Thêm một loạt nước nhiễm Covid-19, WHO nêu 3 ưu tiên
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hiện số ca nhiễm mới SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua ở các nước đã vượt qua Trung Quốc, đánh dấu sự thay đổi của dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do virus nguy hiểm này gây ra.
Đến nay, dịch Covid-19 đã xuất hiện ở 42 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lây nhiễm cho hơn 81.000 người trên toàn thế giới và cướp đi mạng sống của hơn 2.700 người.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước sẵn sàng ứng phó với một đại dịch có thể xảy ra, sẵn sàng phát hiện sớm các ca nhiễm, cách ly bệnh nhân, truy vết tiếp xúc, cung cấp chăm sóc y tế tốt, ngăn chặn bùng phát dịch trong bệnh viện và lây lan trong cộng đồng.
Ông Ghebreyesus nêu ra 3 ưu tiên với tất cả các nước: bảo vệ các nhân viên y tế, khuyến khích các cộng đồng bảo vệ những người nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, và bảo vệ những quốc gia dễ bị tổn thương nhất.
Dịch bệnh Covid-19 đang lan nhanh ra toàn cầu.
Số bệnh nhân ở Trung Quốc vẫn chiếm nhiều nhất nhưng Hàn Quốc cũng chứng kiến tốc độ lây lan quá nhanh, với hơn 1.260 ca bệnh và 11 người tử vong, theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).
Covid-19 lan đến Na Uy, Romania, Hy Lạp, Brazil
Bộ Y tế Romania xác nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở nước này là một nam giới ở thành phố Gorj, từng tiếp xúc với một người Italia tới Romania hồi đầu tháng 2. Thông tin cho biết sức khỏe của ông này vẫn bình thường và sẽ được đưa tới một bệnh viện ở thủ đô Bucharest để theo dõi. 7 thành viên trong gia đình ông đã được đưa đi xét nghiệm và cho kết quả âm tính với Covid-19.
Cơ quan Y tế Công cộng Na Uy thông báo có một ca nhiễm bệnh đầu tiên, là người vừa trở về từ Trung Quốc, chưa có triệu chứng và ít khả năng lây cho những người khác.
Hy Lạp cũng đã ghi nhận một phụ nữ 38 tuổi từng tới miền bắc Italia đã mắc Covid-19.
Video đang HOT
Reuters dẫn một nguồn tin ngày 25/2 cho biết một người đã cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới tại Brazil. Nguồn tin cho biết kết quả xét nghiệm chưa được công bố, nhưng trước đó bệnh viện ở Sao Paulo đã thông báo khả năng có một bệnh nhân 61 tuổi nhiễm virus tại Italia trước khi về nước.
Iraq đóng cửa trường học
Theo Tân Hoa xã, Bộ trưởng Y tế Iraq ngày 26/2 thông báo tạm đóng cửa tất cả các trường học 10 ngày cho đến ngày 7/3 để đối phó với dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các rạp chiếu phim, quán cà phê, câu lạc bộ và các điểm tập trung đông người sẽ ngừng hoạt động trong cùng khoảng thời gian.
TQ thu giữ hàng triệu khẩu trang giả
Các lực lượng chức năng ở Trung Quốc mới đây đã thu giư 31 triệu khâu trang y tê không đạt chuẩn cùng nhiêu măt hang giả khac tri gia 174 triêu Nhân dân tê (24 triêu USD). Canh sat cung xư ly 22.000 vu an hinh sư liên quan đên dich Covid-19.
Do nhu cầu đối với khẩu trang y tế và dung dịch sát trùng quá lớn mà nguồn cung lại không đủ trong bối cảnh hoạt động sản xuất bị đình trệ trong thời gian dài, nhiều đối tượng đã lợi dụng tình hình để sản xuất các mặt hàng trái phép rồi tung ra thị trường.
WHO cử chuyên gia tới Iran giúp chống dịch Covid-19
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tổ chức này sẽ cử một nhóm chuyên gia tới Iran trong tuần này để hỗ trợ chống dịch. Ông mô tả số ca nhiễm mới tăng mạnh tại nước này, tại Italia và Hàn Quốc là “rất đáng lo ngại”.
Hiện một nhóm chuyên gia của WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu đã đến Rome, Italia để hỗ trợ kỹ thuật và đánh giá các biện pháp y tế công cộng đang được triển khai.
Thanh Hảo
Theo
Áp lực khi chữa bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam
Bắt tay vào điều trị hai bệnh nhân người Trung Quốc, những ca đầu tiên nhiễm nCoV ở Việt Nam, bác sĩ Lê Quốc Hùng không tránh khỏi lo lắng.
Khi ấy là tối 28 Tết. Cả khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, đang chào nhau chúc nghỉ Tết vui vẻ sau ca làm việc cuối năm, thì bất ngờ bác sĩ Hùng, 56 tuổi, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, nhận tin hai bệnh nhân nghi nhiễm virus corona nhập viện.
Hai bệnh nhân Trung Quốc gồm ông Li Ding, 66 tuổi và con trai Li Zichao, 22 tuổi. Cả hai rất e ngại khi vào điều trị. Người bố không nói được tiếng Anh hay tiếng Việt, người con nói tiếng Anh không nhiều. Khi yêu cầu cách ly, họ bất hợp tác.
Li Ding cùng vợ từ thành phố Vũ Hán, đến Hà Nội ngày 13/1, sau đó đáp máy bay vào Nha Trang. Tại đây ông gặp con trai đi từ Long An đến đón. Cả ba sau đó đi tàu về Long An, rồi khi bị sốt thì trở lên TP HCM khám tại Chợ Rẫy.
Nhận kết quả xét nghiệm từ Viện Pasteur TP HCM, cả hai bệnh nhân đều dương tính nCoV, bác sĩ Hùng không tránh khỏi lo lắng. Thế giới chưa có phác đồ điều trị chính thống, chưa có thuốc đặc trị virus. Khuyến cáo chung là điều trị hỗ trợ. Việc điều trị khác nhau mỗi nơi dựa trên tình trạng từng bệnh nhân.
Gác lại những kế hoạch sum vầy gia đình, họ hàng cho ngày Tết, các y bác sĩ bước qua cánh cửa phòng cách ly, lặng lẽ bắt đầu cuộc chiến.
Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Hữu Khoa.
Bệnh nhân Li Zichao có thể trạng tốt nên quá trình điều trị chỉ sử dụng một loại thuốc hạ sốt, hoàn toàn không dùng kháng sinh, mỗi sáng lên sân thượng bệnh viện phơi nắng và tập thể dục. Phòng cách ly của Li mở rộng cửa tạo luồng không khí tự nhiên. Phòng bệnh được cấp 12 luồng không khí tự nhiên mỗi giờ, nhiệt độ phòng cao, có ánh nắng mặt trời, giảm đời sống virus.
Các bác sĩ cho bệnh nhân súc họng bằng dung dịch sát khuẩn. "Tài liệu nước ngoài chưa từng đề cập nhưng qua kinh nghiệm điều trị và bằng chứng khoa học về săn sóc bệnh nhân thở máy, chúng tôi áp dụng biện pháp súc họng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa virus. Đây là biện pháp khác biệt", bác sĩ Hùng nói.
Các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chưa từng áp dụng cách này. Chỉ sau 4 ngày điều trị, người con chuyển biến tốt, xét nghiệm âm tính với virus.
Người bố có nhiều bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, suy mạch vành, ung thư phổi đã qua phẫu thuật..., những yếu tố có thể gây tử vong bất cứ lúc nào. Phương án điều trị cho Li Ding được bác sĩ bốn khoa Bệnh nhiệt đới, Tim mạch, Nội tiết, Hô hấp, phối hợp thực hiện. Đội ngũ y tế phải tiến hành xét nghiệm bệnh nhân mỗi ngày để theo dõi diễn biến sức khỏe, phán đoán "chuyện gì có thể xảy ra", từ đó điều chỉnh lượng thuốc và phác đồ điều trị phù hợp.
"Một người vừa suy giảm miễn dịch, vừa nhiều bệnh, chỉ cần thay đổi nhẹ cũng ảnh hưởng lớn", bác sĩ Hùng nói. Quan trọng nhất là phải theo dõi, áp dụng tất cả kinh nghiệm điều trị lâm sàng để phát hiện sớm biến chứng và ngăn ngừa.
Các bác sĩ trong kíp điều trị đều hiểu rằng nếu những bệnh nhân đầu tiên ở Việt Nam điều trị không khỏi, tử vong, thì tình hình sẽ trở nên căng thẳng. "Áp lực rất lớn. Dư luận khi ấy có thể đẩy mọi người đến cơn khủng hoảng niềm tin không thể phục hồi", bác sĩ nói.
Được các nhân viên y tế chăm sóc tận tình, dần dần hai bệnh nhân trở nên thân thiện hơn. Đến ngày khỏi bệnh, cha con họ Li bày tỏ lòng biết ơn vì được các bác sĩ Việt Nam cứu chữa.
"Hai bệnh nhân xuất viện, chúng tôi ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm", bác sĩ Hùng nói.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Tín đồ Tân Thiên Địa là ca tử vong thứ 12 tại Hàn Quốc Hàn Quốc ngày 25/2 xác nhận nước này có ca tử vong thứ 12 là cụ ông 73 tuổi, thành viên giáo phái Tân Thiên Địa vốn đang là tâm điểm của đợt bùng phát dịch virus corona ở nước này. Thị trưởng thành phố Daegu Kwon Young Jin ngày 26/2 xác nhận bệnh nhân thứ 12 tại Hàn Quốc tử vong sau...