Thêm hãng taxi bị đình chỉ hoạt động tại Hà Nội
Chiều 24/11, Thanh tra Bộ Giao thông ra quyết định đình chỉ hoạt động hãng taxi Lê Gia vì không đủ điều kiện kinh doanh. Đây là hãng thứ 3 bị đình chỉ sau khi cơ quan chức năng thanh tra 8 công ty kinh doanh vận tải taxi.
Nguồn tin của VnExpress.net cho hay, quyết định này được đưa ra sau khi Thanh tra Bộ Giao thông và Sở Giao thông Vận tải Hà Nội kiểm tra điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi của Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Phát triển Lê Gia (chủ sở hữu taxi Lê Gia).
Theo đó, dù có 18 đầu xe hoạt động kinh doanh taxi nhưng công ty này không có giấy phép kinh doanh do Sở Giao thông Vận tải cấp, không đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định hiện hành. Do vậy, ngay trong chiều nay, taxi Lê Gia đã bị thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đã ra quyết định đình chỉ hoạt động.
Taxi 14 nằm trong diện bị thanh tra vào đầu tháng 12 này. Ảnh: Tiến Dũng.
Sau khi thanh tra 8 hãng taxi, thanh tra Bộ Giao thông Vận tải đã ra quyết định đình chỉ hoạt động 3 hãng taxi là Mùa Xuân, Phú Gia và Lê Gia. Trong đó, taxi Mùa Xuân bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Còn 4 hãng taxi tại Hà Nội sẽ được thanh tra trong vài ngày tới là taxi Nội Bài, taxi BG, taxi 123 và taxi 14.
Trước đó, do chỉ có 5 đầu xe và thiếu bộ máy điều hành nên taxi Mùa Xuân đã bị thanh tra Bộ Giao thông đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Tương tự, do không có bộ máy điều hành, quản lý lại chỉ đầu tư 4 xe còn 10 xe khác đi thuê, hãng taxi Phú Gia có tài xế bắt khách Interpol trả 6 triệu đồng cho 10 km cũng bị đình chỉ hoạt động.
Trước thực trạng Hà Nội có 114 hãng taxi với hơn 16.000 xe, trong đó nhiều hãng chỉ có vài xe, hoạt động lộn xộn, manh mún, tính tiền sai, bắt chẹt khách…, ngày 11/11 thanh tra Bộ Giao thông cùng với hai Sở Giao thông Vận tải bắt đầu thanh tra toàn diện các doanh nghiệp kinh doanh taxi ở Hà Nội và TP HCM.
Theo VNExpress
Trường cao đẳng gian lận sẽ bị đình chỉ đào tạo
Bộ GDĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Điều lệ trường CĐ quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH.
Theo đó, trường CĐ bị đình chỉ hoạt động đào tạo nếu có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động đào tạo; Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định về điều kiện đăng ký hoạt động; Người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền; Sau 3 năm kể từ khi Bộ trưởng Bộ GDĐT ký Quyết định cho phép hoạt động đào tạo, nhà trường không tuyển sinh và tổ chức đào tạo; Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục, bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ đình chỉ.
Trường CĐ bị giải thể trong các trường hợp: Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý và tổ chức hoạt động của trường CĐ; Hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo vẫn không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ; Mục tiêu và nội dung hoạt động của trường CĐ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và địa phương; Theo quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các trường ĐH và CĐ cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế; Theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập trường CĐ.
Trường CĐ được đăng ký hoạt động nếu đảm bảo tỷ lệ không quá 25 sinh viên/giảng viên mỗi khối kiến thức của tất cả các ngành đào tạo, trong đó có ít nhất 15% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên. Diện tích nhà đã xây dựng đưa vào sử dụng đạt bình quân tối thiểu là 9m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập tối thiểu là 6m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên tối thiểu là 3m2/sinh viên; có đủ phòng làm việc cho giảng viên, cán bộ của trường với diện tích tối thiểu là 8m2/người...
Theo dân trí
Đi taxi 'mặc cả' ngày đầu năm Mất cả buổi sáng đợi chờ không có kết quả, gọi đến tổng đài thì liên tục báo bận, cả gia đình đành kéo nhau ra đường bắt xe và...mặc cả trước khi lên xe. Chờ xe hoài... chờ xe mãi Theo các hãng taxi, do nhu cầu đi lại của người dân trong các dịp lễ hội ngày càng lớn nên việc...