Thêm một minh chứng cho IQ cao siêu của thầy cô giáo, nhìn mã đề thi môn Toán đã đủ khiến học sinh vã mồ hôi hột
Mã đề thi tưởng chừng vu vơ thế thôi nhưng học sinh đọc ra để hỏi bài nhau thì cũng bở hơi tai, vã mồ hôi hột.
Thi theo hình thức trắc nghiệm đang dần trở nên phổ biến hơn không chỉ ở các kỳ thi lớn như tốt nghiệp THPT Quốc gia, thi đại học mà còn trong cả các tiết kiểm tra cấp trường, lớp. Không ít người cho rằng thi trắc nghiệm khiến tình trạng quay cóp nhiều hơn vì học sinh chỉ cần nhắc nhau A, B, C, D hoặc 1, 2, 3, 4 là xong. Tuy nhiên, chuyện đó xưa mất rồi.
Để tránh tình trạng học sinh quay cóp, bây giờ giáo viên đã sử dụng nhiều mã đề khác nhau để học sinh không thể chép lại bài của bạn bên cạnh. Thậm chí, nhiều thầy cô giáo còn cẩn thận ghi mã đề bằng những ký hiệu riêng khiến học sinh chỉ muốn khóc thét.
Mã đề trắc nghiệm môn Toán lớp 12.
Mới đây, học sinh lớp 12 trường THPT Lương Văn Cù (An Giang) phải cười méo mặt khi cầm tờ đề kiểm tra 45 phút môn Toán. Thay vì đánh 1-3 số thông thường thì thầy cô giáo lại gõ mã đề… dài như một dòng sông, từ đầu lề bên trái sang đầu lề bên phải. Chữ và số cũng không có nghĩa hay không theo trật tự nào.
Nếu học sinh nào không chịu học bài mà “tịt” không giải được thì chỉ có nước nhận điểm 0 chứ đọc xong mã đề này cũng hết cả thời gian làm bài.
Video đang HOT
Hình ảnh sau khi được chia sẻ đã thu hút chú ý của cộng đồng mạng. Ai nấy bình luận rôm rả:
- Nhìn đề thi tưởng giống nhau. Chép xong xuôi ngồi chơi 5 phút cuối mới biết khác đề.
- Chép xong mã đề thì hết giờ làm bài.
- Đây là thầy không biết đặt mã gì phải không thầy?
- Còn hơn cô lớp mình không cho mã đề gì cơ, lại còn giống nhau 2 câu đầu làm mấy đứa hí hửng chép.
Trước đó, một tờ đề kiểm tra tiếng Anh cũng khiến học sinh khóc thét khi viết bằng… tiếng Thái. Đúng là khi nhìn vào mã đề này, học sinh chỉ còn nước “tự lực cánh sinh” chứ có biết đọc mã như thế nào đâu mà hỏi. Thế mới thấy, dù học sinh có tinh quái bao nhiêu thì cũng không qua được kinh nghiệm đứng bục giảng nhiều năm của thầy cô.
Suốt 25 năm, cô giáo dạy Toán phát kẹo cho học sinh để động viên các em học tập tốt
Có học sinh đã tốt nghiệp nhiều năm nhưng vẫn giữ gói kẹo do cô giáo khen thưởng.
Trong suốt 25 năm qua, cô giáo Lý Trúc Giảo giảng dạy môn Toán tại trường tiểu học Jiaodong Road Elementary School, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đã duy trì thói quen phát kẹo cho học sinh sau mỗi bài kiểm tra hoặc khi phát biểu trong giờ học.
Cô giáo Lý Trúc Giảo
Cô giáo Lý Trúc Giảo chia sẻ: 'Tôi phát kẹo cho học sinh là muốn khuyến khích các em học hành, tôi muốn học sinh trở nên tài giỏi và trở thành tấm gương sáng cho bạn học noi theo. Nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc học là do lười biếng chứ không phải do năng lực tiếp thu kém, thông qua phát kẹo, tôi muốn các em có thái độ đúng đắn trong việc học. Có học sinh đã tốt nghiệp nhiều năm nhưng vẫn giữ gói kẹo do tôi khen thưởng'.
Thời điểm cô giáo Lý Trúc Giảo có con, cô đã đứng ở cương vị của một người mẹ và nghĩ rằng, cô mong muốn con mình sẽ được dạy bảo bởi một giáo viên như thế nào và nghĩ đến việc phát kẹo như một hình thức động viên học sinh.
Kể từ ngày bắt đầu phát kẹo cho đến nay, trong túi xách của cô giáo luôn để sẵn một túi kẹo. Cô giáo đã đọc được cảm nhận của nhiều học sinh rằng, các em cảm thấy rất vui khi nhận kẹo từ giáo viên và hứa hẹn sẽ cố gắng học hành.
Các em cảm thấy rất vui khi nhận kẹo từ giáo viên và hứa hẹn sẽ cố gắng học hành.
Sau khi câu chuyện về cô Lý được chia sẻ rộng rãi, cộng đồng mạng đã hết lời khen ngợi ý tưởng của cô giáo:
'Cô đúng là một giáo viên tâm lý, nhiều học sinh muốn nhận kẹo không hẳn là vì thích đồ ngọt, mà đơn giản là các em muốn được giáo viên công nhận nỗ lực của bản thân'.
'Giáo viên đã có lòng phát kẹo thì học sinh đương nhiên sẽ càng nỗ lực'.
'Mình còn giữ dụng cụ học tập do giáo viên khen thưởng, đó như một sự khích lệ mà giáo viên có thể trao tặng cho học sinh'.
Thầy giáo nổi danh 'best cà khịa' sở hữu gần 40.000 follow và tâm sự đằng sau loạt câu nói khiến học sinh 'thấy nhột' 'Người ta bảo 'cà khịa một chút thì vui, cà khịa nhiều chút thì chơi một mình'. Thế nên 'cà khịa' là 'gia vị' cho 'món ăn' của tôi thôi. Thầy, cô vẫn phải gương mẫu, nghiêm túc thì học sinh mới tốt được', thầy Công Chính dí dỏm. Gần đây, thầy Nguyễn Công Chính - Thầy giáo được cộng đồng mạng đặt...