Thêm một bệnh nhi mắc chứng động kinh kháng thuốc được các bác sĩ BV Nhi Trung ương phẫu thuật thành công
Một bệnh nhi mắc chứng động kinh kháng thuốc từng lên cơn co giật 20 lần đã được điều trị thành công nhờ phẫu thuật kết hợp điện não đồ bề mặt vỏ não.
Đó là trường hợp của cháu trai Nguyễn Việt A (15 tuổi, Phú Thọ). Theo gia đình cho biết, khi sinh ra cháu hoàn toàn khỏe mạnh. Năm 6 tuổi cháu lên cơn sốt cao kèm co giật. Tại BV Nhi Trung ương, sau khi thăm khám, các bác sĩ kết luận cháu mắc chứng động kinh.
Kể từ đó đến nay đã 9 năm, cháu Việt Anh đã điều trị động kinh ở nhiều bệnh viện, thay đổi nhiều loại thuốc nhưng tình trạng sức khỏe vẫn không tiến triển. Mấy năm đầu, cháu còn đi học được. Nhưng 2 năm cuối, do sức khỏe yếu nên việc học của cháu ảnh hưởng nhiều. Đỉnh điểm, có tháng cháu lên cơn giật 20 lần.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, bệnh động kinh nếu không kiểm soát được cơn co giật sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển, chất lượng sống của người bệnh. Người bệnh có thể gặp các tai nạn sinh hoạt, chấn thương do cơn giật gây nên.
Cơn động kinh kéo dài có thể dẫn đến tổn thương não hoặc thậm chí gây tử vong. Ngày 16/07/2019, Việt Anh được các bác sĩ chuyên khoa ngoại Thần Kinh, BV Nhi Trung ương chỉ định tiến hành phẫu thuật.
Video đang HOT
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ vùng sinh động kinh , kết hợp với điện não đồ bề mặt để xác định chắc chắn loại bỏ hết vùng sinh động kinh và tránh làm tổn thương các vùng chức năng…
Ca phẫu thuật kéo dài 8.giờ đã cho kết quả thành công tốt đẹp. Bệnh nhi chỉ lên cơn giật vào ngày đầu tiên sau mổ, từ ngày thứ 2 không còn xuất hiện cơn. Một tuần sau phẫu thuật, vận động của bệnh nhi có dấu hiệu phục hồi tốt. Sau phẫu thuật, bệnh nhi vẫn cần được tiếp tục theo dõi và điều trị.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Nam Thắng – Phó khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, phẫu thuật điều trị động kinh là loại phẫu thuật chuyên khoa sâu, nhằm loại bỏ hoặc cô lập vùng não bị tổn thương (vùng sinh động kinh). Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau trong điều trị động kinh như cắt vùng sinh động kinh, cắt thể trai, cắt bán cầu não… Cái khó của phẫu thuật động kinh là phải định khu được vùng sinh động kinh. Khi đã xác định được, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt đi vùng đó. Tuy nhiên, không phải trường hợp động kinh kháng thuốc nào cũng có thể tiến hành phẫu thuật.
Với trường hợp của cháu Việt A, các bác sĩ xác định được nguyên nhân sinh động kinh là do loạn sản vỏ não. Sau khi xác định được vùng sinh động kinh, các bác sĩ đã quyết định tiến hành phẫu thuật.
Bác sĩ Lê Nam Thắng cho biết, phẫu thuật động kinh kết hợp điện não đồ bề mặt vỏ não là phương pháp phẫu thuật đặt các tấm có chứa điện cực trên bề mặt vỏ não, nhằm tiếp cận gần nhất với ổ phát sóng động kinh để ghi lại các sóng điện não, tránh được nhược điểm của điện não đồ da đầu chỉ xác định là có sóng bất thường của cả 1 vùng. Khi phát hiện bất thường về sóng điện não (sóng động kinh), các bác sĩ có thể xác định vùng nào cần phẫu thuật cắt bỏ hoặc các vùng chưa cắt liệu còn bất thường hay không.
Những ca bệnh phẫu thuật thành công mở ra nhiều cơ hội tái hòa nhập cộng đồng cho các bệnh nhi phải hàng ngày vật lộn với căn bệnh động kinh kháng thuốc. Chúng tôi hy vọng trong tương lai lĩnh vực phẫu thuật động kinh nói chung, tại Bệnh viện Nhi Trung ương nói riêng sẽ được quan tâm đầu tư thêm nhiều trang thiết bị và sẽ có nhiều trung tâm phẫu thuật động kinh ra đời nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của trẻ em trong cả nước.
Theo Helino
Mảnh ghép 6 nhánh gỡ rối bệnh khó nói của phái nữ
Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) phẫu thuật nâng đỡ thành chậu bằng mảnh ghép 6 nhánh cho 2 bệnh nhân bị sa tạng chậu.
Tiến sĩ Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân cho biết hai người bệnh phát hiện khối sa âm đạo trong nhiều năm gây đau tức vùng chậu, tiểu lắt nhắt, ảnh hưởng chất lượng sống.
Hai bệnh nhân được phẫu thuật nâng đỡ thành chậu bằng mảnh ghép 6 nhánh do các bác sĩ đơn vị niệu nữ, Bệnh viện Bình Dân thực hiện dưới sự tư vấn của giáo sư, bác sĩ Emmanuel Delorme từ Pháp ngày 15/2.
Bệnh viện Bình Dân đã đặt mảnh ghép 4 nhánh để điều trị sa tạng chậu nhiều năm trước. Ứng dụng mảnh ghép 6 nhánh giúp tăng hiệu quả nâng đỡ. Các nhánh của mảnh ghép được khéo léo gắn vào các vị trí giải phẫu phù hợp, không gây đau sau mổ. Điều này phù hợp quan điểm điều trị bảo tồn hiện nay trên thế giới, không ủng hộ việc cắt bỏ các tạng sa, ảnh hưởng đến giải phẫu vùng chậu và chức năng các cơ quan.
Bác sĩ phẫu thuật đặt mảnh ghép 6 nhánh cho bệnh nhân. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Sa tạng chậu là tình trạng sa xuống của một hay nhiều cơ quan vùng chậu khỏi vị trí giải phẫu bình thường qua ngả âm đạo như sa bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng, ruột và các mô liên kết do sự tổn thương và suy yếu các cấu trúc cơ và dây chằng nâng đỡ sàn chậu.
Bệnh lý sa tạng chậu gây các rối loạn tiểu, rối loạn tiêu hóa, các rối loạn tình dục, làm ảnh hưởng chất lượng sống phụ nữ. Nhiều phụ nữ mắc bệnh chịu đựng tình trạng bệnh tật kéo dài do ngại ngần, mặc cảm, tự ti dẫn đến đánh mất cơ hội điều trị hiệu quả.
Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh, mang thai và sinh con nhiều lần, béo phì, làm việc nặng, táo bón mạn tính, bệnh lý hô hấp mạn tính và từng phẫu thuật vùng chậu. Thống kê của Hội Sàn chậu TP HCM, bệnh lý ảnh hưởng đến 40% phụ nữ ở độ tuổi trên 50. Trong số này, cứ 5 người thì có một người bị sa từ 2 cơ quan trở lên.
Phẫu thuật đặt mảnh ghép ngày càng được cải tiến nhằm tối ưu hóa điều trị, hướng tới mục tiêu giảm hoặc khỏi triệu chứng, tái lập cấu trúc nâng đỡ và cấu trúc vùng chậu, phòng ngừa xuất hiện các thành phần suy yếu mới, sửa chữa các thương tổn phối hợp. Thời gian phẫu thuật được rút ngắn, hạn chế mất máu, giảm đau, giảm biến chứng tại chỗ, bảo tồn tối đa cấu trúc giải phẫu tự nhiên của vùng chậu.
Bệnh viện Bình Dân triển khai nhiều phương pháp điều trị bệnh lý sa tạng chậu tương ứng với các giai đoạn bệnh khác nhau như điều trị nội khoa, tập cơ vùng chậu với hệ thống máy chuyên biệt giúp củng cố các cơ và dây chằng, đặt vòng nâng đỡ và phẫu thuật đặt mảnh ghép kèm cố định cổ tử cung vào dây chằng cùng gai để điều trị sa tạng chậu...
Lê Phương
Theo VNE
Cậu bé có những vết bớt to khắp người phải trải qua 30 lần phẫu thuật Cậu bé 11 tuổi (ở Alaska, Mỹ) có nhiều mảng da đen sậm màu to lớn (thường đen như tóc) trên khắp cơ thể do bé mắc một hội chứng hiếm gặp. Bé Lucas Starr mắc một hội chứng hiếm gặp làm cho có nhiều mảng da đen sậm màu to lớn trên khắp cơ thể - ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL...