Thêm một người Hong Kong chết sau tiêm vaccine Covid-19
Một phụ nữ Hong Kong, 55 tuổi, bị bệnh mạn tính, chết sau tiêm vaccine Sinovac Trung Quốc, hôm 6/3.
Vẫn chưa rõ liệu nguyên nhân cái chết có liên quan đến vaccine hay không. Nhóm chuyên gia y tế dự kiến họp vào ngày 8/3 để điều tra vụ việc.
Trước đó, nhóm chuyên gia này xác nhận một người đàn ông 63 tuổi chết sau tiêm Sinovac, tuy nhiên nguyên nhân tử vong không liên quan đến vaccine.
Cơ quan Y tế Hong Kong cho biết người phụ nữ được tiêm vaccine Sinovac vào ngày 2/3 tại Trung tâm Thể thao Kwun Chung ở Jordan – chính là địa điểm mà người đàn ông qua đời trước đó đã tiêm. Bà bị đột quỵ vào ngày 5/3, được đưa đến Trung tâm Y tế Caritas trước khi chuyển đến Bệnh viện Kwong Wah ở Yau Ma Tei. Người phụ nữ bị ngừng tim và được hồi sức tích cực ngay sau đó, qua đời vào ngày 6/3.
Theo giáo sư Đại học Hong Kong Ivan Hung Fan-ngai, thành viên ủy ban chuyên gia về phản ứng vaccine, người phụ nữ này tiền sử huyết áp cao, cholesterol cao và dư thừa protein trong nước tiểu. Ông cho biết không có bằng chứng nào cho thấy vaccine có thể dẫn đến đột quỵ và “hai người tử vong sau khi cùng tiêm ở một trung tâm chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên”.
Các quan chức y tế thông báo họ đã nhận được báo cáo về 18 trường hợp phản ứng phụ sau khi tiêm phòng vaccine Covid-19 Sinovac, tính đến ngày 5/3. Tuy nhiên, hầu hết đều có triệu chứng nhẹ như chóng mặt, tim đập nhanh, đau đầu và tức ngực.
Dữ liệu từ Sinovac cho thấy 44 triệu liều đã được phân phối trên toàn cầu và ghi nhận 56 trường hợp tử vong sau tiêm. Tất cả đều được xác nhận là không liên quan đến vaccine.
Video đang HOT
Ho Pak-leung, chuyên gia vi sinh học của Đại học Hong Kong, cho rằng cái chết của người đàn ông 63 tuổi mắc bệnh mạn tính vào hôm 28/2 không liên quan tới vaccine do đại lục sản xuất. Tuy nhiên, theo giáo sư Ho, dữ liệu từ thử nghiệm giai đoạn ba của Sinovac, bao gồm thông tin công khai về những người bị bệnh mạn tính và những người từ 60 tuổi trở lên vẫn chưa đầy đủ. Ông cho biết chính quyền đại lục đã khuyến cáo người dân trong hai nhóm đó chưa nên vội tiêm phòng.
COVID-19 tại ASEAN hết 21/2: Thêm 12.620 ca mắc; Campuchia có 17 ca mắc mới trong làn sóng thứ 3
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 21/2, 7 quốc gia ASEAN ghi nhận 12.620 ca mắc COVID-19 và 198 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 2.353.659 ca, trong đó 50.979 người tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Medan, Indonesia ngày 19/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại ASEAN, Indonesia tiếp tục là nước có ca mắc mới cao nhất khối trong ngày 21/2. Nước này thông báo ghi nhận thêm 7.300 ca mắc COVID-19 và 173 ca tử vong, đưa tổng số người mắc bệnh và tử vong ở nước này lần lượt là 1.278.653 và 34.489.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết quốc gia này sẽ tiếp nhận khoảng 4,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 tới. Kế hoạch phân phối vaccine AstraZeneca vẫn đang được thảo luận tại Bộ Y tế. Theo ông Jokowi, phác đồ tiêm vaccine AstraZeneca khác với vaccine Sinovac mà Indonesia đang sử dụng. Theo đó, thời gian tiêm mũi một và mũi hai đối với vaccine AstraZeneca là 1-2 tháng, trong khi vaccine Sinovac là 2 tuần.
Trước đó, vào ngày 13/1, Indonesia đã khởi động giai đoạn một của chương trình tiêm chủng miễn phí ngừa COVID-19 với mục tiêu tiêm vaccine cho khoảng 1,5 triệu nhân viên y tế. Đến ngày 17/2, quốc gia này đã triển khai giai đoạn hai với mục tiêu tiêm vaccine cho 38,5 triệu người, trong đó có giáo viên, tiểu thương tại các chợ, nhân viên công vụ, lãnh đạo tôn giáo, và thành viên các cơ quan lập pháp.
Trong khi đó, đứng thứ hai về số ca mắc ngày 21/2 là Malaysia . Malaysia có thêm 3.297 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, đưa tổng số người nhiễm lên 283.569. Tổng số người tử vong tại quốc gia Đông Nam Á này là 1.056 sau khi có thêm 5 ca tử vong trong ngày 21/2.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Shah Alam, Malaysia, ngày 17/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia đã quyết định đẩy sớm lịch tiêm phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lên 2 ngày, sau khi lô vaccine đầu tiên của Pfizer/BioNTech đã đến nước này trong ngày 21/2.
Tổng cộng có 312.390 liều vaccine của Pfizer/BioNTech đã đến Malaysia vào sáng cùng ngày. Phát biểu tại họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin nêu rõ lô vaccine thứ 2 sẽ đến vào ngày 26/2. Cứ hai tuần một lần, Malaysia sẽ nhận lô vaccine mới cho đến khi đơn hàng được hoàn tất. Ông Khairy Jamaluddin cho biết chiến dịch tiêm phòng trên toàn quốc sẽ bắt đầu vào ngày 24/2 tới, sớm hơn so với kế hoạch ban đầu. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin và ông Noor Hisham Abdullah, quan chức cấp cao của Bộ Y tế Malaysia, sẽ nằm trong số những người được tiêm đầu tiên.
Malaysia đã đặt mua được tổng cộng 32 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech. Vaccine từ hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc) sẽ đến Malaysia vào ngày 27/2 tới, sau khi được nhà chức trách phê duyệt.
Để ứng phó với làn sóng lây nhiễm mới, chính quyền đã áp đặt thêm lệnh phong tỏa trong năm nay. Malaysia đã đặt mục tiêu tiêm phòng cho ít nhất 80% trong tổng dân số 32 triệu người trong vòng một năm để có thể thúc đẩy kinh tế phục hồi.
Nhân viên y tế đeo khẩu trang và tấm chắn nhựa phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 19/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Philippines đứng thứ ba ASEAN về số ca mắc mới. Nước này ghi nhận thêm 1.888 ca mắc và 20 trường hợp không qua khỏi. Như vậy, tính đến nay, Philippines Trong số các ca mắc mới, có 18 người nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 nguồn gốc từ Anh, được cho là có tỷ lệ lây lan nhanh hơn.
Trong số 18 người nhiễm biến thể mới, có 13 người Philippines trở về từ nước ngoài và 3 người là cư dân sinh sống ở miền Bắc nước này. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào năm 2020, Philippines đã tiến hành xét nghiệm cho hơn 8 triệu người.
Tại Thái Lan, nhà chức trách nước này phát hiện thêm 92 ca nhiễm mới trong ngày 21/2. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm ở quốc gia Đông Nam Á này là 25.415 ca, trong đó 83 ca tử vong.
Ngày 21/2, cơ quan chức năng Campuchia xác nhận thêm 17 ca COVID-19, trong đó có 15 ca liên quan tới "Sự cố cộng đồng ngày 20/2", nâng số ca lây nhiễm COVID-19 cộng đồng trong vụ này lên con số 47. Hai ca còn lại là trường hợp người nhập cảnh vào Campuchia.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong số 15 ca nhiễm mới liên quan đến "Sự cố cộng đồng ngày 20/2" có 14 người quốc tịch Trung Quốc và một người Việt Nam, độ tuổi từ 24 đến 41. Bộ Y tế Campuchia tiếp tục kêu gọi những người có liên quan đến "Sự cố cộng đồng ngày 20/2" đến xét nghiệm tại Trung tâm Y tế Chak Angre ở thủ đô Phnom Penh.
Trước đó, ngày 20/2, các cơ quan chức năng Campuchia đã phát hiện 32 ca nhiễm tại thủ đô Phnom Penh, chủ yếu trong khu vực đảo Koh Pich và một khu chung cư gần sân vận động Olympic. Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã xác nhận thông tin này trong bài phát biểu được truyền trực tiếp trên truyền hình quốc gia TVK sáng 20/2. Đây là đợt bùng phát lây nhiễm trong cộng đồng thứ ba tại Campuchia. Những thông tin sơ bộ cho biết đợt lây nhiễm bùng phát sáng 20/2 có liên quan tới một số trường hợp đang cách ly tại khách sạn Sokha nhưng cố tình trốn ra ngoài và lưu trú trong một loạt các chung cư tại thủ đô Phnom Penh.
Cơ quan chức năng Campuchia đã phát hiện 32 ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại thủ đô Phnom Penh. Ảnh: TTXVN phát
Campuchia đang thực hiện các biện pháp phòng dịch chặt chẽ nhưng cơ quan chức năng chưa có kế hoạch đóng cửa các trường học và một số địa điểm công cộng liên quan tới đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này ở thủ đô Phnom Penh. Thông báo ngày 20/2 của Bộ Giáo dục Campuchia đề nghị giới chức giáo dục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 lây lan và yêu cầu các nhà quản lý trường học báo cáo cho nhà chức trách về bất kỳ ca nào có liên quan đến "Sự cố cộng đồng ngày 20/2".
Các nước còn lại tại ASEAN có số ca mắc mới không đáng kể. Myanmar không công bố số liệu ngày 21/2.
Thái Lan đặt mục tiêu tiêm 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 mỗi tháng Thái Lan ngày 11/2 công bố kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 1 triệu người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất vào tháng 5 tới và triển khai tiêm chủng đại trà sau đó một tháng, với mục tiêu mỗi tháng có 10 triệu người được tiêm chủng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Samut Sakhon, Thái...