đều bị yếu mỏi cơ, các chức năng sống ổn định, khó vận động nặng và được chỉ định điều trị ngoại trú.
Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên nhận định, Botunilum là loại độc tố được sản sinh bởi vi khuẩn Clostridium botulinum.
Vi khuẩn này kị khí, có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm đóng hộp, lọ, túi, chai kín. Vi khuẩn Clostridium botulinum sẽ phát triển khi các yếu tố môi trường trong thực phẩm không đủ để kiềm chế chúng, ví dụ như không đủ độ chua (độ pH), không đủ độ mặn,...
Đặc biệt, các loại thực phẩm chế biến tại hộ gia đình, thủ công, vốn thường không được kiểm soát chặt chẽ sẽ có nguy cơ cao nhiễm loại vi khuẩn này.
Gần 190 triệu một lọ thuốc điều trị cho bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay Sáng 31/8, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, 2 ca bệnh nặng do ăn pate Minh Chay đang điều trị tại bệnh viện này là một cặp vợ chồng (chồng 70 tuổi, vợ 68 tuổi). 2 lọ thuốc được nhập từ Thái Lan để điều trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc...