Thêm bốn bệnh nhân Covid-19 trở nặng
Bốn bệnh nhân 436, 438, 437, 433 đều cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm, nhanh chóng trở nặng; thêm một người phải can thiệp ECMO.
Chiều 29/7, Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đã tiến hành Hội chẩn quốc gia lần thứ 4 cho các bệnh nhân Covid-19 nặng. Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh cùng các chuyên gia đầu ngành cùng hội chẩn phương án cứu chữa bệnh nhân.
Cùng với hai bệnh nhân nặng được ghi nhận trước đó là 416 và 418, đến nay số ca nặng đã tăng lên 6. Các ca nặng mới gồm 436, 438, 437, 433.
Trong đó, hai bệnh nhân 436 và 438 đã được chuyển từ Bệnh viện Đà Nẵng đến Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, điều trị.
“Bệnh nhân 437″, 61 tuổi, tiên lượng nặng với nhiều bệnh nền như suy thận mạn, viêm phổi. Hôm nay bệnh nhân đã được sử dụng ECMO. Theo các chuyên gia, bệnh nhân đã nặng lên nhiều, nhiễm trùng, cần sử dụng thuốc chống nấm, theo dõi các chỉ số huyết động.
“Đây là bệnh nhân nặng, nhiều bệnh lý đi kèm, do đó cần đặc biệt chú ý trong điều chỉnh các thông số. Bệnh viện Đà Nẵng cần khẩn trương bổ sung thuốc để đáp ứng điều trị bệnh nhận nặng như bệnh nhân này”, ông Khuê yêu cầu.
Đây là bệnh nhân thứ hai phải can thiệp ECMO trong đợt bùng phát dịch lần này. Đợt dịch trước có hai người được điều trị biện pháp này là bệnh nhân 19 và 91.
Video đang HOT
“Bệnh nhân 436″, nam, 66 tuổi, ở xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối, được lọc máu 5 lần. Ngày 29/6, ông bị chảy máu mũi, miệng, đến khám tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam. Một tuần sau, bệnh nhân xuất hiện lại các triệu chứng của suy thận nên chuyển đến khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng ngày 6/7. Ngày 27/7, bệnh nhân được xác định mắc Covid-19 và chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.
Trung tâm cách ly và điều trị Covid-19, Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết hiện bệnh nhân ngủ sâu, nhiệt độ 37,5 độ C. Bệnh nhân phải thở máy qua nội khí quản, hút đờm giải, vỗ rung, tiếp tục duy trì an thần.
“Bệnh nhân 438“, nam, 56 tuổi, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Ông có tiền sử bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và u ác niệu quản đã phẫu thuật cách đây hai năm. Ngày 10/6, ông nhập viện tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đà Nẵng và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Sau đó, bệnh nhân được chuyển khoa Nội Tim mạch điều trị đến ngày 30/6 được xuất viện. Ngày 1/7, bệnh nhân mệt nhiều, sốt, ho đờm, khó thở nên đến tái khám tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 27/7, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng cho kết quả dương tính với nCoV và chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.
Hiện, bệnh nhân tỉnh, bóp bóng hỗ trợ qua ống khai khí quản, đờm rỉ sắt nhiều khi hút nội khí quản. Bệnh nhân thể trạng suy kiệt, COPD, ung thư nên cần tăng cường vỗ rung, hút đờm, dùng thuốc chống đông.
Các chuyên gia hội chẩn tại điểm cầu Bộ Y tế, chiều 29/7. Ảnh: Lê Hảo.
Ba bệnh nhân nặng đang được điều trị Bệnh viện Đà Nẵng là 416, 418 và 437. Hiện tại “bệnh nhân 416″ đang có xu hướng nhiễm trùng tăng. Các chuyên gia đề nghị bệnh viện xem xét kiểm soát huyết động, huyết khối, cố gắng cai dần ECMO.
“Bệnh nhân 418″ có các xét nghiệm liên quan hô hấp cải thiện nhưng vẫn còn nhiễm nấm, đang được xem xét chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế.
Trong buổi hội chẩn, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam báo cáo về tình hình “ bệnh nhân 433″, 67 tuổi, đang diễn biến nặng hơn.
Dự kiến ngày 30/7, 7 chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai sẽ vào Quảng Nam hội chẩn và xem xét thiết lập Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19, đồng thời cân nhắc việc có chuyển bệnh nhân đến bệnh viện khác hay không.
Tình hình “bệnh nhân 449″ mới được công bố, cũng được cập nhật. Đây là bệnh nhân quốc tịch Mỹ đã có thời gian tham chiến ở Trung Đông. Hiện bệnh nhân sốt nhẹ, phải thở hỗ trợ ôxy.
Đây là những ca bệnh nặng, có diễn biến phức tạp nên các bệnh viện phải theo dõi sát các chỉ số lâm sàng, đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhiễm trùng, nhiễm nấm vì đa số cao tuổi, suy giảm hệ miễn dịch.
Ca bệnh COVID-19 mới chuyển biến xấu nhanh, chủng virus đã biến đổi gene?
2 trong số 4 bệnh nhân COVID-19 mới đang trong tình trạng nặng, 1 người phải dùng ECMO - thiết bị tim phổi ngoài cơ thể. Theo thông tin từ phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch hôm nay 27-7, virus gây bệnh đã biến đổi.
Bệnh viện C Đà Nẵng hiện đã được cách ly - Ảnh: TẤN LỰC
Theo đó, qua phân tích đánh giá về mẫu gen, chủng virus SARS-CoV-2 gây bệnh ở những bệnh nhân mới là chủng virus mới, khác hẳn 5 chủng đã ghi nhận ở Việt Nam trước đây.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các chuyên gia cho biết chủng virus này mới xuất hiện vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 trở lại đây và ghi nhận lần đầu tại khu vực Nam Á. Điều nguy hiểm là virus biến đổi theo hướng dễ lây hơn, tăng mức độ bám dính vào cơ thể.
Các chuyên gia cũng đánh giá qua rà soát ban đầu, các bệnh nhân đều có điểm chung là có thời gian từng đến Bệnh viện (Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình), 3 bệnh viện này lại có vị trí khá gần nhau, thậm chí bệnh nhân/người nhà có thể từ bệnh viện này sang bệnh viện khác sử dụng căng tin (bệnh nhân 419).
Việc khoanh vùng F0 và nguồn lây (hiện chưa tìm được), nhưng cũng cho thấy có manh mối.
Ban Chỉ đạo cũng lưu ý rà soát người nước ngoài sinh sống tại Đà Nẵng, ưu tiên xét nghiệm tìm kháng thể cho nhóm này. Những người từng đi Đà Nẵng và trở về từ 1-7 cần thông báo tới chính quyền địa phương, cơ quan y tế để theo dõi sức khỏe.
Những người từng đi qua ổ dịch tại Đà Nẵng cần phải được theo dõi, cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.
Trong 2 ngày cuối tuần, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch đã xác nhận có 4 bệnh nhân ở Quảng Ngãi và Đà Nẵng, đều lây từ cộng đồng, 2 trong số 4 người hiện đang trong tình trạng nặng.
Lý do phi công Anh không thể ghép phổi từ người cho sống Dù có hơn 60 người đăng ký hiến một phần phổi cho phi công người Anh nhưng không thể ghép phổi từ người cho sống. Bệnh nhân 91, 43 tuổi, phi công Vietnam Airlines hiện là bệnh nhân COVID-19 nặng nhất Việt Nam. Bệnh nhân trải qua 2 tháng điều trị, trong đó có tới 44 ngày phải sử dụng ECMO. Hiện phổi...