Thêm 800 người dân miền Tây được giúp rời Sài Gòn về quê
Sáng 21-10, gần 800 người dân thuộc 5 tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang đang ngụ tại các quận, huyện TP.HCM đã được Bộ Tư lệnh TP hỗ trợ phương tiện, dẫn đường hồi hương theo nguyện vọng.
Nhiều người dân dọn trọ mang theo tất cả tài sản của mình về quê – Ảnh: LÊ PHAN
Người dân về quê đợt này đã đăng ký thông qua tổng đài do Bộ Tư lệnh TP cung cấp và qua các địa phương.
Từ sáng sớm, người dân không có phương tiện đi lại đã được ban chỉ huy quân sự các quận huyện dùng xe chuyên dụng chở cùng đồ đạc, hành lý đến bến xe Miền Tây để làm thủ tục.
Sau khi điểm danh, người dân sẽ được sắp xếp lên các xe giường nằm tùy vào điểm đến, một số người mang theo xe máy sẽ được hỗ trợ đưa về cùng.
Người dân về quê sẽ được gửi tặng thêm một phần quà nhỏ – Ảnh: LÊ PHAN
Những người dân về quê bằng phương tiện cá nhân như xe máy, ôtô cũng tập trung tại bến xe này. Sau khi tổ chức đưa người dân đi bằng xe khách xong, cơ quan chức năng sẽ phối hợp với lực lượng CSGT dẫn đường cho người dân chạy theo sau về quê an toàn, trật tự.
Chia sẻ về cảm xúc khi sắp được về quê sau nhiều ngày mong chờ, bà Võ Thị Mai (quê tỉnh Trà Vinh) cho biết bà thấy rất mừng, chỉ mong xe chạy sớm để được về nhà với người thân.
“Tui lên đây làm giúp việc, dịch bệnh phức tạp nên tui xin chủ cho nghỉ để về quê cho an toàn, mấy chú ở phường cũng tạo điều kiện cho tui được về, tui mừng lắm. Tui cũng lớn tuổi rồi nên đợt này chắc tui về luôn ở với con cháu” – bà Mai bộc bạch.
Nhiều người cho biết sẽ về quê tới lúc TP ổn định hoàn toàn mới quay trở lại – Ảnh: LÊ PHAN
“Tui gần sinh nên dự định về quê lâu rồi mà dịch bùng lên nên kẹt lại, giờ sinh cháu cũng được mấy tháng rồi. Thời gian qua quanh quẩn trong phòng trọ, không đi làm được nên kinh tế cũng khó khăn, tui về nhà có cha mẹ phụ chăm sóc con nhỏ. Tui đăng ký khoảng 20 ngày thì được về, về quê để ổn định hơn rồi quay lại làm việc” – chị Trâm quê Kiên Giang cho biết.
Còn chị Thùy (công nhân, quê Bạc Liêu) kể hai con chị dưới quê, lên chơi với cha mẹ rồi mắc kẹt do dịch bệnh. Hôm nay chị đưa hai cháu về để đi học. Chồng đi làm nên ở lại lo kinh tế.
“Tui đưa hai cháu về quê với ông bà trông giúp để hai vợ chồng an tâm hơn khi đi làm” – chị Thùy nói.
Thượng tá Nguyễn Thanh Phong – chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh TP.HCM – cho biết trong ngày 21-10 sẽ có gần 800 người dân được hỗ trợ về quê. Trong đó chia ra làm hai tốp, một tốp di chuyển tập trung và một tốp di chuyển bằng xe cá nhân.
Có gần 800 người dân sẽ được hỗ trợ đưa về quê đợt này – Ảnh: LÊ PHAN
Xe công an, xe bộ đội hỗ trợ chở dân và đồ đạc tới bến xe – Ảnh: LÊ PHAN
Tại tỉnh Hậu Giang , người dân được đón tại ấp Nhơn Thuận 1A, xã Nhơn nghĩa A, huyện Châu Thành A, nơi giáp ranh Cần Thơ – Hậu Giang. Sau đó đưa đi cách ly tập trung tại Trường cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang tại TP Vị Thanh.
Tỉnh Sóc Trăng đón và cho người dân cách ly tại Trường THPT Phan Văn Hùng, xã Đại Hải, huyện Kế Sách.
Tỉnh Kiên Giang bố trí cách ly tại khu cách ly cuối đường cao tốc Kiên Giang.
Tỉnh Trà Vinh đón dân tại đầu cầu Cổ Chiên.
Tỉnh Bạc Liêu đang chờ thông tin bố trí từ tỉnh.
Bộ Tư lệnh TP.HCM tổ chức cho người dân đăng ký, phương tiện đi lại là xe giường nằm của Công ty Phương Trang – Ảnh: LÊ PHAN
Vụ lúa nước đầu tiên của người Mày
Những ngày giữa tháng 6, ruộng lúa nước của gia đình ông Hồ Khâm (47 tuổi, thôn Dộ Tà Vờng, xã Trọng Hoá, Minh Hoá) chín vàng, trĩu hạt.
Người Mày học trồng lúa nước. Video: Hoàng Táo - Văn Phú
Đây là vụ lúa nước đầu tiên của người Mày ở xã Trọng Hóa. Khu vực trồng lúa nằm bên sườn đồi độ dốc lớn nên người dân địa phương khai hoang thành ruộng bậc thang. Phía dưới chân ruộng là con suối Khe Vàng chảy quanh năm, cung cấp nước tưới đủ cho 2 vụ lúa.
Bà Hồ Thị Chiên và chồng Hồ Khâm thu hoạch vụ mùa lúa nước nước đầu tiên. Ảnh: Hoàng Táo
Ông Hồ Khâm và vợ là bà Hồ Thị Chiên (44 tuổi) lóng ngóng khi cầm trên tay cây liềm vì chưa quen sử dụng. Họ cắt các bó lúa chất thành đống, dùng máy gặt thủ công tách hạt ngay chân ruộng.
"Chúng tôi vui lắm, với chừng này lúa, 2 vụ mùa là đủ ăn quanh năm rồi", ông Hồ Khâm nói. Vợ chồng ông Khâm được cấp 1,5 sào đất, ước sản lượng khoảng 4 tạ lúa. Có đủ cái ăn, họ không còn phải vào rừng chặt cây, phát nương đốt rẫy để tìm đất mới trồng lúa rẫy.
Hàng xóm của gia đình ông Khâm, ông Hồ Khiên (56 tuổi, Trưởng bản Dộ Tà Vờng) đã thu hoạch xong vụ Đông Xuân, đưa 4 tạ lúa vào nhà sàn phơi khô. Chân đảo quanh số lúa, ông Khiên nói một năm làm 2 vụ giúp gia đình 5 người đủ ăn. "Gạo lúa nước ăn ngon, mềm, bà con rất thích", ông Khiêm nói. Từ khi chuyển sang trồng lúa nước, ông Khiên chú tâm hơn vào việc phát triển kinh tế gia đình, trồng nhiều cây ăn quả như chanh, bưởi, ổi... quanh vườn nhà, chờ ngày thu hoạch.
Trước đây làm lúa rẫy, mỗi năm chỉ được một vụ, ông Khiên gieo 30 kg hạt giống thu được khoảng 2 tạ lúa. "Những năm thời tiết thuận lợi còn có cái để ăn, trời mưa gió thất thường thì bữa no bữa đói", ông Khiên nói. Sau vài năm không được mùa, gia đình ông lại phải đi tìm mảnh đất khác để chặt cây, phát đốt làm rẫy mới. Những mảnh lúa rẫy cứ loang dần khiến diện tích rừng ngày càng thu hẹp.
Để đảm bảo lương thực cho người dân vùng biên giới và giữ được rừng, xã Trọng Hoá đưa ra đề án trồng lúa nước, tận dụng đất ven sông suối, hỗ trợ người dân cải tạo nương rẫy thành ruộng lúa bậc thang.
Ông Hồ Khiên (trái) đang đảo lúa cho khô dưới sự hướng dẫn của Phó chủ tịch UBND xã Trọng Hoá Phạm Văn Bắc. Ảnh: Hoàng Táo
Chính quuyền địa phương hỗ trợ phân bón, giống lúa, cử cán bộ lội bùn, xuống ruộng hướng dẫn người dân gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và phơi khô, sàng sảy những hạt lép.
Ông Phạm Văn Bắc, Phó chủ tịch UBND xã Trọng Hoá, cho biết từ một hộ thí điểm đầu tiên đến nay xã đã nhân rộng mô hình lúa nước ra 13 hộ người Mày, trong đó 10 hộ ở thôn Dộ Tà Vờng và 3 hộ ở thôn K Oóc, với diện tích 23 sào. "Bà con lần đầu trồng lúa nước còn nhiều bỡ ngỡ, năng suất ước tính đạt 42 tạ mỗi ha", ông Bắc nói và cho biết xã sẽ khảo sát thêm diện tích để mở rộng ruộng lúa nước cho người dân.
Xã Trọng Hoá có 163 hộ với gần 850 khẩu người dân tộc Mày, chủ yếu sống dựa rừng với phương thức canh tác chủ yếu là đốt nương làm rẫy. Gần đây, ngoài trồng lúa nước, xã Trọng Hoá còn hướng dẫn người dân trồng cây ăn quả, trồng rừng gỗ lớn, chăn nuôi gia súc lớn... để cải thiện sinh kế.
Hà Nội: Cháy quán cháo lòng giữa chiều nắng nóng gay gắt Chiều 19/6, giữa thời tiết nắng nóng, một vụ cháy xảy ra tại tầng 3 ngôi nhà số 68 phố Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Vụ cháy khiến cột khói đen bốc cao hàng chục mét (Ảnh: Nguyễn Hà). Chiều 19/6, trao đổi với PV Dân trí , lãnh đạo UBND phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân...