Thêm hơn 14.600 tỷ đồng ngân sách sử dụng cho phòng chống Covid-19
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cho phép chuyển hơn 14.600 tỷ đồng vào dự phòng ngân sách trung ương để sử dụng cho phòng, chống dịch Covid-19.
Chiều 22/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phương án sử dụng nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021, với tổng số tiền hơn 14.600 tỷ đồng. Theo Bộ trưởng, để phục vụ cho công tác phòng chống dịch, nguồn lực của trung ương đã sử dụng hơn 22.200 tỷ đồng.
Trong khi đó, theo tính toán của Bộ Y tế, để tiêm phòng Covid-19 cho khoảng 80 triệu dân số trong năm 2021, dự kiến cần mua khoảng 170 triệu liều vắc xin, với tổng kinh phí khoảng 28.500 tỷ đồng. Như vậy, nhu cầu còn lại trung ương phải chi trong thời gian tới khoảng 16,07 tỷ đồng.
Nhấn để phóng to ảnh
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo phương án của Bộ Y tế để, đảm bảo công tác y tế đối với tình huống có 300 nghìn người nhiễm Covid-19 trong khoảng thời gian 28 ngày cần chăm sóc y tế, dự kiến nhu cầu kinh phí chi từ ngân sách nhà nước khoảng 60.570 tỷ đồng…
Video đang HOT
“Như vậy, tổng hợp chung nhu cầu trung ương phải chi để mua vắc xin và chi cho công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới khoảng 36.000-40.000 tỷ đồng” – ông Hồ Đức Phớc nói.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sử dụng hơn 14.600 tỷ đồng kinh phí cắt giảm, tiết kiệm nêu trên, để bổ sung nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021, tập trung chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trước mắt, dự kiến sử dụng 4.900 tỷ đồng để chi hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 . Trong đó, chi cho Bộ Quốc phòng là 1.000 tỷ đồng, Bộ Công an 900 tỷ đồng, TPHCM 2.000 tỷ đồng, Bình Dương 500 tỷ đồng, Đồng Nai 500 tỷ đồng…
Liên quan đến phương án sử dụng hơn 14.600 tỷ đồng tập trung cho phòng, chống dịch Covid-19, đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến nhận thấy, về cơ bản các khoản cắt giảm, tiết kiệm chi được Chính phủ nêu trong Tờ trình đều thuộc phạm vi quy định tại Nghị quyết 30 của Quốc hội.
Cơ quan thẩm tra kiến nghị Thường vụ Quốc hội cho phép chuyển hơn 14.600 tỷ đồng vào dự phòng ngân sách trung ương để Chính phủ chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về tính tuân thủ, bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về nội dung này.
Về phương án sử dụng, căn cứ vào tờ trình, Thường trực Ủy ban này cho rằng, căn cứ xác định đối tượng được phân bổ và mức phân bổ chưa cụ thể. Tờ trình đề nghị phân bổ cho Bộ Quốc phòng 1.000 tỷ đồng, Bộ Công an 900 tỷ đồng và 3 địa phương là TP HCM 2.000 tỷ đồng, Bình Dương 500 tỷ đồng, Đồng Nai 500 tỷ đồng. Để bảo đảm tính hợp lý, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ báo cáo cụ thể căn cứ đề xuất phân bổ nêu trên.
Ông Nguyễn Phú Cường – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội – cho biết: “Qua làm việc với một số Bộ, ngành, căn cứ vào tình hình thực tế, Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách nhận thấy, mức độ hỗ trợ đối với những người trực tiếp làm công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có đội ngũ y, bác sỹ còn hạn chế. Vì vậy, đề nghị Chính phủ tính toán, có phương án bố trí nguồn hợp lý, công bằng, kịp thời để bảo đảm động viên những người đã và đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chống dịch”.
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cho phép chuyển hơn 14.600 tỷ đồng vào dự phòng ngân sách trung ương để sử dụng cho phòng, chống dịch bệnh. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành và các địa phương tổng hợp báo cáo kinh phí đã chi và nhu cầu nguồn vốn cho phòng, chống dịch của Covid-19; báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tới.
Bí thư Hà Nội: Cơ bản kiểm soát tốt dịch, áp dụng biện pháp cho tình hình mới
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, đến nay thành phố đã cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 và chuyển sang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu sáng 22-9 - Ảnh: V. THỊNH
Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp thứ 2 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra sáng 22-9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh thành phố vừa trải qua 4 đợt giãn cách xã hội, đến nay đã cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 và chuyển sang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới.
Thành phố đã chủ động, kịp thời, kiên định, kiên trì và bình tĩnh trong mọi tình huống, có các chủ trương, giải pháp trúng, đúng với tinh thần quyết liệt nhưng không cầu toàn, vừa làm vừa điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, mục tiêu bảo vệ sức khỏe, đời sống nhân dân là trên hết.
"Tôi ghi nhận, biểu dương và trân trọng cảm ơn những hy sinh, đóng góp thầm lặng, có ý nghĩa của các lực lượng tuyến đầu chống dịch; sự hỗ trợ kịp thời của các tỉnh bạn, các bệnh viện trung ương, lực lượng các y bác sĩ công lâp, tư nhân, các tình nguyện viên... sự đồng thuận của nhân dân thủ đô, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp trong suốt thời gian qua đã chung tay cùng với thành phố trong công tác phòng, chống dịch" - ông Dũng nói.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ông Dũng cũng cho rằng cần thẳng thắn nhìn nhận nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Đặc biệt, do tác động của đại dịch COVID-19, việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách, sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đời sống, việc làm của nhân dân bị ảnh hưởng.
Theo ông Dũng, tại kỳ họp này, HĐND thành phố sẽ xem xét, đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, tài chính ngân sách, quốc phòng an ninh 8 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2021; xem xét ban hành 2 nghị quyết thường kỳ, 16 nghị quyết chuyên đề và 15 báo cáo thuộc thẩm quyền.
Trong đó có nghị quyết về chủ trương triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô. Theo ông Dũng, việc sớm đầu tư tuyến đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô được xác định là một trong các nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung. Tuyến đường khi hoàn thành không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển cho thành phố, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, phát triển kinh tế đô thị và nông thôn,...
Ông Dũng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đóng góp các ý kiến về chủ trương đầu tư, phương án đầu tư, về các cơ chế đặc thù trong việc huy động nguồn lực, đầu tư, quản lý, khai thác dự án cũng như quỹ đất 2 bên đường. Đặc biệt, cần nghiên cứu, thảo luận về việc cân đối, bố trí đủ nguồn vốn của thành phố đáp ứng nhu cầu, tiến độ thực hiện các dự án thành phần trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn của thành phố.
Bên cạnh đó, công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ hiện đã xuống cấp trên địa bàn thành phố là nhiệm vụ lớn, khó khăn, phức tạp và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
Theo ông Dũng, trong nhiều năm qua, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách cần phải khẩn trương triển khai nhằm đảm bảo sự an toàn, tính mạng, tài sản và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Bí thư Hà Nội đề nghị cần tập trung thảo luận về định hướng, giải pháp, kế hoạch, tiến độ thực hiện cụ thể việc kiểm định cũng như việc đầu tư xây dựng đối với từng khu chung cư để đảm bảo tính khả thi của đề án.
Cần đặc biệt quan tâm thảo luận, đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết, tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch, các chính sách về giải phóng mặt bằng, bố trí nhà tạm cư (hoặc nhà ở tạm thời) và bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.
Quỹ vắc xin phòng COVID-19 đã chi 4.498 tỉ đồng mua vắc xin Theo Ban quản lý Quỹ vắc xin phòng COVID-19, số tiền Quỹ vắc xin phòng COVID-19 chi để mua, hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin là 4.506,8 tỉ đồng, trong đó chi mua vắc xin 4.498 tỉ đồng. Chính phủ vừa phê duyệt chi hơn 2.652 tỉ đồng để mua 20 triệu liều vắc xin cho trẻ em của Pfizer -...