Thêm “hố tử thần” xuất hiện giữa trung tâm Sài Gòn
Một “hố tử thần” vừa xuất hiện trên mặt đường Nguyễn Thái Bình, quận 1 khiến giao thông qua khu vực này bị cản trở, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người đi đường.
“Hố tử thần” xuất hiện ngay tuyến đường trung tâm quận 1
Người dân nơi đây cho biết, từ tối 23/11, một vị trí trên mặt đường Nguyễn Thái Bình có dấu hiệu sụt lún khi tạo thành một hố sâu, có dấu hiệu lan rộng nên mọi người đã dùng cành cây cắm vào để cảnh báo người đi đường và tránh xe ô tô lưu thông vào vị trí này.
Nhận tin báo, Công ty thoát nước đô thị thành phố đã cho nhân viên xuống hiện trường để khai quật bề mặt bị sụp lún, xác định nguyên nhân. Theo các công nhân tham gia buổi khai quật này, vị trí nơi xảy ra sụp lún có đường cống thoát nước sinh hoạt chạy qua, có thể do bị hở đoạn nối cống dẫn đến sói mòn lớp đất, đá đệm phía trên.
Lực lượng chức năng khắc phục sự cố
Video đang HOT
Tuy nhiên, đào sâu xuống gần 1 mét đơn vị này vẫn chưa tìm ra “thủ phạm” tạo thành “hố tử thần”. Đến chiều cùng ngày 24/11, việc khắc phục sự cố này vẫn đang diễn ra.
Thế Phong
Theo Dantri
Bộ trưởng Nội vụ "né" trả lời về công chức cắp ô
Đăng đàn trả lời chất vấn sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến chất lượng thi tuyển, sử dụng cán bộ công chức, tinh giản biên chế... Sau nhiều lần được Chủ tịch Quốc hội "nhắc bài", Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình kết luận: "Đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị".
Ngay đầu buổi chất vấn, hai đại biểu Danh Út (Kiên Giang) và Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đã đặt vấn đề: trong báo cáo của Chính phủ vừa qua có nêu cả nước có 30% cán bộ, công chức không làm được việc, điều đó đúng không? Với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng nghĩ sao về vấn đề này và Bộ trưởng đã giải quyết vấn đề này như thế nào?"
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình không trả lời trực tiếp vào vấn đề bị chất vấn. Ông Bình nhắc tới chương trình tổng thể về cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020, có nhiều vấn đề liên quan bộ máy, năm 2012, Chính phủ đã phê duyệt đề án cải cách công vụ công chức từ nay đến 2015...
Theo Bộ trưởng, việc đánh giá cán bộ công chức, viên chức trong thời gian qua đã phân cấp các bộ ngành, địa phương nhưng đứng về trách nhiệm quản lý nhà nước thì Bộ Nội vụ "cũng có trách nhiệm".
Ông Bình cho rằng, để có tiếng nói chung thì các địa phương, bộ ngành cần thực hiện một số giải pháp như: tinh gọn bộ máy, thực hiện mô tả công việc, bổ sung hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch công chức, hoàn thiện tiêu chí và phương pháp đánh giá cán bộ công chức...
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình trả lời chất vấn
Chưa hài lòng với phần trả lời, đại biểu Chu Sơn Hà, đoàn Hà Nội chất vấn tiếp về con số 30% công chức không làm được việc: "Lãnh đạo cao cấp của Chính phủ cũng nói 30% công chức không làm được việc. Tính ra sẽ là 700.000 cán bộ công chức và số này phải chi 1 năm là 17.000 tỉ đồng. Bộ trưởng cho rằng không phải là 30% thì là bao nhiêu?. Bộ trưởng đánh giá thế nào về bằng giả, học thật, bằng giả, học giả rồi chạy chức, chạy quyền, chạy biên chế...Có hay không tình trạng tham nhũng trong công tác cán bộ hiện nay...?".
Chủ tịch Quốc hội đã phải nhắc Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình rằng: "Còn câu hỏi của đại biểu Chu Sơn Hà". Lúc này, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình mới trả lời rằng, câu hỏi 30% công chức Bộ đã trình bày giải pháp.
"Nếu nói con số bao nhiêu thì không có cơ sở. Nhưng giải pháp tương đối toàn diện thì đến thời điểm sẽ tạo ra tiếng nói chung", Bộ trưởng nói.
Ông Bình giải thích, trong những năm gần đây qua các kỳ họp Quốc hội, họp trung ương đặc biệt quan tâm vấn đề này. Bản thân ông cũng đã đọc kỹ báo cáo chính trị Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng có nói liên quan đến thực trạng đội ngũ công chức, viên chức, trong đó có tham nhũng, tiêu cực.
"Những nội dung đại biểu đề ra, khi tôi đọc các văn kiện nêu trên cũng đã nêu tương đối rõ. Nay đề ra các giải pháp để đề ra phòng chống tham nhũng nói chung...", ông Bình nói.
Lúc này, đại biểu Chu Sơn Hà tiếp tục đặt câu hỏi: "Việc chạy chức chạy quyền, có tham nhũng trong đội ngũ làm công tác cán bộ hay không? Phải dũng cảm như Bộ Kế hoạch đầu tư rằng có chạy dự án nhưng chưa tìm ra được bằng chứng. Đề nghị Bộ cho thêm giải pháp và phải nói có hay không có?".
Một lần nữa Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình lại "né" trả lời và cho rằng: "đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị". Nhiều đại biểu ngồi dưới hội trường đều mỉm cười trước phần trả lời của Bộ trưởng.
Như vậy có tới 5 ý kiến muốn làm rõ việc công chức không làm được việc và tham nhũng trong đội ngũ làm công tác cán bộ và được Chủ tịch Quốc hội nhắc lại để trả lời. Và cuối cùng, chính vị Chủ tịch Quốc hội phải chốt lại vấn đề: "Bộ trưởng có thấy tình trạng công chức không làm được việc, tiêu cực nhưng con số thì phải kiểm tra lại chưa trả lời được ngay".
Trước đó, trao đổi với Báo Đất Việt, đại biểu Bùi Thị An, đoàn Hà Nội cũng đặt vấn đề, hiện hiệu quả công việc, tổ chức bộ máy, đào tạo, chọn người... đang có vấn đề. Bộ Nội vụ đã nói tất cả quy trình tuyển cán bộ công chức đều chuẩn nhưng mong muốn chọn người chuẩn vào bộ máy lại không được. Thế nên bộ máy cứ phình ra tốn tiền ngân sách nhà nước.
"Vì không có năng lực chọn người nên lại có tình trạng tiêu cực và công chức không làm được việc. Nó không có tiêu cực, không có bằng chứng nhưng chất lượng công chức thì vẫn không đảm bảo như ý muốn. Quy trình chuẩn vậy vấn đề gì đang xảy ra ở đây? Vấn đề này phải được đặt ra và phải có nguyên nhân chứ"?, bà An nghi vấn.
Theo Một thế giới
Chưa biết có bao nhiêu công chức "ngồi chơi xơi nước" Hôm qua (20-11), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình đã trả lời trước Quốc hội về chất lượng cán bộ, viên chức, nạn chạy chức, chạy quyền, tình trạng công chức sáng cắp ô đi tối cắp về... Dù trình bày khá dài song thông tin Bộ trưởng mang lại chưa làm hài lòng các vị ĐBQH. Chủ tịch Quốc hội...