Thêm giải pháp cho người mắc bệnh tiểu đường, béo phì
Tại hội thảo “ Chung tay vì sức khỏe cộng đồng” vừa diễn ra tại TPHCM, các chuyên gia cho biết bệnh tiểu đường đang ngày càng trở nên phổ biến, âm thầm tàn phá cuộc sống nếu không được phòng ngừa, phát hiện và chữa trị sớm.
Ảnh minh họa
Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ đường có trong gạo trắng ở mức cao nhất so với gạo nảy mầm, gạo lức. Mức tăng đường huyết sau ăn của gạo trắng cũng ở mức cao hơn so với gạo nảy mầm.
Theo TS Nguyễn Thiện Trưởng, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục sức khỏe cộng đồng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, mới đây đề tài khoa học “Nghiên cứu chất lượng sản phẩm cơm gạo nấu từ nồi cơm tách đường Ninosun” được Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) thử nghiệm thành công tính năng tách đường.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy, hàm lượng carbohydrate và hàm lượng đường khử giảm từ 30%-40% trong cơm gạo so với nồi cơm thông thường. Trong khi đó, các hàm lượng vitamin, protein, khoáng, lipid… vẫn được giữ phần lớn trong cơm. Kết quả này giúp những người mắc bệnh tiểu đường có thể hạn chế được mức đường trong máu… ngay sau ăn. Đây được xem là giải pháp tối ưu cho người mắc bệnh tiểu đường, béo phì.
MINH VƯƠNG
Theo SGGP
Cách nào để bệnh nhân tiểu đường, béo phì không lo lắng khi ăn cơm?
Việc giảm lượng đường trong cơm như một giải pháp hữu ích hỗ trợ dinh dưỡng cho người ăn kiêng liên quan đến các bệnh tiểu đường, tim mạch, ...
GS.TS. Chu Kỳ Sơn, Viện trưởng Viện CN Sinh học và CN thực phẩm - ĐHBK HN phát biểu khai mạc Lễ báo cáo đề tài.
Ngày 12/7/2019, tại Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức công bố kết quả của nhóm nghiên cứu đề tài đánh giá tính năng của "Nồi cơm điện tách đường Homely" sản phẩm của Công ty CP Homely Thái Lan trong việc giảm lượng đường trong cơm, một giải pháp hỗ trợ dinh dưỡng cho người ăn kiêng liên quan đến các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, béo phì.
Theo các nhà nghiên cứu tại Việt Nam, ăn gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thậm chí còn cao hơn rất nhiều so với đồ uống có ga. Cụ thể, người ăn một bát cơm trắng một ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11%. Điều này được lý giải là do tinh bột của gạo trắng có thể làm quá tải lượng đường trong máu ở các cơ quan trong cơ thể.
Thông thường, tuyến lụy sản xuất insulin để cung cấp đường cho các cơ bắp. Nhưng khi ăn gạo trắng, đường được hấp thụ vào máu nhanh chóng, khiến tuyến lụy phải làm việc vất vả hơn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, việc sản xuất insulin và hấp thụ đường sẽ giảm hiệu quả.
Nhóm nghiên cứu đề tài - Viện CN sinh học & CN thực phẩm, chụp ảnh lưu niệm cùng với các chuyên gia và khách mời.
Trong lễ báo cáo, nhóm nghiên cứu đề tài chỉ ra rằng tinh bột nói chung có 3 loại gồm: Tinh bột nhanh, tinh bột chậm và tinh bột kháng đường đều được cấu tạo từ amylose và amylopectin. Tinh bột nhanh có tỷ lệ amylopectin cao nên dễ hấp thụ, rất phù hợp để mang năng lượng sau khi vận động nhưng bù lại làm đường huyết gia tăng rất nhanh.
Tinh bột chậm chứa nhiều amylose hơn, và cần nhiều thời gian để cơ thể phân giải được, nhờ vào cấu trúc bán tinh thể trong đó làm giảm sự tiếp xúc với các enzyme. Cũng nhờ vậy, lượng đường trong máu tăng ở mức độ vừa phải và ổn định.
Theo đánh giá của Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội, nồi cơm điện tách đường Homely với khả năng tách đường trong gạo, cơm nấu từ nồi cơm điện tách đường sẽ cho tỷ lệ amylose cao hơn nhiều so với amylopectin. Từ đó, giúp kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể, ngăn ngừa biến chứng gây ra cho các bệnh tiểu đường.
Đồng thời còn phù hợp sử dụng trong việc giảm cân ở người béo phì, thừa cân, hỗ trợ phòng bệnh tiểu đường ở người bình thường.
Theo baogiaothong
5 dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao ngay cả khi không bị tiểu đường Đường huyết cao là dấu hiệu thường thấy ở người bị bệnh tiểu đường. Nhưng trên thực tế, người không bị tiểu đường vẫn có thể bị tăng đường huyết. Tình trạng này kéo dài có thể gây tổn thương thần kinh, thận, mắt và tim. Nhức đầu thường xuyên là dấu hiệu của đường huyết cao - Ảnh: Shutterstock Nếu gặp bất...