Thêm cơ hội sống cho bệnh nhân u não nhờ vi-rút bại liệt
Một kẻ thù cũ – vi-rút bại liệt – có thể trở thành đồng minh bất ngờ với những người đang phải chiến đấu chống lại một trong những bệnh ung thư não chết người kinh khủng nhất.
Liệu pháp mới sử dụng một dạng vi-rút bại liệt đã được biến đổi và vô hại để tăng đáng kể khả năng bệnh nhân bị u nguyên bào thần kinh đệm tái phát có thể sống thêm lâu hơn.
Trong nghiên cứu từ Đại học Duke ở Durham, N.C., 21% bệnh nhân nhận được điều trị mới vẫn còn sống 3 năm sau đó, so với chỉ 4% những người được điều trị tiêu chuẩn.
Tiến sĩ Darell Bigner, giám đốc danh dự của trung tâm u não Duke cho biết: “Có một nhu cầu rất lớn về những cách tiếp cận khác biệt cơ bản. Với tỷ lệ sống thêm trong giai đoạn đầu của liệu pháp vi-rút bại liệt, chúng tôi được khuyến khích và mong muốn tiếp tục với các nghiên cứu bổ sung đã được tiến hành hoặc đang lên kế hoạch.”
Bác sĩ chuyên khoa ung thư não Michael Schulder lưu ý rằng “kết quả từ thử nghiệm này rất được mong chờ sau khi thông tin sơ bộ được công bố trên tờ 60 Minutes vài năm trước đây.”
Các dữ liệu về kết quả từ nghiên cứu mới vẫn còn chưa đầy đủ, Schulder nói, vì vậy “chúng ta sẽ phải đợi bài báo toàn văn để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị mới này cho bệnh nhân u nguyên bào.”
Như các nhà nghiên cứu giải thích, cách tiếp cận mới này sử dụng một dạng vi-rút bại liệt biến đổi vô hại để nhắm tới và tiêu diệt các tế bào u nguyên bào thần kinh đệm đồng thời kích hoạt đáp ứng miễn dịch mạnh.
Video đang HOT
Nghiên cứu ban đầu bao gồm 61 bệnh nhân được nhận vi-rút bại liệt biến đổi gen phát triển tại Viện Ung thư Duke. Kết quả của họ được so sánh với hồ sơ của những bệnh nhân trước đây đã được điều trị tiêu chuẩn.
Thời gian sống thêm trung bình là 12,5 tháng ở nhóm vi-rút bại liệt và 11,3 tháng ở nhóm chứng. Nhưng khoảng cách giữa các phương pháp điều trị mở rộng cho những bệnh nhân sống lâu hơn.
Tỷ lệ sống thêm 2 năm là 21% ở nhóm vi-rút bại liệt và 14% ở nhóm không điều trị, và sống thêm 3 năm tương ứng là 21% và 4%.
Những phát hiện từ thử nghiệm giai đoạn 1 đã được công bố ngày 26 tháng 6 trên tờ New England Journal of Medicine.
Liệu pháp vi-rút bại liệt đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm ỹ phân loại là “liệu pháp đột phá” vào năm 2016.
Bác sĩ ngoại thần kinh Jason Ellis điều trị các khối u não tại Bệnh viện Hill Lenox ở thành phố New York. Ông gọi những phát hiện mới này là “thú vị”, nhưng nhất trí rằng cần thêm nhiều dữ liệu hơn.
“Các số liệu sơ bộ cho thấy cần thực hiện những nghiên cứu ngẫu hóa lớn hơn để khẳng định liệu chiến lược này có hiệu quả ở bệnh nhân u não hay không”.
Những thử nghiệm này có thể đang diễn ra. Và cùng với một thử nghiệm giai đoạn 2 của liệu pháp cho u nguyên bào thần kinh đệm, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu nhận đăng ký bệnh nhân để thử nghiệm liệu pháp trong điều trị các khối u não ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu cho biết, các thử nghiệm lâm sàng về điều trị ung thư vú và u hắc tố ác tính cũng đang được lên kế hoạch.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
3 người bệnh cúm A/H1N1 tại Bệnh viện Chợ Rẫy phải thở máy
Cả 3 bệnh nhân đang được điều trị cách ly tại Khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, cùng 4 người khác.
Trong số 7 bệnh nhân cúm A/H1N1 này thì đến 5 ca bệnh nặng. Họ vốn đang mắc các bệnh nền nghiêm trọng, khiến cúm diễn tiến nặng hơn. Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết 7 bệnh nhân nằm trong 12 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 từ ngày 11/6. Những người bệnh khác hiện tình trạng sức khỏe đã ổn định.
Đây là chùm ca bệnh H1N1 đầu tiên xuất hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, xảy ra trong thời gian ngắn. 5 tháng đầu năm bệnh viện ghi nhận rải rác khoảng 10 ca.
Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi ngày khám chữa bệnh cho khoảng 20.000 người kể cả thân nhân bệnh nhân và nhân viên y tế. Do đó cúm H1N1 nguy cơ dễ dàng lây lan rộng tại viện. Từ khi phát hiện những bệnh nhân cúm A/H1N1 đầu tiên, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thành lập ban chỉ đạo chống cúm để ngăn chặn dịch bùng phát.
"Ngày 11/6 xuất hiện chùm ca bệnh đầu tiên, đến ngày 20/6 không còn bệnh nhân mắc mới, bệnh viện hy vọng khống chế được dịch trong thời gian ngắn, không cho lây lan", bác sĩ Hùng cho biết.
Khu vực cách ly bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: L.P.
Cúm A/H1N1 hiện được xem là cúm mùa thông thường. Đối với người khỏe mạnh, độc lực của virus H1N1 không cao. Với bệnh nhân mạn tính, người suy giảm miễn dịch nhiễm virus sẽ làm thúc đẩy bệnh nền, gây tổn thương phổi, tổn thương đa tạng, khả năng biến chứng nặng nề.
Bác sĩ Hùng khuyến cáo những người có yếu tố nguy cơ như trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch... nên chích ngừa cúm định kỳ hàng năm.
Để phòng cúm, nên hạn chế tập trung chỗ đông người, đặc biệt nơi có người mắc cúm, nghi ngờ cúm. Trong trường hợp tiếp xúc người bệnh, phải giữ khoảng cách an toàn khoảng 1,3 m. Người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân phải đeo khẩu trang. Rửa tay thường xuyên với xà phòng, thuốc sát khuẩn nhanh. Nên súc họng, vệ sinh hầu họng thường xuyên.
Đây là bệnh viện thứ hai tại TP HCM xuất hiện chùm ca cúm A/H1N1 trong 6 tháng đầu năm. Vào đầu tháng 6, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP HCM) cũng phát hiện hàng chục trường hợp dương tính với cúm H1N1. Nguồn lây bệnh chính là nữ bệnh nhân hoãn mổ sáng 1/6 tại Khoa Nội soi. Có 83 bệnh nhân khám và điều trị tại khu nội soi, cùng nhân viên y tế nghi ngờ có tiếp xúc với các bệnh nhân được cách ly. Bệnh viện phải tạm đóng cửa khoa nội soi 3 ngày, tiến hành khử khuẩn toàn viện.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Bỏng nặng do nướng cá mực bằng cồn Khoa Điều trị bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã tiếp nhận anh Nguyễn V. (17 tuổi), ở quận Hoàng Mai, Hà Nội bị bỏng mặt, lưng ngực, 2 tay diện tích 40% cơ thể, bỏng độ 2-3. Ảnh minh họa Nguyên nhân theo bệnh nhân kể lại là đã cùng 3 người bạn nướng mực bằng cồn. Do ngọn lửa có...