Thêm 70 trường hợp mắc mới, 4 trường hợp tử vong liên quan đến sởi
Đến ngày 20/4, cả nước đã có hơn 9 nghìn trường hợp phát ban dạng sởi tại hầu hết các tỉnh, thành phố, trong đó 116 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi.
Trẻ bị biến chứng nặng do sởi đang được chăm sóc tích cực tại BV Nhi đồng 2 (Ảnh: Vân Sơn)
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số bệnh nhân mắc sởi có xu hướng giảm. Trong ngày 20/4 cả nước ghi nhận thêm 70 trường hợp mới mắc sởi trong tổng số 235 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 25 tỉnh, thành phố. Trong ngày không ghi nhận trường hợp tử vong do sởi.
Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 3.430 trường hợp mắc sởi trong tổng số 9.243 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 116 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi. Có 12 tỉnh, thành phố trên 21 ngày qua không ghi nhận bệnh nhân mắc sởi. Số bệnh nhân sởi mới ghi nhận trong ngày tại một số bệnh viện tuyến Trung ương giảm, ghi nhận 30 bệnh nhân so với 36 bệnh nhân ngày 19/4/2014.
Video đang HOT
Tại BV Nhi Trung ương, so với thời điểm bệnh viện phải “cầu cứu” Bộ Y tế vì quá tải bệnh nhân sởi, con số bệnh nhân mắc mới đang giảm xuống. Trong ngày 20/4, có 212 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện, trong đó chỉ có 5 bệnh nhân mới. Tuy nhiên, tình trạng lây nhiễm chéo trong bệnh viện vẫn xảy ra. Trước đó, ngày 17/4, có đến 33 bệnh nhân lây sởi từ khoa khác chuyển xuống. Đến ngày 20/4 con số này đã giảm xuống là 3 trường hợp. Tuy nhiên, số bệnh nhân nặng phải thở máy vẫn duy trì ở mức cao, 18 trường hợp.
Tương tự tại khoa Nhi BV Bạch Mai, tuy tổng số bệnh nhân nặng ít hơn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, nhưng chỉ tính riêng số bệnh nhân sởi nhập viện đã bang số giường điều trị thực tế tại khoa (60 giường bệnh). Còn lại một nửa là các bệnh nhân mắc các bệnh lý khác nên vẫn xảy ra tình trạng nằm ghép. Khoa Nhi đã sắp xếp kê thêm 10 giường bệnh tại sảnh, hành lang để giãn bệnh nhân nằm ghép.
Ngày 20/4, con số bệnh nhi sởi điều trị tại khoa là 61 trường hợp, trong đó 7 trường hợp nhập viện mới và số bệnh nhân nặng lên đến 11 trường hợp, 5 bệnh nhân phải thở máy.
Đến nay, chiến dịch tiêm vét vắc xin sởi đạt tỉ lệ 59,0%. Đáng nói, chỉ có 9 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi đạt trên 80% (tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, kết quả tiêm chiến dịch vắc xin phòng chống dịch sởi đạt kết quả lần lượt là 83,1% và 61,7%), còn nhiều tỉnh tỷ lệ tiêm đạt rất thấp. Có đến 11 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi đạt tỷ lệ tiêm thấp đạt dưới 50% như Trà Vinh, Hòa Bình, Tiền Giang, Lai Châu, Nghệ An, Đồng Nai…
Trước đó, tại cuộc họp báo thông tin về bệnh sởi Bộ Y tế chính thống tổ chức lần đầu tiên, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chỉ đạo, để kiểm soát dịch thì việc tiêm chủng cần triển khai quyết liệt. Bởi chỉ có tiêm vắc xin mới là biện pháp dự phòng đặc hiệu nhất, bảo vệ 95% trẻ tiêm chủng khỏi mắc sởi. Tuy nhiên đến nay, nhiều địa phương tỷ lệ tiêm vét vẫn đạt rất thấp.
Bộ Y tế cũng chính thức nâng mức độ đáp ứng với dịch ở mức độ cao hơn từ ngày 18/4. Theo đó, Ban chỉ đạo phòng chống dịch sẽ họp hàng ngày để cập nhật thông tin tình hình dịch sởi, kịp thời có những điều chỉnh trong chỉ đạo phòng dịch.
Tú Anh
Theo Dantri
Cơn bão bệnh sởi và trách nhiệm của truyền thông
Như vậy đến thời điểm này chúng ta đang ở trung tâm của cơn bão mang tên bệnh sởi. Theo thống báo mới nhất của Bộ Y tế, số người mắc bệnh sởi đã lên đến con số gần 7.000 người, trong đó hầu hết là trẻ em. Con số tử vong cũng đã làm đau lòng người, đã có 111 trẻ tử vong do sởi và do mắc các bệnh khác trên các trẻ mắc sởi. Cả ngành y tế và chính quyền các cấp đang tập trung toàn bộ nhân, vật, lực để chống lại sự lan truyền nhanh đến chóng mặt của bệnh sởi.
Ngân sách đã được tăng cường, đảm bảo đủ cho công tác điều trị các bệnh nhân mắc sởi và biến chứng cũng như đa nhiễm trên bệnh nhân mắc sởi, các bệnh viện vệ tinh đã được triển khai hỗ trợ cho điểm nóng Bệnh viện Nhi TƯ, các máy thở đã triển khai đủ dùng. Quan trọng hơn, chiến dịch tiêm chủng phòng sởi đã được triển khai từ đầu năm và đang được mở rộng trên cả nước với lượng vắc xin đủ cho tất cả trẻ em trong độ tuổi.
Nguyên nhân đợt bùng phát bệnh sởi cũng đã được làm rõ, chủ yếu do gia đình các bệnh nhi bỏ tiêm vắc xin phòng sởi khá nhiều khiến khi có mầm bệnh phát tán, khả năng lây lan nhanh. Thêm nữa, thời tiết phía Bắc đang trong thời điểm giao mùa, nóng, ẩm tạo điều kiện cho các bệnh viêm đường hô hấp phát triển. Với các bệnh nhi đang mắc sởi, khả năng miễn dịch kém đã tạo điều kiện để các bệnh viêm đường hô hấp phát triển làm tăng khả năng tử vong. Thêm nữa, việc tập trung quá đông bệnh nhi mắc sởi cùng các chứng bệnh nguy hiểm vào một nơi như Bệnh viện Nhi TƯ đã tạo ra sự lây nhiễm chéo, làm cho trẻ chỉ mắc sởi đã lại mắc thêm nhiều chứng bệnh khác. Khả năng tử vong càng cao hơn. Với sự nỗ lực của tất cả mọi nguồn lực, hy vọng cơn bão này sẽ sớm tan.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc nhất là truyền thông, đặc biệt trên các trang mạng xã hội, các trang mạng xấu, được sự hỗ trợ của nhiều cây bút có đôi chút thanh danh đã không đồng lòng với cả nước để chống lại sự lây lan của bệnh sởi. Chính các trang mạng này cùng sự cố tình làm xấu thêm tình hình đất nước đã cổ vũ, thậm chí vận động nhân dân không nên cho trẻ đi tiêm vắc xin với lý do tiêm vắc xin có khả năng gây tai biến. Thậm chí còn có ý kiến nghi ngờ chất lượng của vắc xin, mặc dù vắc xin sử dụng ở Việt Nam đã được Tổ chức y tế thế giới cho phép.
Đó là lý do có những con số kinh hồn: cho đến thời điểm này, riêng Hà Nội đã có trên 100.000 trẻ em chưa được tiêm đủ hai mũi vắc xin phòng sởi. Việc chống lại tiêm vắc xin đã rõ, ngay trong đợt chống sự lây lan bệnh sởi lần này, rất lạ, rất nhiều ý kiến trên các trang mạng chĩa mũi dùi vào Bộ Y tế, nhằm làm vô hiệu các cố gắng chống bệnh sởi của tập thể lao động ngành y. Họ ồn ào, yêu cầu công bố dịch mà không quan tâm tới việc công bố dịch không làm cho con vi rút sởi đau thêm chút nào mà quan trọng hơn phải tăng khả năng điều trị bệnh nhân, tuyên truyền để 100% trẻ trong độ tuổi và trẻ chưa tiêm phòng sởi đi tiêm vắc xin.
Tại sao các ý kiến này lại tập trung vào ngành y tế trong khi hàng trăm hàng vạn cán bộ y tế đang ngày đêm đổ hết tâm lực cho sức khỏe con người. Có động cơ chăng? Không khẳng định được như vậy, nhưng có thể khẳng định chắc chắn sự thiếu hiểu biết và quan trọng hơn thiếu trách nhiệm khi muốn phá vỡ hệ thống y tế, hàng rào phòng thủ cho sự sống của nhân dân. Như một ý kiến của một người trên mạng Facebook: Truyền thông cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc cơn bão sởi cuốn đi hàng trăm trẻ em kỳ này. Hãy coi đó là một bài học. Không nên đồng lõa với những kẻ suốt ngày moi móc những sai sót nhỏ, thổi phồng lên, cái gì cũng hằm hè, xiên xẹo nhằm phá hoại đời sống.
Theo ANTD
Số trẻ mắc và tử vong do sởi vẫn tăng Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, trong 2 ngày nghỉ cuối tuần qua, số ca mắc và tử vong do sởi vẫn tiếp tục tăng. Riêng ngày 19-4, cả nước ghi nhận thêm 116 trường hợp mắc sởi và ít nhất 2 trường hợp tử vong liên quan đến dịch bệnh này. Từ ngày 20-4, Trung tâm Y tế dự...