Thèm đến mấy cũng đừng ăn những bộ phận ‘độc hơn thạch tín’ này của gà, vịt
Dù có thèm đến mấy bạn cũng không nên ăn những bộ phận này của gà, vịt bởi chúng rất độc, có thể gây những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của bạn.
Đối với vịt:
Da vịt: Rất nhiều người trong đó có cả trẻ em thích ăn da vịt vì da khá béo và giòn. Mặc dù vậy, đây là bộ phận chứa nhiều cholesterol có hại và có nhiều vi khuẩn nhất của con vịt.
Phao câu: Với nhiều người ưa thích món này, chắc hẳn đây là một trong những bộ phận béo ngậy nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng và an toàn thực phẩm giải thích rằng vịt có tuyến mỡ ở đuôi sẽ gây ô nhiễm chất lượng thịt, chứa một lượng lớn mầm bệnh, chất thải trao đổi chất,… mà ngay cả khi nấu ở nhiệt độ cao, một số vi trùng có thể vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn.
Gan vịt: Nên cân nhắc việc ăn gan vịt với số lượng phù hợp để không bị dư thừa cholesterol, chất độc, kim loại nặng, gây tổn hại cho sức khỏe.
Da cổ vịt: Cổ vịt rất được yêu thích bởi những người thích thịt vịt. Nhưng vùng này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho sức khỏe.
Tim vịt: Tim vịt rất giàu vitamin và dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn tim vịt thường xuyên và với số lượng lớn sẽ làm tăng mỡ máu.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở chế biến không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người.
Tiết canh vịt: Ăn tiết canh bản chất là ăn máu sống cùng với các loại thịt, xương nên hoàn toàn không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong con vật.
Đến nay vẫn không có cơ sở để khẳng định ăn tiết canh vịt mát, chẳng qua khi ăn tiết canh, ăn máu sống và thịt để nguội nên có cảm giác mát trong miệng. Do đó, không nên ăn tiết canh vịt dù nhìn con vịt đó có vẻ khỏe mạnh.
Ăn tiết canh bản chất là ăn máu sống cùng với các loại thịt, xương nên hoàn toàn không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong con vật. Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Phổi: Phổi là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể. Là cơ quan hô hấp, phổi lợn, bò, gà, vịt có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Do đó, trước khi chế biến nên bóc bỏ phổi vịt.
Đối với gà:
Phao câu: Phao câu gà được xem là món “khoái khẩu” của nhiều người vì phần thịt nhỏ này rất đặc biệt, vừa béo, lại có mùi hương đặc biệt.
Tuy nhiên, theo giám đốc điều hành của Hiệp hội Dinh dưỡng ở Đại Liên, Trung Quốc, Wang Xingguo: Đây là khu vực tập trung của các hạch bạch huyết, bạch huyết của các đại thực bào, khi gà ăn uống có thể nuốt theo vi khuẩn và virus, thậm chí cả chất gây ung thư. Nhưng chúng không thể bị phá vỡ hay đào thải ra ngoài, nên buộc phải tích tụ tại phao câu.
Sau một thời gian dài tích tụ các tạp chất xấu nhất, độc hại nhất, đây trở thành “kho chứa” độc, lưu trữ virus, vi khuẩn.
Da gà: Cũng theo Wang Xingguo, da gà mặc dù là rất ngon, nhưng lại gây ra nhiều bất lợi cho cơ thể. Xét một cách tổng thể, trong da gà có nhiều chất béo, lượng cholesterol cao, là nơi chứa nhiều chất ô nhiễm, vi khuẩn và mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.
Đặc biệt là thịt gà nướng, sau khi trải qua quá trình chế biến, lượng cholesterol trong da gà bị oxy hóa, hình thành các chất gốc cholesterol oxy hóa, gây ra những tổn hại lớn hơn cho sức khỏe con người.
Nếu nhiệt độ chế biến không được kiểm soát đúng, có thể có chất gây ung thư. Vì vậy, tốt nhất là bạn cân nhắc chúng trước khi ăn quá nhiều.
Cổ gà: Cổ gà được nhiều người thích ăn, đặc biệt là những người thích lai rai nhậu nhẹt. Tuy nhiên, “Cũng giống phao câu, phần dưới da của cổ gà có chứa các tuyến dịch bạch huyết…
… Khi ăn cổ gà, các tuyến đó sẽ đi vào đường tiêu hóa và gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Vì vậy, chúng ta nên hạn chế ăn phần cổ của gà và nên bóc bỏ da trước khi ăn”, bác sĩ Tường Vi cho hay.
Phổi gà: Ngoài ra, Chuyên gia dinh dưỡng Wang Xingguo, giám đốc điều hành hội Dinh dưỡng Đại Liên, hiện đang làm việc tại bệnh viện trung tâm Đại Liên, Trung Quốc, khuyên mọi người không nên ăn phổi gà.
Sau khi gà bị giết mổ, phổi vẫn còn bám lại, vi khuẩn và đặc biệt là những vi khuẩn nhiệt đới như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt… cũng vẫn còn, ngay cả nhiệt cao lúc nấu cũng không thể tiêu diệt chúng hoàn toàn. Việc ăn phải chúng có thể là một mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ con người.
Vì bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà là nơi chứa đựng rất nhiều các chất độc và các vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng.
Mề, ruột gà: Trong một bài báo trên gaoweiming.blogspot.com, ông Wang Xingguo cho rằng: Trong con gà, mề và ruột là bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể người nhất do đây là nơi tiêu hóa thức ăn của gà. Ngay cả khi chúng ta xử lý chúng bằng muối và nước sôi hay giấm thì các vi khuẩn trú ngụ ở đây cũng không bao giờ sạch hết.
Chưa kể đến quá trình giết mổ, nếu không đảm bảo an toàn sẽ không loại bỏ được hết vi khuẩn bám trong nội tạng của gà.
Cánh gà: Cánh gà là chủ yếu là da và là bộ phận tích tụ khá lớn lượng mỡ dư thừa của gà. Bởi vậy, ăn cánh gà đồng nghĩa với việc bạn nạp vào cơ thể một lượng lớn chất béo, lại là lượng chất béo không tốt cho sức khỏe.
Chưa kể tới việc cánh gà là nơi tiêm các loại kháng sinh hay thuốc tăng trưởng dành cho gà. Vì thế, không nên ăn cánh gà là điều cần làm ngay.
4 hậu quả khôn lường khi ăn món khoái khẩu của nhiều người Việt, ai ngờ tác hại lại thế này
Bất cứ loại thực phẩm nào cũng cần ăn uống đúng cách và kiểm soát tốt liều lượng mới đảm bảo an toàn và dinh dưỡng. Nhiều người thích ăn nội tạng động vật bởi hương vị đặc trưng của nó mà không biết nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Gây ra gút
Gút là một trong những vấn đề thường gặp nhất đối với người có thói quen ưa thích ăn nội tạng động vật. Đây là một loại bệnh do hàm lượng axit uric bị tăng cao gây ra. Vừa vặn khi bạn ăn quá nhiều nội tạng động vật, thành phần Purine trong đó đi vào cơ thể làm tăng axit uric.
Chính vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo những người vốn có lượng axit uric cao và người bị thống phong tốt nhất là nên kiêng luôn các món chế biến từ nội tạng động vật. Nếu vì lý do gì đó mà phải ăn thì cũng không nên ăn quá 2 lần/tháng.
Tăng cao mỡ máu
Nội tạng động vật tuy có hương vị ngon đặc trưng nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng dư thừa một số dưỡng chất nào đó. Trong đó chất béo là một loại dễ được bổ sung dư thừa hơn cả. Nội tạng động vật có hàm lượng cholesterol cao nên dễ khiến mỡ máu tăng nhanh chóng.
Mỡ máu tăng sẽ khiến huyết dịch trở nên "đặc dính" hơn, ảnh hưởng tuần hoàn máu. Người bệnh còn có thể vì mỡ máu cao kéo dài lâu ngày mà kéo theo hệ quả mắc các bệnh về mạch máu, não bộ, tim mạch, nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân. Vì vậy, dù yêu thích mấy thì bạn vẫn nên hạn chế ăn nội tạng động vật.
Tình trạng dư thừa vitamin
Trong nội tạng động vật có chứa nhiều vitamin A và D, mặc dù 2 loại này có tầm quan trọng nhất định đối với cơ thể con người nhưng nếu bổ sung đơn nhất gây ra dư thừa dễ trở thành lợi bất cập hại, đặc biệt sẽ gây ảnh hưởng đến da và xương.
Vitamin A quá nhiều sẽ làm làn da và lông trên cơ thể bị khô ráp, có trường hợp còn gây bong tróc hoặc viêm da. Vitamin D nếu dư thừa lại dễ khiến bạn bị loãng xương, gây bất lợi cho hiệu quả dưỡng sinh, nhất là với người trung niên và người già sẽ tăng nguy cơ nứt gãy xương hơn.
Trúng độc kim loại nặng
Ăn nội tạng động vật cũng chính là bạn đang ăn những cơ quan giải độc và thải độc trong cơ thể động vật. Do đó, một khi ăn quá nhiều sẽ khiến bạn dễ bị ngộ độc và trúng độc kim loại nặng.
Nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bản thân động vật cũng bị tích tụ các chất độc hại này, khi con người ăn vào mà không đảm bảo công tác rửa sạch, chế biến thì sẽ vô tình hấp thu luôn các độc chất này vào cơ thể, lâu ngày sinh nhiều bệnh tật.
Ảnh hưởng chức năng gan
Như trên vừa nêu, thường xuyên ăn nội tạng động vật sẽ khiến cơ thể bạn tích tụ nhiều độc tố, chính vì vật mà gan cũng phải làm việc "cật lực" hơn bình thường, ngoài ảnh hưởng nặng nề từ các chất thải của quá trình trao đổi chất thì quá trình làm việc của gan cũng bị gánh nặng lớn, lâu ngày suy giảm chức năng gan.
Ngược đời, 4 bộ phận bẩn nhất của vịt nhưng nhiều người lại thích ăn Không phải cứ bộ phận nào của vịt ăn ngon cũng sạch và an toàn. Thịt vịt là thực phẩm được rất nhiều người ưa thích vì thịt ngọt, tính mát. Thịt vịt được chế biến thành rất nhiều món ăn như rang, xào, luộc, nướng, quay, hấp... mà món nào cũng ngon. Tuy nhiên, có một số bộ phận trên con vịt...