Thêm một cuộc “sát hạch” các Bộ trưởng
Lần này, hoạt động chất vấn tiếp tục có sự đổi mới và đổi mới này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi các ĐBQH sẽ không chất vấn theo các chuyên đề sắp đặt từ trước.
Bộ trưởng Tải nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà
Thông thường, chúng ta đưa ra 4-6 nhóm vấn đề để chọn các Bộ trưởng ngồi ghế nóng trả lời chất vấn, nhưng lần này, ĐBQH có thể chất vấn bất cứ thành viên nào của Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, thậm chí cả Chủ tịch nước và bản thân tôi cũng đã có văn bản chất vấn Chủ tịch nước.
Việc này được thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật, qua đó thể hiện rõ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, được nhân dân tín nhiệm và giao trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà nước, đối với cả 3 nhánh quan trọng là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bởi vậy, nguyên tắc là bất cứ ai cũng có thể bị chất vấn. Thậm chí, ĐBQH cũng có thể chất vấn lại các thành viên của Quốc hội trong công tác lập pháp thế nào chứ không chỉ riêng chất vấn các Chính phủ.
Với hình thức này, những người có thẩm quyền cũng không thể biết trước được các ĐBQH sẽ chất vấn mình về vấn đề gì, vì thế, đòi hỏi họ phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, quan tâm đến các vấn đề trong lĩnh vực mình quản lý, phải thực sự có trách nhiệm, có trình độ để có thể trả lời rõ ràng, cụ thể trước Quốc hội, trước quốc dân đồng bào. Cùng với đó, người lãnh đạo cũng phải biết lắng nghe, có thái độ cầu thị khi tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề.
ĐBQH không hỏi cho Quốc hội, mà hỏi cho nhân dân, hỏi cho cử tri cả nước. Các thành viên Chính phủ trả lời trước Quốc hội thực ra là thông tin cho nhân dân cả nước việc thực hiện lời hứa với nhân dân, Quốc hội chỉ là người giám sát thực hiện để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân.
Báo cáo về việc thực hiện lời hứa sau chất vấn của khối Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao lần này cũng đề cập rất rõ 2 mảng sáng – tối, về thành quả và về những bất cập còn tồn đọng. Nhưng nhìn chung, các báo cáo đều khả quan và cho thấy những kết quả vượt trội so với nhiều các kỳ họp trước. Song, cũng phải nói thẳng rằng, vẫn còn những vấn đề chưa được nói hết, nhiều hạn chế, bất cập chưa được báo cáo, một số báo cáo vẫn còn né tránh. Việc giải quyết cũng chưa thực sự quyết liệt, vẫn còn tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, việc hành dân, hành DN vẫn còn rất nhiều.
Phiên chất vấn lần này cũng có thể coi như một cuộc “sát hạch” với các thành viên Chính phủ, người đứng đầu bộ, ngành. Nhưng ở một khía cạnh khác, việc “sát hạch” này không chỉ được thực hiện trong phiên chất vấn này, vì Quốc hội không chỉ giám sát trong các kỳ họp mà trong toàn bộ quá trình hoạt động, hàng ngày, hàng giờ, bất kỳ một thành viên nào của Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao… đều được Quốc hội, các cơ quan Quốc hội, các ĐBQH và đoàn ĐBQH luôn theo sát.
Chúng ta cũng đã nhiều lần nhắc nhở nhau về công tác giám sát của Quốc hội, trong đó lưu ý việc giám sát phải thường xuyên, liên tục, toàn diện, khách quan trên mọi lĩnh vực và phải chú ý kết quả hậu giám sát. Bởi vậy, việc chất vấn thực hiện lời hứa lần này giống như một điểm nhấn về công tác giám sát.
ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng
Phó trưởng Ban Dân nguyện
Hoài Vũ (Ghi)
Theo baogiaothong
Đại biểu 9/10 ngày lo hít thở không khí ô nhiễm, Bộ trưởng trấn an
Đề cập tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn, đại biểu Quốc hội dẫn số liệu quan trắc cho thấy người Hà Nội phải hít thở bầu không khí "đặc" ô nhiễm, 10 ngày thì đến 9 ngày không khí có bụi quá mức cho phép. Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà khẳng định, tình hình chung không đến mức như vậy.
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà là thành viên thứ 2 của Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn hôm nay, 4/6, sau khi Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể rời "ghế nóng"...
Video đang HOT
Ngay khi bắt đầu phiên chất vấn với tư lệnh ngành TN-MT đã có 66 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu quán triệt tinh thần chất vấn "hỏi nhanh đáp gọn".
Có ít phút phát biểu trước khi bắt đầu trả lời các câu hỏi, Bộ trưởng TN- MT nhắc lại lần đầu "lên ghế nóng" của ông tại nhiệm kỳ này. Khi đó, tình hình của ngành rất nhiều khó khăn, tưởng chừng như không vượt qua nổi. Từ giai đoạn hết sức bị động, ngành đã chuyển sang việc chủ động điều hành, ứng phó với tình hình.
Hà Nội không khí ô nhiễm "đậm đặc"?
Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) đề cập tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra nghiêm trọng trên các dòng sông lớn (Ảnh: Như Phúc)
Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) đề cập tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra nghiêm trọng, nhất là trên các sông Đáy, Nhuệ, Châu Giang, Cầu, sông Đồng Nai. Đại biểu muốn biết giải pháp giải quyết việc này.
Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) cho rằng đất và nước là những yếu tố thiết yếu với cuộc sống của con người. Cử tri đã từng đề nghị Bộ tham mưu Chính phủ để xây dựng quy trình công nghệ xử lý rác. Vậy đến nay Bộ TN-MT và KH-CN đã thống nhất được vấn đề này để chuyển giao, khuyến cáo mô hình cho người dân chưa?
Trả lời các câu hỏi, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm các lưu vực sông là diễn biến đến nay chưa đảo ngược được. Thời gian qua, về nguồn xả thải với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thì cơ quan quản lý nhà nước đã cơ bản kiểm soát được chất lượng nước thải trước khi đổ ra sông.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là hạ tầng để thu gom nguồn nước thải sinh hoạt nên đến nay vẫn 80% lượng nước thái sinh hoạt vẫn đổ thẳng ra môi trường. Sau nữa, phần các làng nghề truyền thống, các cụm công nghiệp cũng chưa kiểm soát được trong khi nguồn lực nhà nước có hạn.
Theo Bộ trưởng, việc xác định trách nhiệm đến nay đã có tiến triển bước đầu là có thể xác định được nguồn nước thải của từng địa phương. Hà Nội đã có cơ chế xã hội hoá tham gia xử lý nước thải.
Giải pháp đề ra là buộc từng thành phố chịu trách nhiệm với nguồn thải của mình. Sau nữa là thu hút các nguồn vốn xã hội hoá tham gia việc xử lý nước thải. Với trách nhiệm của từng địa phương, Bộ sẽ xác lập nguồn giám sát giữa địa phương này với địa phương kia. Bộ TN-MT sẽ là người đánh giá nguồn thải của các địa phương cũng như cung cấp công nghệ chuẩn.
Về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, Bộ trưởng xác định đây là vấn đề bức xúc hiện nay. Vấn đề này không chỉ có Bộ TN-MT mà còn có Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm vấn đề quy hoạch, Bộ KH-CN chịu trách nhiệm vấn đề xác định công nghệ, nhất là công nghệ xử lý rác.
Bộ trưởng khẳng định nguyên tắc là kiểm soát rác thải nhựa, coi rác thải là nguồn tài nguyên để tiến tới có những nhà máy năng lượng điện từ rác thải hoặc biến rác thải thành phân hữu cơ. Sau khi thẩm định, Bộ TN-MT sẽ công bố công nghệ được chọn cho địa phương được biết.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí lo lắng cho tình trạng người Hà Nội phải hít thở bầu không khí ô nhiêm "đậm đặc" (Ảnh: Như Phúc)
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) lo ngại về tình trạng ô nhiễm không khí. Theo bản tin hàng ngày, cứ 10 ngày thì người dân Hà Nội có đến 9 ngày hít thở không khí có bụi quá mức cho phép?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà không đồng tình với số liệu ông Trí đưa ra vì cho rằng con số đó chỉ là ở 1 trạm quan trắc nhỏ lẻ. Tình hình chung không đến mức như vậy. Nguồn ô nhiễm từ hệ thống giao thông, phương tiện là có nhưng không phải tất cả các nơi đều vậy.
"Chúng ta không nói là không ô nhiễm nhưng không nghiêm trọng như đại biểu phản ánh, không ô nhiễm tới mức vậy. Tất nhiên chúng ta cũng phải cẩn trọng trong việc kiểm soát nguồn thải, nhất là nguồn thải từ giao thông" - Bộ trưởng nói.
Ngoài ra, có vấn đề khác gây ô nhiễm là do hoạt động đốt rơm rạ mỗi khi vào mùa tại các khu vực ngoại thành của Hà Nội.
Bộ trưởng cho rằng, thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm Chính phủ đã ban hành là hết sức bài bản, rồi kiểm soát bụi từ hoạt động giao thông, bắt buộc vệ sinh phương tiện trước khi vào nội đô. Một nguồn ô nhiễm khác là than tổ ong thì thời gian qua đã giảm hẳn ở khu vực Hà Nội.
"Tôi đã làm hết sức mình nhưng chưa hoàn thành chương trình để trình Quốc hội"
Đại biểu Quốc hội Lê Công Đỉnh (Long An) chất vấn về tình trạng sạt lở tại ĐBSCL
Đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) bày tỏ bất an về tình hình sạt lở tại ĐBSCL. Đại biểu đề cập, Chính phủ đã có nghị định năm 2014 về việc huy động các nguồn lực tài chính để ứng phó biến đổi khí hậu khu vực này nhưng hiện vẫn chưa thấy triển khai?
Về vấn đề sạt lở bờ sông, theo Bộ trưởng, lượng cát, 60% bị giữ lại ở các hồ đập thuỷ lợi nên việc đưa phù sa về hạ lưu sông là rất khó khăn. Việc khác là quy hoạch về thuỷ lợi, giao thông để giải quyết được bình diện tổng thể để những nói xói lở nhiều thì mở rộng được bình diện của dòng sông. Bộ TN-MT cũng đã cho cán bộ sang Hà Lan để tìm hiểu kinh nghiệm này.
Từ các nguyên nhân đó, Bộ trưởng TN-MT cho biết, với trách nhiệm của mình, sẽ sớm đề xuất ban hành nghị định về khai thác nguồn cát dọc bờ sông để đánh giá tác động đến dòng chảy và sạt lở.
Giải pháp quan trọng khác là hạn chế việc xây dựng nhà cửa ngay bên bờ sông, thực hiện đúng quy định về việc đảm bảo hành lang bảo vệ 2 bên bờ sông. Đánh giá được "bản đồ" này để di dân tránh xa những vùng có khả năng sạt lở.
"Thời gian qua Bộ đã coi sạt lở là diễn biến nghiêm trọng của thiên tai, bỏ ra 1.500 tỷ đồng để xác định những khu vực bảo vệ, đưa dân tới những vùng ổn định, đảm bảo an toàn" - Bộ trưởng cho biết.
Việc huy động nguồn lực hiện nay, gặp khó khăn, theo Bộ trưởng là xác định đâu là dự án cấp bách ưu tiên để vay ngay nguồn vốn từ bên ngoài để thực hiện dự án. Các nước hết sức quan tâm với vấn đề này. Mỹ, Pháp đều đã cam kết chung tay xây dựng dự án tư vấn cho Việt Nam về vấn đề này. Trong khi tại Việt Nam việc huy động xã hội hoá lại đang còn nhiều hạn chế. Nếu có hướng phù hợp thì hoàn toàn có thể mở ra việc này cho khối tư nhân tham gia.
Đại biểu Lê Công Đỉnh tranh luận lại. Đại biểu băn khoăn khi Bộ trưởng chưa đề cập việc vận động quốc tế ủng hộ cho việc bảo vệ đồng bằng sông Me Kong.
Về vấn đề nguồn lực, đại biểu cũng muốn biết cách để thực hiện chương trình theo mục tiêu đề ra.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói tới UB sông Me Kong với việc phân rõ 2 mặt trận sông Me Kong và Lan Thương để đấu tranh tìm ra giải pháp khai thác, sử dụng bảo vệ nguồn nước sông Me Kong. Tại khu vực, gần như các tổ chức quốc tế đều quan tâm với giá trị nguồn lực cao với nhân loại nói chung của dòng sông.
Bộ trưởng khẳng định ông đã làm hết sức của mình nhưng có khiếm khuyết là chưa đưa ra trình Quốc hội. Ông cam kết kỳ này sẽ trình để có nguồn lực thực hiện chương trình.
Các nhóm vấn đề được chọn cho phiên chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà là công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo; tình trạng ô nhiễm môi trương và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp; các biện pháp ưng pho vơi biên đôi khi hâu tai cac vung, đia phương, đăc biêt la đông băng sông Cưu Long.
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà
Về công tác quản lý đất đai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khái quát, giá đất và tài chính đất đai tại các tỉnh, thành phố lớn, nơi có tốc độ phát triển kinh tế xã - hội nhanh, luôn là vấn đề khó và nóng.
Việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có liên quan trực tiếp đến giá đất, người sử dụng đất; tại các khu vực này là nơi có nhiều dự án có quy mô sử dụng đất lớn với vị trí thuận lợi, sinh lời cao; giá đất tại các đô thị luôn cao hơn gấp nhiều lần so với các tỉnh, thành phố khác...
Về vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, Bộ trưởng nhận định, trong thời gian qua, biểu hiện cực đoan của biến đổi khí hậu như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, nắng hạn, triều cường... đã gia tăng cả về cường độ và mức độ bất thường.
Số cơn bão nhiều hơn và có xu hướng dịch chuyển vào phía Nam (năm 2017 có 16 cơn bão và cơn bão số 16 đã đi về phía đồng bằng sông Cửu Long). Tình trạng rét đậm, rét hại, băng tuyết xuất hiện nhiều hơn (liên tục những năm gần đây đều có băng tuyết tại các tỉnh miền núi phía Bắc và tháng 4 năm 2018 xuất hiện băng tuyết bất thường tại tỉnh Lào Cai).
Nắng nóng, khô hạn lâu hơn (hạn hán năm 2016 tại khu vực Nam Trung Bộ là đợt hạn kỷ lục lịch sử trong 100 năm qua); hạn mặn tại đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện với diện rộng hơn (mùa khô năm 2016 - 2017 có 11 trên 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long buộc phải công bố tình trạng thiên tai)...
Đáng nói, theo Bộ trưởng, so với năm 2017, các loại hình thiên tai (trừ sóng thần) đều xuất hiện và dự báo sẽ cực đoan hơn về cường độ trong năm 2018...
P.Thảo
Theo Dantri
Nhà nước thu được bao nhiêu tiền từ nguồn lực đất đai? Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà, người đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều nay, 4/6 cho biết, nguồn thu từ đất đai tăng mạnh qua các năm, đóng góp lớn cho ngân sách nhiều địa phương... Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà là vị tư lệnh ngành thứ 2 đăng đàn trả lời chất vấn...