Thêm hai người chết trong biểu tình Myanmar
Hai người thiệt mạng ở Mandalay hôm nay khi cảnh sát nổ súng để giải tán những người phản đối cuộc đảo chính quân sự.
Hàng trăm cảnh sát và binh lính tập trung tại xưởng đóng tàu Yadanarbon ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai ở Myanmar, khiến các cư dân sống xung quanh lo ngại rằng giới chức cố gắng bắt các công nhân vì biểu tình phản đối đảo chính.
Giới chức đụng độ với công nhân và người dân sống gần xưởng trong vài giờ. Một số người bị thương nghiêm trọng được đưa đến bệnh viện sau khi cảnh sát nã súng để giải tán đám đông. AFP đưa tin rằng cảnh sát đã bắn đạn thật, đạn cao su và bi sắt.
“20 người bị thương và hai người đã chết”, Ko Aung, lãnh đạo cơ quan cấp cứu tình nguyện Parahita Darhi ở thành phố, cho biết. Một bác sĩ tình nguyện xác nhận có hai trường hợp tử vong. “Một người bị bắn vào đầu chết tại chỗ. Một người khác chết sau đó với vết thương ở ngực”, ông nói.
Video đang HOT
Một người bị thương sau khi cảnh sát bắn đạn cao su vào người biểu tình ở Mandalay ngày 20/2. Ảnh: Reuters .
Hôm 19/2, cô gái Mya Thwate Thwate Khaing, 20 tuổi, tử vong sau 10 ngày điều trị tại bệnh viện vì bị bắn vào đầu khi tham gia biểu tình phản đối đảo chính ở thủ đô Naypyidaw. Đây là người biểu tình đầu tiên thiệt mạng từ khi phong trào chống đảo chính tại Myanmar bắt đầu.
Hàng nghìn người tụ tập tại những giao lộ lớn ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar hôm nay để cầu nguyện cho cô gái trên đường phố, thắp nến và đặt hoa hồng cạnh băng rôn in ảnh cô.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử. Họ tiếp quản chính quyền với lý do có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, khi đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Hàng chục nghìn người Myanmar đã xuống đường trong những ngày qua để biểu tình phản đối cuộc đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội. Quân đội đã sử dụng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để giải tán.
Suu Kyi bị giam với cáo buộc nhập khẩu trái phép bộ đàm và vi phạm luật quản lý thiên tai. Bà vẫn chưa xuất hiện trước công chúng từ khi bị giam. Luật sư cho hay bà Suu Kyi đã gặp một thẩm phán qua cuộc gọi video nhưng các luật sư không thể tham dự vì chưa được cấp giấy ủy quyền. Cố vấn Nhà nước Myanmar dự kiến xuất hiện trong phiên điều trần ngày 1/3.
Na Uy đóng băng viện trợ cho Myanmar
Na Uy quyết định đóng băng viện trợ song phương cho Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự ở quốc gia Đông Nam Á hồi đầu tháng.
"Cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2 đã thay đổi các điều kiện cho sự can dự của Na Uy vào Myanmar và là lý do khiến Na Uy đóng băng chương trình hợp tác chuyên môn giữa các cơ quan nhà nước Na Uy và Myanmar", Bộ Ngoại giao Na Uy hôm nay cho biết trong một tuyên bố.
Viện trợ của Na Uy cho người dân Myanmar, được phân phối thông qua các cơ quan và tổ chức từ thiện của Liên Hợp Quốc, không bị ảnh hưởng bởi quyết định này và sẽ được duy trì, bộ cho biết thêm.
Người Myanmar biểu tình phản đối đảo chính tại Mandalay, thành phố lớn thứ hai của đất nước, hôm nay. Ảnh: AFP .
Quốc gia Bắc Âu giàu có chi ngân sách 66,5 triệu kroner (7,84 triệu USD) cho năm 2021 để giúp thúc đẩy hoạt động các tổ chức công của Myanmar trong các lĩnh vực, gồm năng lượng tái tạo, môi trường và bảo vệ đại dương. Số tiền bị đóng băng liên quan chủ yếu đến việc thanh toán của các chuyên gia Na Uy tham gia chương trình hợp tác và ở một mức độ nhỏ hơn khoản thanh toán cho các tổ chức của Myanmar.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 tiến hành cuộc đảo chính chớp nhoáng, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và một loạt quan chức chính phủ. Hàng chục nghìn người Myanmar đã xuống đường trong những ngày qua để biểu tình phản đối cuộc đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội.
Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu đã lên án cuộc đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự. New Zealand là chính phủ nước ngoài đầu tiên có hành động cụ thể nhằm phản đối đảo chính Myanmar, khi tuyên bố ngừng tiếp xúc quân sự và chính trị cấp cao với Myanmar.
Trung Quốc trong khi đó tỏ ra thận trọng hơn, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định, kêu gọi cộng đồng quốc tế không "làm trầm trọng thêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình Myanmar".
Hiệp hội Các nước Đông Nam Á (ASEAN) mà Myanmar là thành viên đưa ra những phản ứng trái chiều. Indonesia, Malaysia và Singapore bày tỏ lo ngại về việc quân đội Myanmar giành quyền lực, trong khi Philippines ban đầu nói vấn đề là "chuyện nội bộ", sau đó kêu gọi "khôi phục hoàn toàn" hiện trạng ở Myanmar. Campuchia và Thái Lan cũng coi cuộc đảo chính là vấn đề nội bộ.
Người biểu tình Myanmar tiếp tục đổ ra đường bất chấp bị trấn áp Đám đông người biểu tình phản đối đảo chính quân sự ở Myanmar vẫn đổ ra đường bất chấp lệnh cấm và các cuộc trấn áp bạo lực từ cảnh sát. Các nhân chứng ước tính có tới hàng chục nghìn người tuần hành ở Yangon và Mandalay, Myanmar. Biểu tình cũng diễn ra ở thủ đô Naypyitaw và nhiều nơi khác. Các...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga sắp đánh lớn trên khắp mặt trận Ukraine?

Điện Kremlin: Ông Putin chưa có kế hoạch gặp ông Trump

Nhiều lãnh đạo thế giới tới Nga dự lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng

Nga có mục tiêu lớn ở Lugansk, Ukraine liệu có rút lui?

Cuộc đấu "cây gậy, củ cà rốt" và yêu cầu cứng rắn của ông Trump - Putin

Pháp mở cuộc điều tra về vụ đe dọa nhằm vào thẩm phán kết án bà Le Pen

Cố vấn An ninh Mỹ dùng email cá nhân để thảo luận bí mật quốc gia

Đặc phái viên Nga sắp đến Washington để đàm phán với giới chức Mỹ

Nỗ lực thực hiện cam kết chấm dứt xung đột Ukraine của ông Trump

"Nàng tiên cá" ở thủy cung bị cá mập cắn tàn tật, quyết kháng cáo đến cùng

Thái Lan có thể mất tới 8 tỷ USD do chính sách thuế của Mỹ

Thái Lan: Phát hiện 70 người còn sống hoặc thi thể ở tòa nhà 30 tầng đổ sập
Có thể bạn quan tâm

30 mâm cơm giá rẻ chỉ với 100k mỗi ngày, đủ 3-4 món, ngon như nhà hàng, ấm như gia đình
Ẩm thực
11:21:43 03/04/2025
Váy đuôi cá giúp nàng biến hóa phong cách chỉ trong tích tắc
Thời trang
11:21:38 03/04/2025
Gã xe ôm đưa bé gái ở Hà Nội vào nhà nghỉ để xâm hại tình dục
Pháp luật
11:11:39 03/04/2025
Bé gái bị bỏ rơi, hàng chục gia đình tha thiết xin nuôi, chọn ai?
Tin nổi bật
11:07:10 03/04/2025
Dọn nhà, cô gái Kiên Giang phát hiện bọc vàng mẹ giấu trong sọt rác
Netizen
11:02:57 03/04/2025
Lamine Yamal: 'Vua thế giới' ở tuổi 17?
Sao thể thao
10:51:48 03/04/2025
Với 500 triệu có thể xây nhà 2 tầng, 40m (4x10m) ở quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh không?
Sáng tạo
10:46:08 03/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 13: Nguyên đang "trên răng dưới dép" thì bạn gái cũ đưa giấy khám thai
Phim việt
10:42:43 03/04/2025
Nam nghệ sĩ nổi tiếng một thời: 82 tuổi vẫn tự chạy xe Honda đi hát quán nhậu dù không được trả lương
Sao việt
10:39:27 03/04/2025
Loại thực phẩm rẻ tiền ăn thường xuyên giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết
Sức khỏe
10:39:14 03/04/2025