Thêm hai startup đình đám Trung Quốc bị phát hiện lừa dối nhà đầu tư
Giá cổ phiếu của Ronbay và HangKe – 2 công ty khởi khiệp đang nổi đình đám ở Trung Quốc – lao dốc thảm hại sau khi bị phát hiện lừa dối nhà đầu tư.
Theo Bloomberg, trong phiên giao dịch ngày 13/4, giá cổ phiếu của Công ty Công nghệ Năng lượng Mới Ninh Ba Ronbay và Công nghệ Chiết Giang HangKe lao dốc tới 16% tại Sàn giao dịch Thượng Hải.
Trước đó, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc thông báo Ronbay và HangKe bị cấm bán cổ phiếu và trái phiếu cho nhà đầu tư bên ngoài trong vòng một năm. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp niêm yết trên Sàn Star board của Thượng Hải bị phạt cấm bán cổ phiếu.
Sàn Star board được dành riêng cho các công ty khởi nghiệp công nghệ, có quy trình kiểm tra đơn giản, các quy định về định giá và lợi nhuận cũng ít nghiêm ngặt. Từ tháng 7/2019, đã có hơn 96 công ty niêm yết trên sàn này. Ronbay và HangKe là hai trong số 25 công ty đầu tiên có mặt trên sàn này.
Tháng 11/2019, Ronbay cho biết có thể không thu được hơn 200 triệu NDT (28 triệu USD) từ khách hàng BAK Power Battery. Đại diện Ronbay thừa nhận doanh thu của công ty sẽ rơi tự do. Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc xác định Ronbay đã gian dối trong cáo bạch IPO vì không tiết lộ đầy đủ giao dịch với BAK Power Battery.
Video đang HOT
Cổ phiếu của Ninh Ba Bonray và Chiết Giang HangKe sụt giảm mạnh sau quyết định xử phạt của Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.
Trong khi đó, HangKe bị phạt vì cũng giao dịch với BAK Power Battery. HangKe không công khai việc hủy hợp đồng với BAK Power Battery và khai khống số tiền cọc nhận được từ khách hàng này. HangKe cũng không tiết lộ với cổ đông về khoản tiền 117 triệu NDT không thể thu được từ BAK Power trong khoảng thời gian từ tháng 10/2018 đến tháng 6/2019.
Giới quan sát nhận định bê bối của Ronbay và HangKe chắc chắn sẽ khiến giới đầu tư quốc tế càng mất niềm tin vào những công ty khởi nghiệp của Trung Quốc.
Hai tuần trước, chuỗi cà phê Lucking Coffee – được mệnh danh là “Starbucks Trung Quốc” – thừa nhận giám đốc điều hành khai khống hơn 310 triệu USD doanh thu năm 2019. Giá cổ phiếu Lucking lập tức sụt giảm 85%.
Sau đó, TAL Education Group – dịch vụ gia sư đưa nhà sáng lập Zhang Bangxin vào danh sách những người giàu nhất Trung Quốc – gây chấn động khi thừa nhận một nhân viên khai khống doanh thu công ty. Giá cổ phiếu TAL lao dốc hơn 20% tại New York.
Bùi Ngọc
Huy động 50 triệu USD chỉ trong 2 ngày, thoả thuận qua ứng dụng họp online ngay giữa đại dịch Covid-19, CEO 20 tuổi đã làm thế nào?
Zhao chia sẻ: "Thực ra thì chúng tôi không cần 50 triệu USD này để sống sót qua đại dịch".
Notion là một startup công nghệ vận hành nền tảng cho phép người dùng tạo các mạng cơ sở dữ liệu và tài liệu liên kết với nhau, giúp việc theo dõi và quản lý công việc thuận lợi hơn. Với ứng dụng này, người sử dụng có thể tạo một bộ phần mềm trực tuyến kết hợp các loại tài liệu, quản lý tác vụ và tùy chỉnh mà không cần kỹ năng chuyên môn.
Khi đại dịch Covid-19 buộc thế giới phải làm việc tại nhà, Notion đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và hành động. Dưới sự chỉ đạo của CEO trẻ tuổi Ivan Zhao, Notion khẩn trương bổ sung một loạt các tính năng mới cho người dùng đang phải làm việc từ xa như khả năng xem các ghi chú được nhập trong thời gian thực. Kết quả là việc sử dụng ứng dụng của Notion đã tăng gấp ba ở Trung Quốc và tăng gấp đôi ở Ý, Hàn Quốc.
Với Notion, quản lý tác vụ sẽ đơn giản và dễ theo dõi hơn rất nhiều.
Zhao cùng Akshay Kothari, COO của công ty cũng vừa đưa ra quyết định gây sốc trong giới khởi nghiệp khi thực hiện một vòng gọi vốn mới, ngay giữa đại dịch! Chỉ trong hai ngày, Notion đã được rót 50 triệu USD, qua đó nâng mức định giá lên 2 tỷ USD. Thỏa thuận giữa hai bên được thực hiện qua các cuộc họp trực tuyến bằng ứng dụng Zoom, bao gồm mục tiêu và kế hoạch kinh doanh sắp tới của Notion.
Zhao chia sẻ: "Thực ra thì chúng tôi không cần 50 triệu USD này để sống sót qua đại dịch. Nếu mất một nửa công việc kinh doanh hiện tại thì chúng tôi vẫn ổn nhờ lợi nhuận đã thu được. Việc huy động vốn ở thời điểm hiện tại mang tính nhận thức nhiều hơn. Rất nhiều công ty đang sa thải hàng loạt vì không cầm cự được. Khách hàng của chúng tôi tất nhiên muốn một công ty ổn định và tồn tại lâu dài. Khoản đầu tư trên giúp họ có thể yên tâm về Notion vì nguồn lực tài chính có thể giúp chúng tôi tồn tại trong thời gian dài".
Khi thành lập năm 2016, Notion nhận khoản đầu tư đầu tiên trị giá 2 triệu USD. Đến giữa năm 2019, họ mới huy động vốn lần tiếp theo và nhận 10 triệu USD, nâng mức định giá lên 800 triệu USD. Đó là một bước nhảy vọt về định giá của Notion.
Thời gian đầu ra mắt, Notion từng gặp vấn đề với sản phẩm và phải sa thải phần lớn nhân viên. Đó là một bài học thấm thía với Zhao.
Từ đó, anh hình thành triết lý: Duy trì quy mô vừa phải và nhanh nhạy để phản ứng với sự thay đổi hơn là cố gắng dự đoán tương lai. Ví dụ, nhóm của Notion chỉ mất khoảng một tuần để tung ra hàng loạt các tính năng làm việc từ xa vào tháng trước. Theo Zhao, sự nhanh nhẹn này chính là bí quyết giúp Notion huy động được 50 triệu USD trong bối cảnh hiện tại.
Trọng tâm trước mắt của Zhao là tuyển dụng, đặc biệt là đội ngũ bán hàng. Notion hiện có 30 nhân viên và con số đó dự kiến sẽ tăng thêm trong thời gian tới để đáp ứng sự mở rộng của công ty. Zhao cho biết họ sẵn sàng chiêu mộ nhân viên từ các startup khác ở Thung lũng Silicon, những người buộc phải nghỉ việc do đại dịch Covid-19 để hỗ trợ họ vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt.
Tính đến ngày 3/4, thế giới đã ghi nhận hơn 1 triệu người mắc bệnh và gần 53.000 ca tử vong. Trong đó, Mỹ đang dẫn đầu về số trường hợp dương tính với 244.190 người. Các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ nước này đã buộc khoảng 262 triệu người (tương đương 80% dân số) phải làm việc tại nhà.
Duni
6 gương mặt trẻ Việt Nam lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á Năm 2020, Việt Nam có 5 đại diện trong lĩnh vực kinh doanh và 1 trong lĩnh vực xã hội lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á do Tạp chí Forbes bình chọn. 5 doanh nhân trẻ và một nhà hoạt động xã hội của Việt Nam lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á Tạp chí Forbes vừa công bố...